Mùa World Cup 2014: Công chức sẽ gà gật tiếp dân?
Mùa World Cup 2014 với những trận đấu cuốn hút khiến nhiều người lo ngại tình trạng công chức, viên chức ban đêm xem bóng đá, ban ngày nam thì ngủ gật…
Mùa World Cup: Công chức sẽ gà gật tiếp dân? (Ảnh minh họa)
“Người lười hay ngụy biện”
Ông Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, dự đoán vào mùa World Cup, hiện tượng công chức, viên chức (CC-VC) quan liêu, bắt dân đợi chờ khi đến làm việc diễn ra khá nhiều. Những CC-VC này thường ngủ gật hoặc ngồi tán chuyện về đội bóng này kia trong giờ làm việc khiến người dân phải phàn nàn.
Ông Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia
Những người này thường lạm dụng giờ công để ngủ hoặc làm việc riêng, sao lãng phục vụ dân.”Người lười thường hay ngụy biện. Nhiều anh xin khoảng 2 tiếng để đi làm việc nhưng nhiều khi chỉ cần nửa tiếng. Và thời gian còn lại làm việc riêng. Họ lập luận công việc đã xong và thời gian còn lại là quyền của họ”, ông Khiển nói.
Ông Khiển nêu quan điểm, đã là công chức, không được lấy lý do gì để sao lãng công vụ. Người nào để người dân phàn nàn mà có chứng cứ thì phải bị trừ lương trong ngày đó. Nếu tái phạm nhiều lần có thể cho tạm dừng công việc trong 1 tháng. World Cup cứ đến hẹn lại lên mà năm nào cũng khiến người dân phàn nàn thì không hay. Đã đến lúc phải có chế tài, kỷ luật nhẹ là phê bình, khiển trách, nặng thì trừ lương, lặp đi lặp lại nhiều lần phải cho nghỉ cả tháng không lương.
Video đang HOT
Để thực hiện được việc này, ông Khiển cho rằng cần có văn bản rõ ràng, chi tiết. Văn bản này sẽ lượng hóa hành vi, quy định thế nào là vi phạm và có chế tài tương đương xử phạt khuyết điểm đó.
“Từ trước tới nay cũng đã có quá nhiều quy định nhưng đều chung chung cả”, ông Khiển nói.
Không khí rộn ràng xem World Cup ở các quán bar trên phố Tây (đường Bùi Viện, Quận 1, TP.HCM)
Làm gì cũng phải thực hiện nghiêm luật
Ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết, dù không phải tất cả nhưng vẫn có những CC-VC quá mải mê xem bóng đá nên ảnh hưởng tới công việc. Trách nhiệm của CC-VC là làm việc phải đảm bảo thời gian, hiệu quả công việc. Vì sự kiện World Cup mà thức hết đêm này tới đêm khác, rồi để ảnh hưởng tới thời gian lao động thì không được phép. Tới cơ quan ngủ gật hoặc làm việc riêng là vi phạm kỷ luật, sẽ bị xử lý theo Luật Lao động và quy chế của từng cơ quan. Mỗi cơ quan cần khuyến cáo, xem xét có những lời khuyên để đảm bảo cán bộ xem bóng đá như thế nào cho phù hợp.
“Anh muốn làm gì thì làm, phải thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, kỷ luật công chức là làm việc đầy đủ giờ, hiệu quả, chất lượng”, ông Long nói.
Hà Nội từng ra nhiều quy định thu hút sự chú ý của dư luận như: cấm công chức đi lễ trong giờ làm việc, cấm bia rượu… Về việc này, ông Long nói rằng, trước đây có tình trạng xe công đi lễ trong giờ làm việc, hiện giờ gần như không có hiện tượng đó nữa. Trước đây, khi đoàn đi kiểm tra có gặp nhiều CC-VC ở các lễ hội. Tuy nhiên, giờ hầu như không còn. Việc xem bóng đá có thể khiến một số CC-VC ảnh hưởng tới công việc nhưng không nhiều tới mức phải đưa ra quy chế.
Trả lời câu hỏi có bao giờ ông xem bóng đá quá đà vào ban đêm rồi ảnh hưởng đến công việc ngày hôm sau, ông Long cười và trả lời rằng, trước đây ông cũng xem bóng đá ban đêm. Tuy nhiên, ông luôn lượng sức mình để không ảnh hưởng tới hôm sau.
“Trước đây sức khỏe tốt, mình xem nhiều, giờ cũng ngại xem”, ông Long nói.
Theo Xahoi
Mùa World Cup: Công chức sẽ sao lãng công việc?
Mùa World Cup 2014 với những trận đấu cuốn hút khiến nhiều người lo ngại tình trạng công chức, viên chức ban đêm xem bóng đá, ban ngày nam thì ngủ gật, nữ thì đi mua sắm... bắt người dân phải đợi chờ lâu khi đến làm việc.
