Mua xe bán tải – Xu hướng ngày càng nở rộ
Pick-up là dòng xe đa dụng, biểu tượng của sự tự do theo kiểu “cow boy” nam tính, phong trần. Trong những năm gần đây, pick-up ngày càng trở nên phổ biến ở thị trường Châu Á-Thái Bình Dương. Tại nước láng giềng Thái Lan, đây là dòng xe bán chạy nhất, chiếm gần một nửa số lượng xe hơi cá nhân lưu thông trên đường; và thực tế cho thấy, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Vì sao người Việt ngày càng chuộng xe bán tải?
Trong năm 2014, dòng xe pick-up tại Việt Nam có mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng: 168%. Ngoài các tên tuổi đã quen thuộc với người tiêu dùng nhiều năm nay như Toyota với Hilux, Mitsubishi với Triton, Ford với Ranger, các hãng xe khác như Nissan, Mazda và mới đây là Chevrolet cũng đang chạy đua để bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới.
Có nhiều lý do lý giải sự tăng trưởng ấn tượng của dòng xe pick-up ở Việt Nam trong năm qua: giá hợp lý, đa dụng, dễ chăm sóc… Tuy nhiên, các đặc tính ưu việt của dòng xe này vốn vẫn có từ khi mới ra đời, vậy tại sao chỉ gần đây người dùng mới đánh giá cao và lựa chọn? Theo ý kiến chủ quan của người viết, lý do chính là bởi người tiêu dùng Việt Nam giờ đây đã “được quyền” mua chiếc xe thực sự cho mình. Ngày càng nhiều người có đủ năng lực tài chính và kiến thức để chọn xe thật sự phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế, không bị chi phối nhiều bởi yếu tố hình thức như trước.
Hiện tại thuế thuế nhập khẩu xe pick-up từ Asean về Việt Nam là 5%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 15% và lệ phí trước bạ được tính như xe tải 2%. Vì vậy so sánh với các mẫu xe sedan, MPV hay SUV… thì pick-up đang có lợi thế lớn về chính sách.
Mitsubishi Triton – Ứng viên nổi bật trong thị trường xe pick-up.
Ví dụ, với khoảng chưa tới 700 triệu đồng, người tiêu dùng đã có thể sở hữu một chiếc Mitsubishi Triton dẫn động bốn bánh có thể di chuyển trên mọi địa hình, phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại, kinh doanh, du lịch, thậm chí cho cả niềm đam mê off-road; kinh tế hơn rất nhiều khi so sánh với một chiếc SUV dẫn động bốn bánh cùng công năng, chưa kể thêm một khoang chở hàng cực kỳ đắc dụng.
Mua xe bán tải ở Việt Nam cần chú ý gì?
Video đang HOT
Trên thế giới, xe bán tải có khá nhiều lựa chọn, các mẫu xe này chủ yếu mang thương hiệu và thiết kế khác nhau, còn cấu hình khá tương đồng. Pick-up chủ yếu phân biệt loại cabin đơn (hai cửa) và cabin đôi, hay còn được gọi là cabin kép với hai hàng ghế ngồi có cửa riêng. Chúng còn được phân biệt qua khoảng sáng gầm xe, loại gầm thấp chủ yếu dùng cho nhu cầu vận chuyển trong thành phố, và loại gầm cao đi mọi địa hình.
Tại Việt Nam, toàn bộ các mẫu pick-up được chính hãng chào bán thuộc phân khúc cỡ nhỏ, động cơ chủ yếu là máy dầu dung tích trong khoảng 2.5L-3.0L, kết cấu thân xe dạng cabin kép (double cab), gầm cao (high-rise), có thêm các tùy chọn dẫn động 4×2 / 4×4 và hộp số tự động hoặc số sàn. Như vậy để thấy, nếu người dùng Việt đã chọn dòng pick-up thì cũng không quá bị ngợp khi phải chọn lựa mẫu mã xe phù hợp với điều kiện vận hành tại Việt Nam bởi các nhà sản xuất đã “làm hộ” ta. Việc chính còn lại là chọn kiểu thiết kế ưu thích, so sánh giá cả, lựa chọn dịch vụ bảo hành, hậu mãi cũng như các gói phụ kiện nâng cấp tương thích.
Thương hiệu bán tải nào được người Việt ưa chuộng?
Tại Việt Nam, các mẫu pick-up đến từ Nhật chiếm đa số với các đại diện như Triton của Mitsubishi, Isuzu D-max, Mazda BT-50, Toyota Hilux, Nissan Navara. Từ Mỹ có Ford Ranger và mới đây xuất hiện thêm Chevrolet Colorado. Như trên đã nói, các mẫu xe này đều có kích thước và tính năng khá tương đồng, tuy nhiên mỗi mẫu đều có một số nét nổi trội riêng.
