Mua vé tàu, xe Tết cũng cần chứng minh nhân dân
Cả “nhà xe” lẫn ” nhà tàu” đều công bố các phương án nhằm chống đầu cơ vé Tết với mục đích đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Theo đó, hành khách đi tàu, xe dịp Tết muốn có vé thì buộc phải có chứng minh nhân dân (CMND) và mỗi CMND chỉ được mua từ 2-4 vé.
Đi lại trong dịp Tết luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người dân. Ảnh: Chí Cường.
Nhiều doanh nghiệp bán vé sớm
Tại khu vực miền Bắc, hầu hết các doanh nghiệp vận tải hành khách đều cho biết hiện đang trong quá trình xây dựng phương án vận tải phục vụ Tết Dương lịch và Tết Âm lịch 2014. Ông Nguyễn Đàm Văn, Giám đốc Công ty Du lịch lữ hành Văn Minh (101 Lý Thường Kiệt, TP Vinh, Nghệ An) cho biết, sắp tới đơn vị này mới họp bàn tổ chức kế hoạch vận tải Tết. Tuy nhiên, các thông tin về giá vé, dự kiến kế hoạch bán vé, chạy xe Tết đã được ông Văn công bố. Theo đó, các thông số “bất biến” gồm giá vé, số khách tương ứng với số ghế, không bắt khách dọc đường… vẫn được đơn vị này áp dụng chuẩn như thường ngày.
Dự kiến, các văn phòng tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Nội của nhà xe Văn Minh sẽ đồng loạt mở bán vé Tết từ ngày 1-15/11 Âm lịch, tương ứng từ ngày 3-17/12 Dương lịch. Ngày cụ thể mở bán vé Tết tại Hà Nội và Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ được công ty này sớm công bố tới hành khách. Để mua vé tại các văn phòng của nhà xe Văn Minh, ông Văn khuyến cáo tới khách hàng cần mang theo CMND, mỗi CMND chỉ được mua tối đa 2 vé. Trong trường hợp một người mang 2 CMND thì cũng chỉ được mua 2 vé.
Các doanh nghiệp vận tải hành khách chạy tuyến Hà Nội đi các tỉnh khu vực Đông Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang… cũng đang trong quá trình sắp xếp kế hoạch vận tải Tết. Ông Nguyễn Tùng Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV bến xe Hà Nội cho biết, năm nay Tết Dương lịch và Âm lịch gần nhau nên đơn vị này sẽ sớm công bố kế hoạch phục vụ Tết để các nhà xe cùng đơn vị thành viên thực hiện. Về giá vé thuộc trách nhiệm của các nhà xe, khi có biến động giá, được cơ quan tài chính địa phương chấp thuận thì các doanh nghiệp phải thông báo cho các bến xe, niêm yết công khai cho hành khách biết. Các bến xe sẽ kiểm tra việc chấp hành thông tin về giá vé của doanh nghiệp.
Tại miền Nam, cả 2 bến xe Miền Đông và Miền Tây đều chưa công bố kế hoạch phục vụ Tết. Tuy nhiên, như thường lệ, các doanh nghiệp vận tải miền Nam sẽ tăng phụ thu từ 40-60% để bù rỗng một chiều.
Video đang HOT
Trước các động thái của doanh nghiệp vận tải hành khách thì lực lương chức năng sẽ không phải “xử” lỗi chở quá tải? Ảnh:M.A
Đường sắt: Bán tối đa 4 vé/người/lần
Ngành đường sắt đã sớm công bố lịch chạy tàu, vé tàu Tết 2014. Theo đó, các tàu SE1/2, SE3/4, SE5/6, SE7/8, TN17/18 chạy bình thường trong các ngày nghỉ Tết từ 30/1 đến 2/2/2014 (tức 30, 1, 2, 3 Tết). Trước đó, từ ngày 10/10 ngành đường sắt đã bán vé tất cả các tàu Thống Nhất chạy trong dịp Tết 2014. Đầu Hà Nội bán vé tại các ga gồm: ga A đường Lê Duẩn, ga B đường Trần Quý Cáp, trạm Long Biên. Tổ chức bán vé khứ hồi chiều TPHCM – Hà Nội tại hai đầu ga; bán vé tại các đại lý bán vé tàuhỏa; bán vé lưu động tại các cơ quan, đơn vị có nhu cầu; bán qua tin nhắn SMS; đưa vé đến tận nhà miễn phí trong phạm vi dưới 7km qua số điện thoại 04-39423949.
