Mùa vàng trên rẻo cao Bắc Yên
Cuối thu, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, khắp các rẻo cao của huyện Bắc Yên như được dát vàng lên những sườn núi, thung lũng, bởi ruộng lúa trĩu bông, báo hiệu mang đến no ấm, bình yên cho đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
Đồng thời, cũng là dịp cho những người đam mê khám phá, ’săn ảnh’ đến và trải nghiệm.
Lúa chín vàng trên thửa ruộng bậc thang các xã vùng cao huyện Bắc Yên.
Từ trung tâm huyện Bắc Yên, theo tỉnh lộ 112 ngược lên các xã vùng cao Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú. Vượt qua các khúc cua tay áo, hiểm trở, thoáng thấy hương lúa mới vương vấn trong gió, mang lại cho chúng tôi cảm giác rộn ràng. Phóng tầm mắt từ trên cao nhìn xuống, vùng cao Bắc Yên quyến rũ hơn bao giờ hết.
Trên đồi cao, những thửa ruộng bậc thang đang độ chín vàng dần hiện ra sau lớp sương mỏng, mềm mại như những dải yếm mênh mông uốn lượn với những đường vân, ôm ấp các bản làng, những ngôi nhà nhỏ trên lưng chừng đồi. Những chiếc váy của phụ nữ dân tộc Mông với màu sắc sặc sỡ được phơi “xòe hoa” trên hàng rào. Không khí trong lành của buổi sáng sớm hòa quyện với hương thơm mùa lúa chín phảng phất, phong cảnh bản làng vùng cao tuyệt đẹp, bình yên khiến bất cứ ai cũng quên đi mệt nhọc sau chặng đường dài.
Ruộng bậc thang ở bản Xím Vàng, xã Xím Vàng.
Nổi tiếng trên các diễn đàn du lịch và giới nghệ sĩ, những đam mê của những nhiếp ảnh gia thời gian gần đây là những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp ở xã Xím Vàng. Gần một tháng nay, các điểm “check in” nơi đây luôn tấp nập du khách đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh. Chẳng có ai sắp đặt, nhưng sự kết hợp của nương lúa và bản làng đã tạo ra bức họa vùng cao rất ấn tượng. Chiếc lán nhỏ vài mét vuông gần đó trở thành điểm ngắm cảnh đẹp nhất khu này. Ngắm nhìn khung cảnh, mọi người trầm trồ, nhanh tay ghi lại những khoảnh khắc trước vẻ đẹp của cảnh sắc trước mắt.
Video đang HOT
Ruộng bậc thang bản Xím Vàng mùa lúa chín thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Du khách lưu lại những khoảnh khắc đẹp tại ruộng lúa chín.
Anh Lê Việt Anh, du khách đến từ thành phố Hà Nội, chia sẻ: Ruộng bậc thang Xím Vàng rất đẹp và yên bình. Đặc biệt, thời tiết ở đây mát mẻ, con người thân thiện, hòa đồng. Tôi rất yêu quý nơi này, vào mùa lúa chín năm nào tôi cũng cùng bạn bè lên đây chụp ảnh, tận hưởng vẻ đẹp, hòa mình với thiên nhiên và tìm hiểu cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc Mông nơi đây. Những điều bình dị ấy giúp tôi được thư giãn, quên đi những ồn ào, bộn bề của cuộc sống nơi phố thị.
Từng mảng lúa vàng tạo nên khung cảnh nên thơ.
Vẻ đẹp của lúa ruộng bậc thang cuối thu dịu mát cứ lôi cuốn chúng tôi đi hết từ bản này sang bản khác cho đến tận khi đặt chân sang xã Hang Chú rồi ngược về Làng Chếu, Tà Xùa, Háng Đồng. Với du khách, nương lúa chín tạo thành vẻ đẹp mà ai cũng muốn níu giữ để chiêm ngắm. Còn với bà con người Mông trên rẻo cao, mùa lúa chín chính là quãng thời gian bận rộn nhất, vui nhất.
Nông dân các xã vùng cao Bắc Yên thu hoạch lúa.
Mùa gặt, khi mặt trời còn chưa tỏ, người dân đã rủ nhau ra ruộng. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, dân bản đổi công gặt cho nhau để kịp tiến độ thu hoạch, mang thóc về nhà. Trên khắp các ruộng lúa, tiếng máy tuốt lúa nổ giòn cùng tiếng nói, tiếng cười với những câu chuyện về bữa cơm no, chiếc áo mới cho trẻ đến trường, tiếng trẻ thơ í ới gọi nhau rộn rã, vang vọng cả một vùng trời. Mồ hôi ướt đẫm gương mặt, vạt áo, nhưng ai nấy đều hân hoan vì những bó lúa trĩu hạt, từng lù cở đầy thóc được mang về nhà. Ông Mùa A Tu, bản Phình Hồ, xã Hang Chú, bảo: Thay vì đập lúa nhọc nhằn như trước kia, chúng tôi đã sắm được máy tuốt lúa. Bây giờ hầu như nhà nào cũng có máy tuốt rồi, đỡ vất vả hơn trước nhiều. Năm nay được mùa lúa, dân bản vui lắm.