Thiết kế khác biệt khiến Triton nổi bật trong dòng xe pick-up và làm cho cả những người trước nay vốn nghĩ pick-up là một dòng xe “cục mịch” cũng phải để ý.
Chẳng hạn, Misubishi Triton được coi là mẫu pick-up có thiết kế ấn tượng nhất, không mang phong cách gồ ghề, gân guốc của xe bán tải kiểu Mỹ mà sở hữu vóc dáng trẻ trung, hài hòa đặc trưng. Nội thất của xe cũng được trau chuốt hơn, nhằm xóa đi cảm giác của một chiếc xe thương mại, khiến xe gần hơn với dòng xe SUV.
Đặc biệt, ưu điểm được người tiêu dùng đánh giá cao nhất và cũng là lợi thế cạnh tranh nổi trội nhất của Triton chính là hàng ghế sau rộng rãi nhất và thiết kế độ nghiêng lưng ghế hợp lý nhất trong phân khúc xe bán tải, đem lại tiện ích tối đa cho người dùng, khiến chiếc xe trở nên thích hợp cả với nhu cầu sử dụng hàng ngày của cả gia đình, bên cạnh khả năng chở hàng vốn là thế mạnh của pick-up.
Mitsubishi Triton có nhiều phiên bản, sử dụng hệ thống truyền động 2 cầu mang tên 4WD Easy Select cho phép chuyển chế độ gài cầu ngay trong khi đang vận hành ở tốc độ cao tới 100km/h với khả năng hoạt động ổn định, bền bỉ.
Tính năng này được đánh giá là rất đắc dụng khi ở Việt Nam, người lái thường xuyên phải chạy trên các cung đường có bề mặt khác nhau cũng như luôn gặp sự thay đổi bất thường của thời tiết. Đặc biệt, với sự “nở rộ” của các con đường cao tốc mới khắp trong Nam ngoài Bắc trong thời gian qua và cả sắp tới đây, người dùng sẽ có nhiều cơ hội đánh giá các tính năng ưu việt của Mitsubishi Triton.
Cùng với thiết kế nổi trội, Triton có mặt ở Việt Nam với nhiều tùy chọn động cơ và hộp số, được chào bán với mức giá cạnh tranh thuộc loại nhất trong phân khúc nên đã tạo nên tên tuổi và giúp mẫu xe này chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nhiều năm qua.
Minh Hoàng
Theo Dantri
Phương Tây đã thất bại trong việc tìm kiếm một vai trò có tính xây dựng cho Matxcơva
Theo tờ Financial Times, ông Robert Hunter, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quan hệ Xuyên Đại Tây Dương và là cựu Đại sứ Mỹ tại NATO từ năm 1993-1998, cho rằng châu Âu cần một chiến lược được xây dựng từ sự hiểu biết về quá khứ của nước Nga.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP)
Thỏa thuận ngừng bắn Minsk vào trung tuần tháng hai cùng lắm chỉ là kết cuộc cho một sự khởi đầu và thậm chí có thể không được như vậy. Việc thâu tóm Crimea của Vladimir Putin, nỗ lực của ông ta nhằm gây bất ổn trên toàn bộ đất nước Ukraine, và mối đe dọa của ông đối với các nước khác xung quanh Nga là những câu trả lời mới nhất của ông cho câu hỏi: phương Tây nên hòa giải thế nào với những tàn dư của đế chế Xô Viết.
Những câu trả lời của Putin đúng là phải bị bác bỏ. Song sự đáp trả của phương Tây bằng trừng phạt, có thể cả bằng vũ khí sát thương cho Kiev, chỉ là chiến thuật thuần túy. Chúng ta cần một chiến lược.
Câu trả lời của ông George HW Bush đối với câu đố Nga là phải tạo ra một "châu Âu nhất thể tự do và hòa bình", bao gồm tất cả mọi người. Ông ta tìm cách tránh lặp lại ở Nga sự sỉ nhục của Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất, là nguyên nhân đã dẫn đến chủ nghĩa phục thù của những năm 1930.
Bill Clinton tiếp tục theo hướng này. Thỏa thuận thành lập Hội đồng chung NATO-Nga đã chấp nhận những giới hạn về việc triển khai lực lượng đến trung tâm châu Âu. Ukraine sẽ được hưởng lợi từ sự hợp tác với phương Tây, nhưng vị trí của nó sẽ không được xác định dứt điểm trước khi có một nỗ lực tạo cho Nga có một vị trí thích hợp trong hệ thống an ninh châu Âu. Phương Tây, và sau đó là ông Putin, đã không quan tâm đến việc tìm kiếm vị trí đó.
