Mùa World Cup: Công chức sẽ sao lãng công việc?
Mùa World Cup 2014 với những trận đấu cuốn hút khiến nhiều người lo ngại tình trạng công chức, viên chức ban đêm xem bóng đá, ban ngày nam thì ngủ gật, nữ thì đi mua sắm… bắt người dân phải đợi chờ lâu khi đến làm việc.
“Người lười hay ngụy biện”
Ông Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, dự đoán vào mùa World Cup, hiện tượng công chức, viên chức (CC-VC) quan liêu, bắt dân đợi chờ khi đến làm việc diễn ra khá nhiều. Những CC-VC này thường ngủ gật hoặc ngồi tán chuyện về đội bóng này kia trong giờ làm việc khiến người dân phải phàn nàn.
UBND Hà Nội mới ra quy chế cấm công chức khối văn phòng chửi bậy, nói tiếng lóng, chơi game… trong giờ làm việc. Trước đó, Bộ Nội vụ cũng có dự thảo chỉ thị nghiêm cấm CC-VC uống rượu bia trong giờ hành chính, không uống cà phê, la cà quán xá, chơi trò chơi điện tử, xem video trong giờ làm việc…
Những người này thường lạm dụng giờ công để ngủ hoặc làm việc riêng, sao lãng phục vụ dân. “Người lười thường hay ngụy biện. Nhiều anh xin khoảng 2 tiếng để đi làm việc nhưng nhiều khi chỉ cần nửa tiếng. Và thời gian còn lại làm việc riêng. Họ lập luận công việc đã xong và thời gian còn lại là quyền của họ”, ông Khiển nói.
Ông Khiển nêu quan điểm, đã là công chức, không được lấy lý do gì để sao lãng công vụ. Người nào để người dân phàn nàn mà có chứng cứ thì phải bị trừ lương trong ngày đó. Nếu tái phạm nhiều lần có thể cho tạm dừng công việc trong 1 tháng. World Cup cứ đến hẹn lại lên mà năm nào cũng khiến người dân phàn nàn thì không hay. Đã đến lúc phải có chế tài, kỷ luật nhẹ là phê bình, khiển trách, nặng thì trừ lương, lặp đi lặp lại nhiều lần phải cho nghỉ cả tháng không lương.
Để thực hiện được việc này, ông Khiển cho rằng cần có văn bản rõ ràng, chi tiết. Văn bản này sẽ lượng hóa hành vi, quy định thế nào là vi phạm và có chế tài tương đương xử phạt khuyết điểm đó.
“Từ trước tới nay cũng đã có quá nhiều quy định nhưng đều chung chung cả”, ông Khiển nói.
Video đang HOT
Không khí rộn ràng xem World Cup ở các quán bar trên phố Tây (đường Bùi Viện, Quận 1, TP.HCM)
Làm gì cũng phải thực hiện nghiêm luật
Ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết, dù không phải tất cả nhưng vẫn có những CC-VC quá mải mê xem bóng đá nên ảnh hưởng tới công việc. Trách nhiệm của CC-VC là làm việc phải đảm bảo thời gian, hiệu quả công việc. Vì sự kiện World Cup mà thức hết đêm này tới đêm khác, rồi để ảnh hưởng tới thời gian lao động thì không được phép. Tới cơ quan ngủ gật hoặc làm việc riêng là vi phạm kỷ luật, sẽ bị xử lý theo Luật Lao động và quy chế của từng cơ quan. Mỗi cơ quan cần khuyến cáo, xem xét có những lời khuyên để đảm bảo cán bộ xem bóng đá như thế nào cho phù hợp.
“Anh muốn làm gì thì làm, phải thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, kỷ luật công chức là làm việc đầy đủ giờ, hiệu quả, chất lượng”, ông Long nói.
Hà Nội từng ra nhiều quy định thu hút sự chú ý của dư luận như: cấm công chức đi lễ trong giờ làm việc, cấm bia rượu… Về việc này, ông Long nói rằng, trước đây có tình trạng xe công đi lễ trong giờ làm việc, hiện giờ gần như không có hiện tượng đó nữa. Trước đây, khi đoàn đi kiểm tra có gặp nhiều CC-VC ở các lễ hội. Tuy nhiên, giờ hầu như không còn. Việc xem bóng đá có thể khiến một số CC-VC ảnh hưởng tới công việc nhưng không nhiều tới mức phải đưa ra quy chế.
Trả lời câu hỏi có bao giờ ông xem bóng đá quá đà vào ban đêm rồi ảnh hưởng đến công việc ngày hôm sau, ông Long cười và trả lời rằng, trước đây ông cũng xem bóng đá ban đêm. Tuy nhiên, ông luôn lượng sức mình để không ảnh hưởng tới hôm sau.
“Trước đây sức khỏe tốt, mình xem nhiều, giờ cũng ngại xem”, ông Long nói.
