Mùa vàng trên rẻo cao
Những ngày này, màu vàng của lúa chín đang bao phủ lên các nương đồi của nhiều địa phương miền núi phía Bắc.
Giữa núi non trùng điệp, khung cảnh thu hoạch lúa rộn ràng, mùi hương lúa mới thoang thoảng xen lẫn vị cốm ngọt dẻo… khiến nhiều du khách dùng dằng chẳng muốn về.
Với địa hình núi cao, suối sâu, địa hình phức tạp… ruộng bậc thang từ bao đời đã trở thành hình thức canh tác sáng tạo của đồng bào DTTS ở nhiều tỉnh miền núi. Tùy vào điều kiện tự nhiên của mỗi khu vực, bà con có thể canh tác 1 hay 2 vụ, trồng lúa nước hay lúa nương trên các diện tích ruộng này. Với vụ mùa chính, thời gian thu hoạch lúa thường kéo dài trong khoảng 3 tuần (từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10). Đây cũng là vụ thu hoạch lúa chủ đạo trong năm của hầu hết các hộ gia đình và là vụ lúa duy nhất đối với một số địa phương khan hiếm nguồn nước… Chính vì vậy, vụ thu hoạch này cũng được xem là mùa hy vọng, mùa no ấm của nhiều hộ đồng bào DTTS sống dựa vào cây lúa.
Vụ mùa năm nay, lúa tương đối được mùa, đi đến đâu, trò chuyện bên nương lúa với người Dao, người Mông, người Tày hay người Thái đều bắt gặp những nụ cười rạng rỡ, người già đến trẻ em, ai ai cũng háo hức với công việc cắt, tuốt và chuyển lúa về nhà…
Đồng bào các dân tộc rộn ràng thu hoạch lúa
Thay vì đập lúa nhọc nhằn như trước kia, khoảng 5 năm trở lại đây, cứ 10 hộ thì có đến 7 hộ đã sắm được máy tuốt lúa. Nhờ đó, việc tuốt lúa đã nhanh gấp 3 lần, người nông dân cũng nhàn hơn rất nhiều. Vừa gặt xong khoảng ruộng thấp, đang chuyển máy tuốt lên khoảng ruộng cao, anh Hoàng Văn Tỵ, dân tộc Tày ở xã Thàng Tín, Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang phấn khởi chia sẻ: “Mua máy tuốt đạp chân hơn 2 triệu đồng/cái, máy tuốt chạy bằng động cơ thì đắt hơn khoảng 1 triệu đồng. Giờ nhà nào cũng cố gắng mua rồi. Ai chưa có thì đợi anh em gặt xong rồi mượn…”.
Video đang HOT
Các nếp nhà ẩn hiện bên những ruộng lúa chín vàng
Nếu như ruộng bậc thang đã cung cấp lương thực, nuôi sống nhiều thế hệ người DTTS ở vùng cao, giờ đây, nhiều địa phương như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái… còn khai thác vẻ đẹp riêng có của ruộng bậc thang vào việc phát triển du lịch; mở ra hướng đi mới, góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ đồng bào.
Trẻ em nô đùa bên những bao thóc thơm hương lúa mới
Lúa đã được gặt, thóc đang được hong khô, từng bao thóc căng tròn đang được gác lên gác bếp, cất vào trong kho, đổ đầy bồ lớn, bé. Sau những ngày tháng nhọc nhằn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, một mùa vàng no ấm lại đang về với đồng bào dân tộc trên các rẻo cao.
Theo công thương
Ngắm mùa vàng rực rỡ vùng cao Mù Cang Chải
Mùa du lịch rộn ràng nhất trong năm của tỉnh Yên Bái chính là thời điểm cuối tháng 9, khi mà hàng trăm ha ruộng bậc thang của huyện Mù Cang Chải trở nên vàng óng ả.
Những ngày cuối tháng 9, lượng khách du lịch đổ về Mù Cang Chải tăng đột biến. Vẻ đẹp của những sóng ruộng bậc thang vào mùa lúa chín luôn là sự hấp dẫn khó cưỡng.
Hiện nay, toàn huyện Mù Cang Chải có khoảng 300ha diện tích ruộng bậc thang, phân bổ chủ yếu tại các xã Dế Xú Phình, Chế Cu Nha, La Pán Tẩn được xếp hạng danh lam thắng cảnh Quốc gia.
Những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn trong nắng sớm.
Những thửa ruộng với hình dáng muôn hình muôn vẻ.
Sự độc đáo của từng thửa ruộng chính là điều hấp dẫn với dân mê chụp ảnh.
Lớp lớp, tầng tầng những sọc lúa vàng.
Không chỉ có lúa chín, Mù Cang Chải còn có vẻ đẹp của núi rừng hùng vĩ.
Thung lũng Cao Phạ nằm ngay dưới chân con đèo nổi tiếng Khau Phạ.
Điểm chụp "vành móng ngựa" đang được gặt.
Điểm tham quan đồi Mâm Xôi được xem là hình ảnh tiêu biểu nhất của Mù Cang Chải
Đội ngũ xe ôm kiếm bộn tiền mùa lúa chín.
Chí Cường
Theo giadinh.net.vn
Liên kết để cùng thắng Tại Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung (ngày 20/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xác định 5 trụ cột kinh tế cho khu vực này, trong đó có du lịch. Miền Trung bao gồm 14 tỉnh/thành phố, tính từ Thanh Hóa trở vào tới Bình Thuận, là khu vực nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng tới nay vẫn chưa cất...