"Người lười hay ngụy biện"
Ông Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, dự đoán vào mùa World Cup, hiện tượng công chức, viên chức (CC-VC) quan liêu, bắt dân đợi chờ khi đến làm việc diễn ra khá nhiều. Những CC-VC này thường ngủ gật hoặc ngồi tán chuyện về đội bóng này kia trong giờ làm việc khiến người dân phải phàn nàn.
UBND Hà Nội mới ra quy chế cấm công chức khối văn phòng chửi bậy, nói tiếng lóng, chơi game... trong giờ làm việc. Trước đó, Bộ Nội vụ cũng có dự thảo chỉ thị nghiêm cấm CC-VC uống rượu bia trong giờ hành chính, không uống cà phê, la cà quán xá, chơi trò chơi điện tử, xem video trong giờ làm việc...
Những người này thường lạm dụng giờ công để ngủ hoặc làm việc riêng, sao lãng phục vụ dân. "Người lười thường hay ngụy biện. Nhiều anh xin khoảng 2 tiếng để đi làm việc nhưng nhiều khi chỉ cần nửa tiếng. Và thời gian còn lại làm việc riêng. Họ lập luận công việc đã xong và thời gian còn lại là quyền của họ", ông Khiển nói.
Ông Khiển nêu quan điểm, đã là công chức, không được lấy lý do gì để sao lãng công vụ. Người nào để người dân phàn nàn mà có chứng cứ thì phải bị trừ lương trong ngày đó. Nếu tái phạm nhiều lần có thể cho tạm dừng công việc trong 1 tháng. World Cup cứ đến hẹn lại lên mà năm nào cũng khiến người dân phàn nàn thì không hay. Đã đến lúc phải có chế tài, kỷ luật nhẹ là phê bình, khiển trách, nặng thì trừ lương, lặp đi lặp lại nhiều lần phải cho nghỉ cả tháng không lương.
Để thực hiện được việc này, ông Khiển cho rằng cần có văn bản rõ ràng, chi tiết. Văn bản này sẽ lượng hóa hành vi, quy định thế nào là vi phạm và có chế tài tương đương xử phạt khuyết điểm đó.
"Từ trước tới nay cũng đã có quá nhiều quy định nhưng đều chung chung cả", ông Khiển nói.
Không khí rộn ràng xem World Cup ở các quán bar trên phố Tây (đường Bùi Viện, Quận 1, TP.HCM)
Làm gì cũng phải thực hiện nghiêm luật
Ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết, dù không phải tất cả nhưng vẫn có những CC-VC quá mải mê xem bóng đá nên ảnh hưởng tới công việc. Trách nhiệm của CC-VC là làm việc phải đảm bảo thời gian, hiệu quả công việc. Vì sự kiện World Cup mà thức hết đêm này tới đêm khác, rồi để ảnh hưởng tới thời gian lao động thì không được phép. Tới cơ quan ngủ gật hoặc làm việc riêng là vi phạm kỷ luật, sẽ bị xử lý theo Luật Lao động và quy chế của từng cơ quan. Mỗi cơ quan cần khuyến cáo, xem xét có những lời khuyên để đảm bảo cán bộ xem bóng đá như thế nào cho phù hợp.
"Anh muốn làm gì thì làm, phải thực hiện nghiêm kỷ luật lao động, kỷ luật công chức là làm việc đầy đủ giờ, hiệu quả, chất lượng", ông Long nói.
Hà Nội từng ra nhiều quy định thu hút sự chú ý của dư luận như: cấm công chức đi lễ trong giờ làm việc, cấm bia rượu... Về việc này, ông Long nói rằng, trước đây có tình trạng xe công đi lễ trong giờ làm việc, hiện giờ gần như không có hiện tượng đó nữa. Trước đây, khi đoàn đi kiểm tra có gặp nhiều CC-VC ở các lễ hội. Tuy nhiên, giờ hầu như không còn. Việc xem bóng đá có thể khiến một số CC-VC ảnh hưởng tới công việc nhưng không nhiều tới mức phải đưa ra quy chế.
Trả lời câu hỏi có bao giờ ông xem bóng đá quá đà vào ban đêm rồi ảnh hưởng đến công việc ngày hôm sau, ông Long cười và trả lời rằng, trước đây ông cũng xem bóng đá ban đêm. Tuy nhiên, ông luôn lượng sức mình để không ảnh hưởng tới hôm sau.
"Trước đây sức khỏe tốt, mình xem nhiều, giờ cũng ngại xem", ông Long nói.
Theo Khampha
Công chức chửi bậy sẽ "không được nâng lương" "Công chức chửi bậy, thô lỗ... bị coi như không hoàn thành nhiệm vụ và sẽ bị kỷ luật từ nhắc nhở tới không nâng lương", Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói. Thái độ cũng là nhiệm vụ Ngày 29/5, UBND thành phố Hà Nội ra quy chế thực hiện kỷ cương hành chính và văn hóa công sở. Theo đó, cán...