Theo Khampha
Công chức chửi bậy sẽ "không được nâng lương"
"Công chức chửi bậy, thô lỗ... bị coi như không hoàn thành nhiệm vụ và sẽ bị kỷ luật từ nhắc nhở tới không nâng lương", Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Thái độ cũng là nhiệm vụ
Ngày 29/5, UBND thành phố Hà Nội ra quy chế thực hiện kỷ cương hành chính và văn hóa công sở. Theo đó, cán bộ công chức khi thực thi công vụ phải có thái độ lịch sự, tác phong chuyên nghiệp, nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, trang phục gọn gàng... Đặc biệt, quy chế quy định rõ cán bộ công chức không được nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt người khác...
Ông Thang Văn Phúc, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, quy chế này là tốt vì xác định rõ phạm vi đạo đức công vụ, đạo đức công chức. Những quy định này là điều bình thường trong giao tiếp cơ bản nhưng có nhiều cán bộ công chức hay chửi bậy, coi nhiệm sở như quán bia nên phải ra quy định.
"Đáng ra công chức là người làm gương cho xã hội thì lại là người vi phạm những thói xấu đó", Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quy chế văn hóa công sở, quy định cán bộ công chức phải có thái độ lịch sự, không nói tục, nói tiếng lóng...
Ông Phúc cho biết, trước đây rất lâu, Bác Hồ cũng đã nói công chức phải là công bộc, đầy tớ phục vụ nhân dân. Công chức chửi bậy là một thực tế, cần phải lên tiếng để giáo dục và răn đe.
Kết quả cuộc điều tra thực trạng văn hóa ứng xử tại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nơi công cộng và khu dân cư ở Hà Nội cho thấy, 88% người được hỏi cho rằng cán bộ lãnh đạo có hành vi ứng xử không phù hợp.
Ông Phúc nhận định, đây là điều đáng suy nghĩ. Công chức là người phục vụ nhân dân, phục vụ sự phát triển nên luôn cần nở nụ cười, niềm nở hướng dẫn xã hội. Cán bộ công chức có thái độ thô lỗ, cục cằn là điều đáng báo động và phải cấm. Nếu họ không thay đổi cần phải bị kỷ luật. Thông qua giám sát và ý kiến của người dân, lãnh đạo quản lý trực tiếp công chức đó sẽ phải nhắc nhở hoặc phê bình, đặc biệt khi người dân đã lên tiếng.
"Công chức không thay đổi mà vẫn vi phạm như nói tục, thô lỗ... bị coi như không hoàn thành nhiệm vụ và sẽ bị kỷ luật từ nhắc nhở tới không nâng lương", Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Công chức không được quát nạt, nói tục nơi công sở. Ảnh minh họa
"Tuyệt đối không được chửi bậy"
Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, nếp sống thanh lịch là truyền thống của người Hà Nội. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường, nếp sống thanh lịch không được phát huy, kế thừa. Cách ứng xử "chưa đúng mực" của một số cán bộ công chức gây bức xúc cho người dân và là hình ảnh không đẹp nơi công sở. Trong khi đó, cán bộ công chức là những người đại diện cho Nhà nước, có vị trí, trình độ nên cần có ứng xử xứng đáng với vị trí của người cán bộ công chức Thủ đô.
Dù cán bộ công chức nổi nóng vì nguyên nhân khách quan, nhưng trong mọi tình huống nảy sinh, người cán bộ công chức phải xử lý tình huống khéo léo, nhã nhặn, bình tĩnh, kiên trì giải thích, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Nếu gặp phải người có thái độ không đúng mực, cán bộ công chức có thể từ chối xử lý công việc hoặc nhờ bảo vệ can thiệp. "Tuyệt đối không được chửi bậy, quát nạt", ông Long nói.
Nói thêm về ngôn ngữ xưng hô, ông Long cho rằng, đồng nghiệp nơi công sở nên xưng "tôi", gọi người đối diện là "anh" hoặc "chị". Cách gọi này vẫn giữ được sự tôn trọng với người đối diện, đồng thời giữ được sự nghiêm túc nơi công sở. Trong trường hợp cán bộ tiếp dân, tốt nhất nên gọi "anh, chị" xưng "tôi". Tuy nhiên, những trường hợp chênh lệch quá lớn về tuổi tác có thể gọi "thưa bác", "thưa cô", xưng "tôi" hoặc "cháu". Cách xưng hô này giữ được sự tôn nghiêm nơi công quyền, đồng thời làm cho người cao tuổi vẫn thấy được sự tôn trọng khi đến làm việc.
Theo Khampha
Hà Nội yêu cầu không chúc tết, tặng quà sếp Tuy không tặng quà "sếp", nhưng Hà Nội chi hơn 216 tỷ đồng tặng quà Tết đối tượng chính sách dịp Tết Nguyên đán 2014. Hà Nội yêu cầu không đi chúc tết, tặng quà cấp trên trong dịp Tết nguyên đán (Ảnh minh họa) Trao đổi với PV, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho...