Mùa World Cup, tôi không thể nguôi nỗi đau ôm con thơ dại ra đường tìm chỗ ở
Cứ 4 năm một lần, người ta ngóng chờ các trận cầu đỉnh cao với sự hân hoan, hào hứng. Nhưng riêng với tôi, mỗi mùa World Cup là mỗi lần nỗi đau ùa về, ám ảnh khôn nguôi.
ảnh minh họa
Tôi có người chồng ham mê thể thao, thích những hoạt động ngoài trời. Tất nhiên, trong rất nhiều bộ môn thể thao, không thể thiếu bóng đá, môn “vua” trong lòng anh và trong lòng rất nhiều người khác. Chúng tôi yêu nhau và kết hôn năm 2000, một năm sau đó, tôi có con gái đầu lòng. Mọi thứ cứ bình yên trôi qua, cho đến khi World Cup 2014 diễn ra.
Trước đó, tôi biết rõ anh mê banh bóng, bởi mỗi tuần có 7 ngày thì anh đi đá bóng với hội bạn mất 3, 4 ngày. Biết đây là hoạt động tốt cho sức khỏe, nên tôi chẳng bao giờ cản. Có những hôm mệt, sốt, con cái bệnh nhưng anh vẫn đi theo đam mê của mình. Tôi tôn trọng sở thích của chồng, vì thế tôi tự lo cho con cái, tự lo cho mình để anh vui vầy bên chiến hữu.
Mùa World Cup năm 2014 ấy, tôi về bên ngoại chăm mẹ ốm nặng. Cả bé con tôi cũng phải mang về quê. Chỉ còn anh ở nhà, trước khi đi, tôi dặn dò anh lo cửa nẻo các thứ cẩn thận vì mùa này rất dễ xảy ra trộm cắp.
Về chăm mẹ được một tuần thì tôi trở lại Sài Gòn. Vừa mở cửa nhà, tôi tá hỏa khi thấy nhà không khác gì cái ổ chuột, cứ tưởng có người vào ăn trộm, lục lọi gì, tôi sợ hãi gọi cho anh. Nhưng cuối cùng, nguyên nhân là do anh dẫn bạn về, tụ tập ngồi xem bóng đá chung, rồi những cuộc nhậu nhẹt, chơi bời diễn ra trong chính nhà tôi, chẳng ai thèm dọn dẹp. Nhà không khác gì đống rác. Tôi giận lắm, nhưng cố kiềm lại. Còn anh, anh chuyển “địa bàn” xem World Cup qua quán cà phê – nơi mà luôn kín khách những mùa banh bóng.
Thời gian ấy, tôi vì quá bận rộn mà chẳng để ý đến anh. Tôi đâu có biết rằng anh nướng sạch tiền vào cá độ bóng đá. Những trận bóng lớn nhỏ trước đây anh cũng tham gia cá độ, nhưng vì dùng quỹ đen mà tôi không biết. Còn mùa đấu lớn này, anh bắt đầu thể hiện thói đỏ đen, may rủi của mình. Anh cắm toàn bộ tiền tiết kiệm, xe cộ và cả giấy tờ nhà vào các trận bán kết, chung kết.
Video đang HOT
Tôi vẫn còn nhớ cái đêm chung kết ấy, mưa gió tầm tã, anh thì say bét nhè. Vừa về đến nhà, anh đã lẩm bẩm: “Mất, mất hết rồi!”.
Tôi còn chẳng thèm chú ý đến những lời anh nói, căn bản vì tôi đã quá mệt mỏi với anh và cả những chuyện xảy ra gần đây. Nghĩ thế nên tôi ôm con vào phòng ngủ. Một tuần sau trận chung kết Đức thắng Argentina ấy, có người đến nơi ở của chúng tôi để xiết nhà.
Mới sáng bảnh mắt, tôi còn định dắt con đi công viên chơi, còn định rủ anh mua thêm cái gì ngon ngon về nấu. Vậy mà chưa kịp làm gì thì đã có một nhóm người yêu cầu chúng tôi ra khỏi nhà. Họ nói anh đã cắm giấy tờ hết cho họ ngay trận chung kết ấy. Tôi bàng hoàng, choáng váng. Tôi nhìn anh ngỡ ngàng, còn anh thì câm lặng. Khỏi cần hỏi, tôi cũng biết cái cúi đầu của anh là sự thừa nhận rõ ràng nhất.
Họ cho chúng tôi thêm 3 ngày để thu dọn ra khỏi nhà. Chẳng cần đến ba ngày đâu, bởi vì tôi làm gì còn thứ gì khác ngoài đứa con bé bỏng. Lúc họ ra khỏi nhà rồi, tôi giận dữ cào thét, chửi rủa anh, còn anh thì đứng như tượng đá. Cả ngày hôm ấy, gia đình tôi sống trong cảnh một cuộc chiến, con khóc, tôi chẳng thiết tha cơm nước, ăn uống, tương lai gì nữa. Đến tối muộn, cảm thấy không thể tha thứ cho chồng, tôi dọn đồ, mang con ra khỏi nhà, nhưng anh níu lại, quỳ mọp xuống chân tôi cầu xin.
