Mua xe điện Trung Quốc giá 4.000 USD, khách Ukraine nhận qua đường bưu điện
Mới đây, cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiêu khi Trung Quốc giao xe cho khách tận Ukraine bằng đường bưu điện thông thường.
Cụ thể, một người dân ở Ukraine thích thú với mẫu xe ô tô điện của Trung Quốc – Fulu Mk1. Chiếc xe này tuy nhỏ nhưng vẫn có thể chứa được 4 người ngồi. Chiếc Fulu Mk1 chỉ có chiều dài – 2450 mm, chiều rộng – 1230 mm, chiều cao – 1550 mm, khối lượng – 435 kg.
Do đó, khách hàng này đã đặt mua qua mạng và được phía Trung Quốc đồng ý giao hàng như cam kết. Sau đó, hình ảnh “đập thùng” chiếc xe ô tô điện hiệu Fulu ở thủ đô Kiev trở thành hiện thực chứ không hề hư danh như những gì dân mạng bàn tán xôn xao.
Mẫu xe điện Trung Quốc đang được khách Ukraine lùng sục
Video đang HOT
Quá tò mò, cư dân mạng Ukraine đã nhanh chóng tìm ra thông tin về chiếc xe điện – nó có giá 109.999 griven (đơn vị tiền tệ của Ukraine), tức là chưa tới 4000 đô la Mỹ (khoảng 93 triệu VNĐ) và được giao tới người mua bằng đường bưu điện như bưu phẩm thông thường.
Do chiếc xe điện Fulu Mk1 được sản xuất tại Trung Quốc và giao hàng đi từ đó nên không rõ phải mất bao lâu thì nó mới đến được tay người mua ở Kiev. Được biết, chiếc Fulu Mk1 này có thể chạy với tốc độ tối đa là 45km/h và đi được khoảng 120 km cho mỗi lần sạc.
Theo ngoisao.vn
Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm cần làm thủ tục gì?
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 2.22018, tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm (trừ một số nhóm thực phẩm đặc biệt).
Ngày 02/02/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm được xây dựng theo hướng tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm (ngoại trừ các sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định phải thực hiện đăng ký công bố đúng theo quy định).
Ảnh minh họa
Việc thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm là một phương thức quản lý mang tính đổi mới, chuyển từ hình thức tiền kiểm sang hậu kiểm và nâng cao tính trách nhiệm, đạo đức của tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm. Thủ tục đơn giản hơn, phương thức tiếp nhận cũng linh động hơn (nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện), thời gian xử lý hồ sơ rút ngắn đã góp phần tạo tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nhanh chóng, đầy đủ các hồ sơ công bố cho các sản phẩm.
Tuy nhiên, để thực hiện tự công bố cho các sản phẩm là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
-Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
- Sau đó tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Ban Quản lý An toàn thực phẩm và Ban sẽ đăng tải thông tin về tên cơ sở, tên sản phẩm và ngày tiếp nhận trên trang thông tin điện tử của Ban nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cũng như cho người tiêu dùng được biết.
Tổ chức, cá nhân cần xác định đúng về đối tượng sản phẩm tự công bố cũng như thực hiện đúng quy định về biểu mẫu, bên cạnh đó phiếu kiểm nghiệm phải kiểm đủ các chỉ tiêu an toàn và thể hiện đúng tên cơ sở, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố cũng như đúng tên sản phẩm so với tên sản phẩm trên bản tự công bố.
Trước đó, ông Trần Văn Châu - Trưởng phòng Công tác Thanh tra (Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế) cho biết, Nghị định 15 đã cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và giao quyền tự công bố chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về công bố của mình. Trong quá trình hậu kiểm, nếu cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm có chất lượng không đúng như công bố thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nặng, bị thu hồi sản phẩm, bị buộc phải tiêu hủy sản phẩm và nặng hơn là sẽ bị thu hồi giấy phép sản xuất.
Theo Danviet
Hà Nội: Vỏ dừa từ trên chung cư rơi xuống khiến một ô tô vỡ tan kính trước Sự việc xảy ra ngày 29/09, tai một chung cư ở Trần Bình, Cầu Giấy, Hà Nội rồi được đăng tải lên MXH hôm nay 1/10. Chuyện cư dân ném nhiều thứ linh tinh, từ cái bông tai, tóc rụng, túi bóng đến giấy vụ, tàn thuốc lá... xuống sảnh thỉnh thoảng vẫn diễn ra ở một số chung cư. Thế nhưng, đôi...