Tàu Thống Nhất số chẵn chạy trong cao điểm trước Tết từ ngày 20/1 đến hết ngày 29/1/2014 và các đoàn tàu số lẻ chạy trong cao điểm sau Tết từ ngày 3/2 đến hết ngày 15/2/2014. Ngành đường sắt quy định hành khách có nhu cầu trả lại vé, đổi vé phải trả trước giờ tàu chạy ít nhất 10 giờ và mức khấu trừ 30% tiền vé; không áp dụng giảm giá cho các tập thể đi tàu trong thời gian cao điểm này. Chuyển đổi giường tầng 1 toa xe nằm điều hòa khoang 4 giường (mỗi giường tầng 1 được bán thành 3 vé ghế ngồi), giá vé được tính bằng giá vé ngồi mềm tương ứng. Bán vé ghế phụ, giá vé ghế phụ bằng 80% giá vé thấp nhất đoàn tàu. Hành khách mua vé ghế phụ được bố trí ngồi bằng ghế nhựa.
Với tàu Thống Nhất chiều TPHCM – Hà Nội chạy trong cao điểm trước Tết từ ngày 20/1 đến hết ngày 29/1/2014, khi mua vé hành khách phải xuất trình CMND hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh. Hành khách mua vé tàu Thống Nhất số chẵn xuất phát tại TPHCM từ ngày 20/1 đến hết ngày 29/1/2014 và các tàu Thống Nhất số lẻ xuất phát tại Hà Nội từ ngày 3/2 đến hết ngày 15/2/2014 chỉ được mua tối đa 4 vé cho một lần mua.
Với hành khách mua vé bằng phương thức đặt chỗ tại website www.vetau.com.vn cần phải đăng ký tài khoản để đặt chỗ mua vé. Ngành đường sắt chỉ phục vụ những khách hàng đã có tài khoản tại website, có khai báo đầy đủ số CMND và điện thoại liên lạc theo đúng quy định. Trong thời gian đặt chỗ đi tàu Tết, mỗi tài khoản được đặt tối đa 2 phiếu đặt chỗ. Mỗi phiếu được đặt chỗ cho tối đa 4 người đi tàu/lượt, số chỗ đặt tối đa 8 chỗ (4 chỗ lượt đi và 4 chỗ lượt về).
Theo Minh Anh
Mất vé tàu phải mua lại: Quy định lạc hậu
Mấy ngày qua, mẹ con chị Vũ Thị Thúy Hà (công nhân một công ty may ở Q.Tân Phú, TP.HCM) phải chạy đôn chạy đáo đến ga Sài Gòn nhờ giải quyết vì vé tàu chị đã mua bị mất trong vụ giật đồ. Theo quy định, trường hợp này phải mua lại vé tàu.
Vé tàu TP.HCM - Nam Định chị Hà mua đi vào ngày 4/2, tàu SE2 có giá gần 2 triệu đồng, bằng nửa tháng lương đối với công nhân như chị.
Quá cứng nhắc
Theo lời chị Hà, sau khi chị trình báo mất vé, nhân viên ga Sài Gòn kiểm tra lại hệ thống lưu trữ điện tử trùng khớp với những thông tin chị Hà cung cấp về vé tàu bị mất. "Tuy nhiên họ nói sẽ không cho tôi lên tàu nếu không mua vé mới. Khổ nỗi các tàu đều hết vé nên tôi chấp nhận bỏ thêm 930.000 đồng mua ghế ngồi phụ về tới Hà Nội rồi bắt ôtô ngược về Nam Định" - chị Hà dự tính. May sao có người gọi báo nhặt được giỏ đồ của chị Hà, trong đó có cả vé tàu. Chị tất tả chạy vào ga Sài Gòn trả lại vé ghế phụ nhưng chỉ nhận lại được 70% số tiền đã bỏ ra mua vé.
Mặc dù tấm vé (bị rách) của anh Trương Ngọc Khoa đã được lưu trữ thông tin trên hệ thống điện tử của ga nhưng theo ga Sài Gòn, đây là vé không hợp lệ - Ảnh: Q.KHẢI
Anh Trương Ngọc Khoa (sinh viên) lỡ bỏ vé tàu (từ Sài Gòn - Huế) vào máy giặt bị rách, mất hết thông tin trên vé cũng bị ga Sài Gòn cho biết sẽ từ chối cho lên tàu nếu không mua lại vé mới, dù nhân viên ga kiểm tra thông tin anh Khoa báo trùng khớp với tên, số CMND của anh được lưu trên hệ thống thông tin điện tử. Nhiều trường hợp gặp tình trạng tương tự như anh Khoa phải chấp nhận bỏ thêm tiền đi các phương tiện vận tải khác vì thời điểm hiện nay vé tàu gần như đã hết.
