Mua xe ô tô mới cần đặc biệt lưu ý điều này khi lái thử kẻo ‘rước của nợ’ về nhà
Khi mua ô tô ai cũng muốn lái thử để cảm nhận chiếc xe sắp thuộc về mình như thế nào. Tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm sẽ khó có thể lựa chọn được một chiếc xe ưng í.
Khi chọn một mẫu xe ô tô, bên cạnh những yếu tố như kiểu dáng, trang bị ngoại/nội thất hay giá cả, người mua cần chú ý đặc biệt đến khả năng vận hành, mức tiêu thụ nhiên liệu và các tính năng an toàn trên xe. Đây cũng chính là lý do mà khách hàng không thể bỏ qua công đoạn lái thử xe để trải nghiệm và có cảm nhận rõ ràng nhất về hoạt động cũng như tính ứng dụng của mẫu xe đó.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về ô tô, trong quá trình lái thử xe ô tô người mua cần đặc biệt lưu ý những điểm dưới đây để lựa chọn một cách tốt nhất.
Thời gian và địa điểm lái thử xe
Để giúp quá trình lái thử xe ô tô được diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất, người mua nên lái thử vào cuối tuần và tại các địa điểm rộng, có cung đường thẳng dài, nhiều cua rẽ.
Đối với tài mới, hãy lái thử xe vào sáng sớm hoặc đầu giờ chiều ngày cuối tuần bởi vì lúc này giao thông chưa quá đông sẽ có nhiều thời gian để trải nghiệm cũng như không quá áp lực khi điều khiển phương tiện. Đặc biệt, đừng ngại lái thử xe khi trời mưa bởi có thể dễ dàng cảm nhận được ưu nhược điểm của chiếc xe trong điều kiện thời tiết phổ biến ở Việt Nam.
Khi lái thử ô tô cần đặc biệt lưu ý để mua được chiếc xe ưng í
Kiểm tra hoạt động của xe trong quá trình lái thử
Khi lái thử cần chú ý đến khả năng cách âm và chống rung lắc của chiếc xe. Đừng quên tăng tốc và phanh đột ngột để kiểm tra độ nhạy bén của động cơ, hệ thống phanh xe. Đừng chỉ lái thử xe trên các cung đường thẳng, hãy nhớ cua rẽ nhiều lần để thử độ nhạy bén, linh hoạt của vô lăng, sự đầm chắc của hệ thống treo và phạm vi mở góc cua của chiếc xe.
Lái thử nhiều xe để có sự so sánh
Để tậu được xế cưng thật sự ưng ý, đừng quên lái thử ít nhất 2-3 mẫu xe khác nhau để tự bản thân so sánh được những ưu nhược điểm của từng chiếc xe. Sự cẩn thận không bao giờ là thừa, đặc biệt khi nó giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn được chiếc xe phù hợp.
Video đang HOT
Khả năng tăng tốc
Hãy đảm bảo động cơ mang đến khả năng tăng tốc phù hợp khi xe bắt đầu lăn bánh và bạn có thể hòa vào dòng phương tiện trên cao tốc một cách an toàn. Trong quá trình lái thử xe, một trong những lợi ích thực sự của một buổi lái thử là kiểm tra bạn có thích hệ dẫn động hay không. Nếu không thì đó là lúc thay đổi sự lựa chọn của mình hoặc tiếp tục tìm kiếm.
Để ý hệ thống phanh
Phanh có phản ứng nhanh và không đi kèm với cảm giác giật hay không là điều cần quan tâm khi lái thử xe. Hãy cảm nhận khả năng phản ứng của chiếc xe khi nhấn chân phanh trong cả hai trường hợp ấn nhẹ và mạnh. Cảm giác đó phải êm ái và dễ chịu. Không cần phải dùng quá nhiều sức và chiếc xe không dừng quá nhanh hay quá chậm.
Đánh lái và cầm lái
Chiếc xe có phản ứng tốt khi đánh lái nhanh không? Xe có theo đúng làn khi lái thẳng trên đường cao tốc hay cần những điều chỉnh nhỏ và liên tục? Chiếc xe có cho cảm giác thư giãn hay không dễ chịu khi chạy nhanh không? Xe có tương đối “điềm tĩnh” khi chạy trên những mặt đường gồ ghề?
Vì khả năng phản hồi của chiếc xe với các thao tác đánh lái nhanh là yếu tố then chốt để tránh những tình huống khẩn cấp nên việc cảm thấy thoải mái với cách thức phản ứng của xe rất quan trọng. Tất cả những thao tác trên đường phải dễ dàng và có thể kiểm soát được. Hệ thống lái không nên quá nhạy đến mức gây cảm giác chạy quá nhanh hoặc quá chậm chạp đến mức mất nhiều lần quay vô lăng cho một chuyển động.
Độ yên tĩnh
Hãy xem xét động cơ, gió, tiếng ồn trên đường cũng như để ý những tiếng rít và tình trạng rung lắc. Hãy tắt radio và đóng kín cửa sổ trong khi lái để có thể nghe được bất cứ âm thanh khác lạ.
