‘Mua xe Hàn để có thêm trải nghiệm chứ đừng so với xe Nhật’
Tôi không cuồng xe Nhật, cũng chẳng chê xe Hàn nhưng nói chất lượng xe Hàn và xe Nhật như nhau thì có vẻ chưa hiểu về xe.
Thứ nhất, tôi muốn nói về độ ổn định, sự đồng đều về tuổi thọ của linh kiện thì xe Hàn còn ở một khoảng cách khá xa so với xe Nhật.
Thứ hai, xe Nhật, xe Mỹ, xe Đức đều có khả năng phát triển nhiều mẫu xe trên cùng một nền tảng, xe Hàn mới đang học việc trong lĩnh vực này. Dùng chung một nền tảng sẽ cho phép các hãng có nhiều thời gian hơn để thử nghiệm sự ổn định kết cấu, độ an toàn và đánh giá chất lượng. Mỗi xe một nền tảng sẽ tạo ra chi phí R&D cực lớn trong khi giá bán khó mà tăng cao thì đương nhiên chất lượng sẽ có sự đánh đổi.
Thứ ba, xe Hàn đang phát triển rất mạnh, nhưng để bán được ở các thị trường trọng điểm như Mỹ hay châu Âu, xe Hàn thường phải bán giá mềm hơn, trang bị nhiều hơn và đặc biệt là bảo hành 7 năm không giới hạn số km trong khi xe Nhật, Mỹ, Đức chỉ bảo hành 3 năm giới hạn 100.000 miles (khoảng 160.000 km). Điều đó cho thấy xe Hàn tự đặt mình ở vị trí thấp hơn. Chỉ có ở Việt Nam thì xe Hàn mới đặt ngang hàng về giá bán và bảo hành với các hãng khác. Mà dù có bảo hành lâu thì mỗi lần phải đi bảo hành hoặc để xe nằm gara sẽ rất khó chịu.
Thứ tư, tôi ở nước ngoài nhiều năm, ở Đức, Australia, Mỹ tôi quan sát thấy việc một gia đình có 2-3 ôtô giống như Việt Nam có 2-3 xe máy vậy. Tôi cũng có bạn ở nhiều nước khác nhau kể cả người gốc Hàn, gia đình họ có thể có hai xe Nhật hoặc hai xe Đức, hai xe Mỹ, hoặc một xe Nhật một xe Mỹ, hoặc hoặc một xe Nhật, một xe Đức, hoặc hoặc một xe Hàn và xe Đức nhưng chưa thấy gia đình nào có hai xe Hàn cả (có thể có mà tôi chưa gặp).
'Xe Nhật hay Hàn cũng cần bền'
Câu nói "ăn chắc mặc bền" thì hãy mua xe Nhật là dành châm chọc nhau giữa những người thích xe Hàn chê xe Nhật.
Tôi đảm bảo, đã là người tiêu dùng thì ai cũng thích dùng đồ tốt và đồ bền cả. Còn việc dùng bao lâu, hay dùng chán thì bán đi mua đồ mới... thì lại là chuyện khác, nhưng miễn còn sử dụng thì ai cũng muốn phải chọn cho mình đồ tốt nhất, bền nhất có thể. Không có ai muốn mua đồ tốt, đồ sang... mà đang sử dụng thì lúc này trục trặc cái này, lúc khác hỏng hóc cái kia...
Trong "độ bền" đó thì với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì "giá trị quan trọng" với họ cũng khách nhau. Ví dụ, với người ít tiền thì họ cần xe "bền" vì đơn giản họ sợ tốn kém chi phí sửa chửa, chi phí vận hành. Người có tiền thì họ cần "bền" vì thời gian đối với họ quan trọng hơn, họ không muốn việc sử dụng chiếc xe bị gián đoạn khi phải mang đi sửa chữa dù rằng họ chẳng quan trọng lắm về số tiền sửa chữa.
Ngoài ra, chiếc xe bền cũng đóng góp quan trọng vào môi trường cũng như năng lực, trách nhiệm cam kết của nhà sản xuất với khách hàng. Nhiều bạn nói rất "ích kỷ" đó là tôi xài xe 3-5 năm thì tôi bán nên tôi cần gì "xe bền". Đó là suy nghĩ ngắn hạn của các bạn. Chiếc xe không bền thì nó sẽ "thải" ra nhiều thứ hơn cho môi trường.
Hãy lưu ý xe cũ cũng có thị trường của nó. Chiếc xe bền có thể chạy đến 20-30 năm thì cũng vẫn có người sử dụng nhé. Sau 20-30 năm đó mà vẫn còn phụ tùng (khuôn mẫu, công nghệ...) thay thế chứng tỏ nhà sản xuất cam kết về dịch vụ rất tốt cho khách hàng. Đó cũng là giá trị của của các nhà sản xuất lớn.
Tài xế 20 năm kinh nghiệm đánh giá xe Đức, Nhật, Hàn Tôi thuộc thế hệ 7X, là lái xe chuyên nghiệp hơn 20 năm, chạy qua nhiều loại xe của các hãng Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức. Đọc nhiều bài viết khen - chê xe Nhật xe Hàn, tôi cũng muốn tham gia góp ý kiến cá nhân của mình. Tôi nhận xét mang tính khách quan không thiên vị và miệt thị...