Mất vé máy bay vẫn đi được
Tất cả các hãng hàng không nội địa VN hiện nay đều sử dụng vé máy bay điện tử trên đó ghi số vé, mã xác nhận, thông tin chuyến bay, tên hành khách...
Trường hợp hành khách mất hoặc quên vé máy bay chỉ cần thông báo lại tên hành khách, thông tin chuyến bay (số hiệu chuyến bay, giờ xuất phát, nơi đi nơi đến, số điện thoại khi đặt chỗ, email...), mã xác nhận và đưa giấy tờ tùy thân cho nhân viên làm thủ tục tại sân bay để kiểm tra lại cơ sở dữ liệu trên hệ thống là có thể lên máy bay.
Lê Nam
Trả lời về trường hợp của anh Trương Ngọc Khoa, ông Đinh Văn Sang - phó tổng giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn - cho rằng hành khách lên tàu phải có vé tàu hợp lệ như ghi tên tuổi, số chứng minh nhân dân và phải còn nguyên vẹn. Nếu vé không hợp lệ, khách phải mua lại vé mới. Đối với những trường hợp trễ tàu, đại diện ga Sài Gòn cho biết theo quy định của ngành đường sắt, hành khách phải có mặt trước giờ tàu chạy. Vì vậy, những trường hợp hành khách đến trễ sẽ không giải quyết cho lên tàu và cũng không được thu xếp cho đi những chuyến sau. Lý do: khả năng đáp ứng ngành đường sắt trong thời gian có hạn, hầu như các chỗ đã được đặt mua.
Ông Sang khẳng định đó là quy định của Bộ Giao thông vận tải (tại quyết định về ban hành quy định việc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia năm 2006). Ông Sang thừa nhận "quy định trên hơi cứng" nhưng ông cho rằng Bộ Giao thông vận tải đã quy định vậy nên phải làm theo.
Thực tế ngoài ngành đường sắt, nhiều hãng xe đò đã làm thủ tục mua vé, giao dịch bằng hình thức điện tử. Tuy nhiên đối với hành khách mua vé xe đò thì cách xử lý khác với ngành đường sắt. Ông Trương Công Đỉnh, tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch và vận tải Phương Trang, cho biết do tên hành khách đã được lưu trữ trên hệ thống quản lý vé của công ty nên công ty sẵn sàng giải quyết cho những trường hợp bị mất vé.
Không còn phù hợp
Luật sư Ngô Quý Linh, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng quy định của Bộ Giao thông vận tải được hiểu là việc phát hành vé tàu trong các trường hợp không in tên, số chứng minh nhân dân của người đi tàu trên vé cũng như lưu trữ trên hệ thống thông tin điện tử. Do đó khi mất vé, bất kỳ ai nhặt được vé cũng có thể đi chuyến tàu đó và gây thiệt hại cho doanh nghiệp vận tải.
Trong khi đó, vé tàu tết hiện nay theo quy định được kê khai đầy đủ họ tên, số chứng minh nhân dân nên quy định hành khách lỡ mất vé, vé bị rách buộc mua lại vé mới không còn phù hợp và cần được khẩn trương thay đổi cho sát với thực tế. Đặc biệt, hiện Luật giao dịch điện tử đã có hiệu lực, các giao dịch, chứng từ điện tử đã được nhiều đơn vị áp dụng và được thừa nhận. Rõ ràng khi doanh nghiệp vận tải có thể xác định rõ những người đi tàu có phải là người chủ thật sự của chiếc vé hay không thì trường hợp mất vé, hư vé hoàn toàn có thể linh động giải quyết cho hành khách được đi tàu chứ không phải bắt họ mua vé hai lần.
Theo 24h
Ra bến mua vé xe Tết, lại mua nhầm vé giả Ngày 23/12, anh Nguyễn Vinh (ngụ P.5, Q.Gò Vấp, TP.HCM) đến bến xe miền Đông mua vé xe tết về Quảng Ngãi. Lúc này, bến xe hết vé và anh Vinh nhìn thấy tờ giấy dán trong bến xe với nội dung: "Bán vé xe tết về Quảng Ngãi, liên hệ số ĐT: 0932.750...; 093.88117..." nên đã gọi vào những số điện thoại...