Đa số xe có tiếng ồn ở gầm vấn đề là những âm thanh đó có ở giới hạn mà bạn có thể chịu đựng hay không. Tiếng ồn động cơ phụ thuộc vào chất lượng, kích thước và cấu hình. Những động cơ 4 xy-lanh thường có độ ồn cao nhất trong khi động cơ V6 và V8 thường êm hơn nhiều. Những động cơ cho âm thanh khô và to khi tăng tốc nhanh hoặc chạy ở tốc độ cao dễ trở nên ngày càng khó chịu sau đó.
Tiếng ồn do gió cũng là một yếu tố gây khó chịu, trong đó “thủ phạm” chính là gương chiếu hậu, những loại gương có thiết kế kém sẽ tạo ra tiếng gầm và rít. Ở tốc độ cao, tiếng ồn của gió có thể đến từ nóc xe. Cửa sổ trời hoặc giá chằng đồ trên nóc có thể gây ra tiếng huýt gió.
Độ ồn do lốp thường cao nhất ở những loại lốp thể thao và địa hình trên xe SUV cũng như xe bán tải. Âm thanh đó có thể khiến bạn khó chịu song những khách hàng cần loại lốp trên thường sẵn sàng chấp nhận vấn đề này. Buổi lái thử là cơ hội tốt để xác định độ ồn mà bạn có thể chịu đựợc.
Khả năng quan sát
Đây là vấn đề phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí ghế ngồi, gương và thiết kế phần thân. Lái thử theo kiểu xen kẽ sẽ giúp tài xế nhanh chóng xác định chiếc xe nào có cho khả năng quan sát tốt nhất. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra khả năng quan sát phía sau khi lùi lại.
Lái vào ban đêm
Ban ngày luôn là thời điểm tốt hơn cả để khám phá một chiếc xe. Tuy nhiên, nếu là người kỹ tính cũng có thể thử lái vào ban đêm. Đó là cách duy nhất để kiểm tra khả năng hoạt động của đèn pha, đèn chiếu sáng các nút bấm trên bảng điều khiển và cụm đồng hồ. Làm như vậy, người mua cũng biết được ánh sáng của các thiết bị trong xe có phản chiếu vào kính chắn gió gây khó chịu hay không.
Theo VietQ
Tìm hiểu về hệ thống điện trên ô tô
Hệ thống điện trên ô tô ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của xe, cũng như hàng loạt tính năng giải trí.
Vào thời kỳ phát triển đầu tiên, ô tô sử dụng máy phát điện một chiều và hiện nay được thay thế bằng máy phát điện xoay chiều. Theo các chuyên gia kinh nghiệm về xe hơi, hệ thống điện và điện tử can thiệp vào hầu hết các hoạt động trên xe từ hệ thống đơn giản nhất như khởi động, đánh lửa hay cung cấp điện đến các hệ thống mới nhất vừa được nghiên cứu và ứng dụng gồm: hệ thống phanh hay hệ thống lái...
Dưới đây là một số hệ thống điện và điện tử trên ô tô:
- Hệ thống khởi động
- Hệ thống điều khiển động cơ
- Hệ thống nạp
- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
- Hệ thống điện phụ: gạt nước, nâng kính, khóa cửa, điều khiển từ xa
- Hệ thống điều khiển điều hòa không khí
- Hệ thống phanh điều khiển điện tử
- Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm
- Hệ thống lái điện tử
- Hệ thống định vị toàn cầu GPS
- Hệ thống điều khiển xe
- Hệ thống điều khiển xe Hybrid, v.v...
Một số hệ thống điện và điện tử trên ô tô
Đầu tiên, điện từ bình ắc-quy sẽ đi vào hệ thống đánh lửa trên xe ô tô, nơi mà dòng điện cao áp tạo ra tia lửa điện ở bugi. Tuy nhiên, trước khi điều này xảy ra, sẽ có 01 dòng điện nhỏ được dùng để khởi động động cơ. Lúc này, năng lượng tiêu thụ từ bình ắc-quy được thay thế bằng năng lượng đến từ máy phát điện. Trong trường hợp bình ắc-quy hết điện, máy phát điện có nhiệm vụ lấy sức mạnh động cơ chuyển động năng thành điện năng và chuyển vào bình ắc-quy.
Khi hệ thống điện trên ô tô đi vào hoạt động, nguồn điện được sử dụng để cung cấp cho các thiết bị khác bao gồm: đèn pha, cửa sổ điện, gạt nước, hệ thống điều hòa không khí, các trang thiết bị giải trí, các hệ thống cảm biến (ABS, EPS, ESC, ECMS). Tất cả đều cần năng lượng điện.
Có thể thấy, hệ thống điện ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của xe, cũng như hàng loạt tính năng giải trí. Do đó, hãy thường xuyên chăm sóc và bảo trì hệ thống điện cũng như bình ắc-quy để yên tâm hơn trên mọi hành trình.
Theo VnExpress
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB giúp cảnh báo cho lái xe về một vụ va chạm sắp xảy ra, đồng thời giúp lái xe phanh với một lực tối đa. 1. Chức năng của hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB (Autonomous Emergency Braking) - Giúp cảnh báo cho lái xe về một vụ va chạm sắp xảy ra,...