Nỗi thất vọng trào dâng, nhưng tôi cũng không thể dứt áo ra đi như vậy. Tối hôm ấy, con tôi ngủ mơ màng trong tiếng rấm rứt, tiếng thút thít của mẹ nó. Anh thức suốt đêm đốt thuốc. Ba ngày đó, tôi như người điên, đồ đạc cũng chẳng muốn dọn, mặt anh tôi cũng chẳng muốn nhìn.
Ảnh: Internet
Ngày cuối cùng, họ đến đòi nhà, tối hôm ấy tôi ôm con ra đường, chỉ với một cái túi nhỏ trên tay. Con còn quá nhỏ, bé chỉ đòi về nhà. Tôi không biết đi đâu về đâu khi mà không người thân thích, không dám về quê, không biết phải làm sao.
Mãi đến 10h đêm hôm ấy, tôi mới dám gọi điện thoại cho một người bạn, xin ở nhờ vài hôm. Rồi tôi tìm phòng trọ, hai mẹ con tự ra ở riêng. Bây giờ đã 4 năm trôi qua, tôi vẫn chưa có một ngôi nhà đàng hoàng, chồng tôi đã xin lỗi và tôi cũng đã tha thứ. Chúng tôi dành một khoản tiết kiệm nhỏ, nhưng những năm qua, bóng đá với tôi vẫn là nỗi ám ảnh. Tôi biết anh hối hận, biết mình không thể quên, nhưng cũng nhắm mắt để mà sống tiếp.
Lại một mùa World Cup nữa lại về, tôi ám ảnh, lo sợ anh lại như mọi lần. Năm nay, liệu có người phụ nữ nào phải ra đường như tôi?
Theo Phununews
Con vào viện tâm thần vì cha mẹ nói xấu nhau
Cha mẹ xích mích, ly hôn xong lại đẩy mẫu thuẫn ấy cho con cái gánh chịu khiến lũ trẻ con phải khốn khổ trong mớ bòng bong tới mức phát điên.
Minh họa nguồn internet
Bênh cha, coi mẹ như kẻ thù
Bi kịch ấy xảy ra trong gia đình anh Dương Hải và chị Lê Thị Liêm ở Phú Thọ. Vì miếng cơm, manh áo hàng ngày và mâu thuẫn về lối sống, anh Hải và chị Liêm luôn sống trong cảnh "cơm sượng, canh nát". Họ không ngần ngại chửi bới, mạt sát nhau trước mặt hai đứa con đang tuổi lớn. Không muốn bị thua cuộc trong những lần "khẩu chiến", cả hai ra sức nói xấu và lôi kéo các con về phía mình.Một lần, hai lần rồi rất nhiều lần như thế, hai anh em Dương Công Lý và Dương Xuân Xuyên phải sống trong cảnh đứa bênh bố, đứa bênh mẹ. Gia đình họ chia thành hai phe.
Mỗi khi xung đột xảy ra, thay vì khuyên can, Lý và Xuyên nhảy bổ vào cuộc chiến "quân ta" chửi "quân mình".Xuyên bênh mẹ, Lý bênh bố, chúng không từ lời nói hỗn hào, độc địa nào đối phó với người sinh thành ra mình để giành phần thắng. "Được" hai con "cổ vũ", vợ chồng họ thi nhau đập phá tài sản, đánh đập nhau khiến mâu thuẫn gia đình ngày càng trầm trọng. Không sống cùng được trong cảnh đó, họ ly thân nhưng vẫn chung nhau mảnh ruộng.Ngỡ không sống cùng nhau thì chuyện cãi vã sẽ biến mất, ai ngờ mối thù hằn của đôi vợ chồng ấy không dứt, kéo theo hai đứa con chẳng coi bố mẹ ra gì. Một buổi chiều, Lý đi xát gạo, thấy mẹ đang hái rau, Lý dừng xe hất hàm, quát: "Bà dám hái rau trên ruộng của bố con tôi à? Có nhanh mà biến không, nếu không đừng trách thằng này!".Thấy con trai dám quát, dọa nạt mình, chị Liêm tức giận chửi con loạn cả xóm làng. Mọi người đang gặt gần đó vội ngăn và đẩy Lý đi.