Nhiều hộ gia đình đầu tư máy móc phục vụ sản xuất.
Mùa vàng trên rẻo cao Bắc Yên mỗi năm chỉ có một lần, mang tới cho những người dân bản địa niềm hi vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Những người dân đôn hậu, cần cù lao động, thân thiện và mến khách. Tất cả hòa hợp trong nhịp sống ngày mùa tuy bận rộn nhưng chẳng vội vã, tấp nập, cứ thế đọng lại trong lòng người những xúc cảm đẹp đẽ, tinh khôi.
Phong cảnh thơ mộng, nên thơ của lúa ruộng bậc thang xã Làng Chếu.
Đến với vùng cao Bắc Yên để có những trải nghiệm thú vị bên người thân, bạn bè trong sắc vàng ruộm của lúa chín giữa những dãy núi hùng vỹ, những thác nước đổ tung bọt trắng xóa, nhâm nhi thưởng thức những quả sơn tra cuối vụ thơm nức…
Đất nước sở hữu ngọn lửa vĩnh cửu cháy 4.000 năm chưa bao giờ tắt, bất chấp mưa gió và tuyết rơi
Ngọn lửa đã cháy bền bỉ suốt 4.000 năm tại bán đảo Absheron thuộc Azerbaijan. Được biết, ngay cả khi mưa, tuyết, gió cũng không thể nào khiến ngọn lửa ngừng cháy.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân xuất hiện ngọc lửa nghìn năm tại Yanar Dag do nguồn khí đốt dự trữ tự nhiên bị rò rỉ, góp phần hình thành những đám cháy tự phát. Hiện tượng này đã thu hút lượng lớn du khách đến với Azerbaijan mỗi năm.
Theo đó, từ lỗ hổng của những phiến sa thạch bao quanh khoảng 10 mét trên sườn núi Yanar Dag, lửa bốc lên dữ dội, cao hàng mét và cháy liên tục. Bên dưới mặt đất - nơi những ngọn lửa không bao giờ bị dập tắt - là một dòng khí đốt cực bền bỉ trong hàng nghìn năm.
Vào thế kỷ 13, nhà thám hiểm người Italia - Marco Polo đã viết về những hiện tượng bí ẩn của ngọn lửa vĩnh cửu khi ông đi qua đất nước này. Các thương nhân Con đường Tơ lụa cũng mang tin tức về ngọn lửa của Azerbaijan đến những vùng đất khác. Đó là lí do tại sao đất nước này có biệt danh là "vùng đất lửa".
Không chỉ trở thành điểm tham quan, những ngọn lửa vĩnh cửu còn từng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tôn giáo Zoroastrian (Hỏa giáo) cổ đại tại Azerbaijan vào hàng nhìn năm về trước.
Đối với Hỏa giáo, lửa là mối liên kết giữa con người và thế giới siêu nhiên, là phương tiện để đạt được sự hiểu biết và trí tuệ tâm linh. Tuy nhiên, đến hiện tại, hầu hết du khách đến trung tâm của Yanar Dag để tận mắt chiêm ngưỡng lửa vĩnh cửu hơn là thỏa mãn niềm tin tôn giáo.
Tại Azerbaijan còn có một ngôi đền lửa mang tên Ateshgah thờ Thần Lửa, biểu tượng đại diện cho tín ngưỡng Hỏa giáo của đất nước. Từ thời xa xưa, người dân bản địa nghĩ rằng có những vị thần đang ngự trị tại đây, các hoạt động thờ phụng cũng bắt đầu từ niềm tin của họ.
Đền Lửa Ateshgah được xây trên một lỗ thoát khí đốt tự nhiên nên nó từng có một bàn thờ rực cháy vĩnh viễn. Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, Ateshgah bị bỏ hoang và không còn được sử dụng làm nơi thờ cúng.
Trải qua gần một thế kỷ khai thác dầu khí tràn lan, năm 1969, ngọn lửa vĩnh cửu trong Đền Lửa Ateshgah bị dập tắt. Đến nay, nó đã được thắp sáng lại bằng khí đốt được người dân dẫn qua từ thành phố gần đó.
Được xây dựng giống như một quán trọ dành cho khách du lịch theo phong cách nơi lưu trú của người lữ hành, khu phức hợp trong Đền Lửa Ateshgah có 24 phòng và sân vườn bao quanh.
Chính quyền Azerbaijan đã cải tạo khu phức hợp đền lửa thành bảo tàng từ năm 1975. Đến năm 1998, Ateshgah được UNESCO công nhận là di sản thế giới, cũng từ đây ngôi đền này thường xuyên đón khoảng 15.000 du khách ghé thăm mỗi năm.
Mùa vàng Trùng Khánh Dịp tháng 9, tháng 10 trên các cánh đồng huyện Trùng Khánh trải khắp một màu vàng rực rỡ bởi những cánh đồng lúa chín. Những địa danh nổi tiếng như thác Bản Giốc, cánh đồng Phong Nặm, cánh đồng Ngọc Côn, thác Cò Là... là nơi tuyệt vời nhất để các nhiếp ảnh gia, khách du lịch ngắm nhìn, lưu giữ lại...