Không gì có thể bào chữa được cho sự vi phạm của ông Putin đối với các điều ước quốc tế đề cao sự bất khả xâm phạm của các đường biên giới và đảm bảo an ninh cho các nước láng giềng của Nga, trong đó có Ukraine. Nhưng chúng ta không thể xây dựng một chiến lược mà không hiểu gì về quá khứ.
Trong khi Matxcơva chưa sẵn sàng hợp tác, thì phương Tây (và đặc biệt là Mỹ) đã lợi dụng sự suy yếu của nước Nga để trục lợi. Năm 2002, Washington đơn phương hủy bỏ hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, một hiệp ước đã trao cho Matxcơva một vị thế có tính tâm lý ngang bằng với Washington ngay cả sau khi nó bị thua trong chiến tranh lạnh. Quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở trung tâm châu Âu đã vi phạm tinh thần nếu không nói là lời văn của cam kết không đưa các lực lượng quân sự tới đó của NATO.
NATO đã mở rộng, bao gồm các quốc gia vùng Baltic và các quốc gia khác, làm cho nước Nga có cảm giác bị bao vây. Rồi năm 2008, NATO tuyên bố rằng Ukraine và Gruzia "sẽ trở thành thành viên" của mình. Khi Tổng thống lúc đó của Gruzia, Mikheil Saakashvili làm phép thử đối với cam kết đó vào năm 2008, ông Putin đáp trả, đưa quân vào lãnh thổ Gruzia. Không có đồng minh NATO nào giúp Gruzia tự vệ. Những bài học ông Putin học được ở đó có thể phần nào giải thích cho những gì ông đã làm ở Ukraine.
Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để cải tác lại châu Âu theo cách bảo tồn được NATO và tất cả các cam kết của nó, mở rộng các lợi ích kinh tế của việc tham gia EU, để ông Putin tôn trọng các đường biên giới quốc tế, thúc đẩy một tương lai tích cực cho Ukraine, và tạo cho Nga có một vai trò có cam kết và được tôn trọng. Hiện vẫn tồn tại những ý tưởng này; thậm chí ông Dmitry Medvedev, lúc đang là Tổng thống Nga, đã đưa ra các đề xuất vào tháng Sáu năm 2008 (chúng đã bị phớt lờ hoàn toàn). Cuối cùng, vấn đề đó có thể không thể trở thành hiện thực.
Không giải quyết được vấn đề này sẽ phải trả các giá đắt. Nó có nghĩa là một sự cô lập lâu dài đối với nước Nga, thêm xung đột và đau khổ cho người dân Ukraine và tiếp tục bất ổn đối với phần còn lại của châu Âu. Đối với Mỹ, nó có thể có nghĩa là dấu chấm hết đối với sự hợp tác có giá trị với Nga về các vấn đề như chương trình hạt nhân của Iran và phải hoãn lại những nhiệm vụ quan trọng khác trên khắp thế giới. Và một tình trạng đối đầu thường trực không thể tốt đối với bất cứ quốc gia nào.
Vai trò lãnh đạo của Mỹ là cần thiết ở châu Âu. Ông Putin không coi trọng các cam kết của các nhà lãnh đạo châu Âu. Mỹ, "ngang cơ" với Nga từ thời chiến tranh lạnh, là đối tác đối thoại ngoại giao duy nhất mà Nga coi trọng. Các đồng minh cũng mong đợi sự tham gia sâu hơn của Mỹ. Họ đã gửi quân tới Afghanistan chỉ vì một lý do bao trùm: để Mỹ sẽ ở lại châu Âu và đối phó với Nga, bởi vì chỉ có Mỹ mới có thể làm được. Vì lợi ích của chính Mỹ và của châu Âu, Mỹ cần phải tôn trọng phần đóng góp của mình trong giao kèo này./.
Theo Thúy Hạnh (lược dịch)
Thế giới và Việt Nam
Malaysia lên kế hoạch gìn giữ hòa bình cho Biển Đông Malaysia đã khuyến khích các nước láng giềng thiết lập các căn cứ ở Biển Đông bằng cách chuyển đổi các giàn khoan dầu bỏ hoang thành tiền đồn quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia. The Wall Street Journal ngày 18/3 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia hôm 17/3 cho biết, một lực lượng gìn giữ hòa bình chung mới sẽ...