Một mình uất ức về nhà, chị Liêm vội kể với con trai út: "Thằng Lý láo toét quá, dám chửi mẹ, mày phải trả thù cho mẹ!".Nghe vậy, Xuyên lôi mẹ sang nhà bố. Thấy mẹ và em sang, Lý nhổ nước bọt. Thấy vậy, chị Liêm lấy đòn gánh ra đánh. Lý tránh được, đánh lại mẹ mình. Chị Liêm choáng váng, ngất xỉu. Lý còn định đánh người em trai thì mọi người chạy đến kịp can ngăn. Chị Liêm được hàng xóm chở đi cấp cứu.Trong lúc đó, thấy anh Hải đi làm về, Lý mách: "Mẹ con chúng nó kéo tới bắt nạt con". Anh Hải tức giận lôi con trai sang nhà chị Liêm để xử "mẹ con chúng". Nhà không có ai, Lý và bố đập phá tài sản của chị Liêm "cho bõ tức".Lặng lẽ ngồi khóc tại phiên tòa, anh Hải và chị Liêm mãi không bao giờ tha thứ cho mình khi chứng kiến con trai Dương Công Lý bị Tòa án xử phạt 3 năm tù vì tội "Cố ý gây thương tích" cho mẹ của mình với tỷ lệ thương tật là 13%.
V ào bệnh viện tâm thần vì... lời thủ thỉ của cha mẹ
Cùng bi kịch "lôi bè, kéo cánh" ấy còn có gia đình Nguyễn Thành Tích (SN 1972) và Lủ Vương Mơ (SN 1974) ở Bắc Kạn. Không sống được với nhau, cả hai giành việc nuôi con. Tuy Tòa phán xử bé Thảo được quyền ở với mẹ nhưng Tích không nghe, cho rằng Mơ không đủ tư cách nuôi dạy con. Hàng ngày, Tích đến nhà vợ cũ, không quên đem theo cuốn sổ nợ mà Mơ chơi cờ bạc.Mơ phát hiện và can ngăn thì bị Tích dọa đánh và nói: "Để con bé biết rõ bộ mặt của mày!". Tích "nhồi nhét" chuyện Mơ bỏ đi cờ bạc, lô đề tối ngày vào tai bé Thảo, mong cô bé "hiểu" và về sống với mình.Cũng không vừa, đêm đêm Mơ rủ rỉ kể cho con nghe về sự bất tài, lỗ mãng, trăng hoa của Tích.
Từ thái độ yêu thương, kính trọng bố mẹ, Thảo tỏ ra hằn học với cả hai bậc sinh thành của mình. Cô bé mới 9 tuổi luôn sống trong căng thẳng, đau đớn khi phải nghe những chuyện "tày đình" của người lớn.Học hành sa sút, sức khỏe suy sụp, Thảo mắc chứng hoang tưởng. Cô bé cười, khóc trong vô thức. Giờ đây, ngôi nhà của bé Thảo là bệnh viện tâm thần.
Ám ảnh khôn nguôi
Cách đây không lâu, nhà văn người Mỹ Marina Sbrochi chuyên viết về đề tài biến cố gia đình đã dành 3 năm để gần gũi và lắng nghe tâm sự của những người con từng là nạn nhân của những trò "kết bè, kéo cánh" xúi giục "quân ta" đánh "quân mình" của các ông bố, bà mẹ.Và nhà văn này nhận thấy, việc người bố hoặc người mẹ liên tục nói xấu về vợ/chồng của mình sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển nhận thức của con cái. Những lời nói không hay về vợ/chồng nếu liên tục lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới tâm trí trẻ thơ, trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi ngay cả khi các em đã trở thành những người trưởng thành.
Còn theo nhà tâm lý An Nhiên - chuyên gia tâm lý của Trung tâm Tâm lý Gia đình Hà Nội, khi bố mẹ bất hòa hoặc ly hôn, chắc chắn con trẻ sẽ không tránh khỏi sự buồn tủi, mặc cảm và xấu hổ với bạn bè. Nếu cộng thêm vào đó chúng phải hứng chịu "cơn bão" ngôn từ nói xấu từ bố mẹ nữa thì bi kịch là điều khó tránh khỏi. Có rất nhiều trẻ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, căng thẳng và thiếu tự tin, dẫn tới dẽ bị sa vào các tệ nạn xã hội."
Nếu không duy trì được mối quan hệ tốt khi còn là vợ chồng hoặc sau ly hôn, thì ít nhất bạn cũng phải là người bố, mẹ tốt để giúp con vững bước trong tương lai, chứ đừng chỉ vì lòng ích kỷ, nhẫn tâm và kém hiểu biết mà giáng những tấn bi kịch lên đầu chính những đứa con thơ dại, yêu quý của mình" - nhà tâm lý An Nhiên khuyên.
Nguồn: Baophapluat.vn
Chồng kéo bạn về nhà xem World Cup, vợ khốn khổ dọn "tàn dư" Tất cả cơ sự cũng chỉ vì cái mùa WC của các ông chồng mà ra. Vốn biết chồng ham mê bóng đá, nhưng chưa bao giờ Lan hình dung ra được những ngày chồng ăn - ngủ - nghỉ đều dính tới bóng đá lại khiến cô khổ sở đến vậy. Cưới nhau được 4 năm, năm nay là lần đầu tiên...