Mưa “vàng” trên quần đảo Trường Sa
Nếu như ở các thành phố trong đất liền, cơn mưa đến kéo theo những phiền toái như tắc đường, muộn giờ làm, ngập lụt, thì từng giọt mưa ở Trường Sa lại được mong chờ, đón nhận như một món quà quý giá.
Ở đảo Sinh Tồn nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung, thời tiết hầu như nắng nóng quanh năm. Bởi vậy một cơn mưa rào sau nhiều tháng khô hạn là điều rất ý nghĩa với những chiếc sỹ và người dân nơi đây. Cơn mưa được ví như “ cơn mưa vàng”, bởi một khi đến là giải tỏa mọi cảm giác oi nồng, xét về mặt tinh thần, sẽ làm cho con người ta khoan khoái và dễ chịu. Nhưng lợi ích to lớn hơn cả là vì đây là nguồn nước ngọt quý giá, đảm bảo đời sống sinh hoạt của các chiếc sỹ và người dân, đồng thời cũng giúp cây cối thôi ủ rũ mà phát triển tươi tốt, những vườn rau tăng gia sản xuất cũng tràn đầy sự sống.
Các chiến sỹ và người dân ở Trường Sa tận dụng nước sinh hoạt để tưới rau, tưới cây. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
Video đang HOT
Do mưa ở Trường Sa không kéo dài như mưa ở đất liền, nên mỗi khi mưa đến, mọi người đều tranh thủ trữ nguồn nước ngọt quý giá này trong các thùng, bể chứa lớn. Nước mưa được tích trữ dùng làm nước sinh hoạt cho các chiến sỹ và người dân.
Đảo Nam Yết từng có thời điểm chịu khô hạn 5 tháng liên tiếp. (Ảnh: Infonet)
Có thời điểm đảo Sinh Tồn 3 tháng liền liên tiếp không có mưa, đảo Nam Yết 5 tháng không có mưa, các chiến sỹ và người dân phải tiết kiệm nước để tăng gia; thậm chí nước giặt áo quần còn bọt xà phòng cũng phải giữ lại để tưới rau. Thế nên thấy mưa trên Trường Sa là như “ bắt được vàng”. Nước mưa được tích trữ dùng làm nước sinh hoạt. Nước sinh hoạt sau đó lại được tận dụng để tưới rau và cây xanh nên nhiều loài cây ở đất liền đã có mặt trên đảo. Không chỉ ở đảo Sinh Tồn, nhiều đảo, điểm đảo khác ở Trường Sa ngoài hệ thống máy lọc nước, đều đã xây dựng nhiều bể ngầm để tích trữ nước ngọt bất cứ khi nào có mưa đến.
Mưa ở Trường Sa dù là tiếng mưa nhè nhẹ, lộp độp hay rào rào thì cũng đều là những thanh âm tươi vui, rộn ràng, khiến vạn vật “thay da đổi thịt” và mang niềm vui lan tỏa khắp đảo. Ở vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, sự hiện diện của mỗi con người, mỗi sự vật đều mang giá trị nhất định. Ngay cả cơn mưa vốn được coi là điều bình thường ở đất liền, thì ở Trường Sa, nó lại được trân quý và nâng niu hết lòng.
Theo Thoidai
Bão Danas mạnh dần, có thể ảnh hưởng các tỉnh phía Nam
Áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines) đã mạnh lên thành bão, có thể gây hiệu ứng thời tiết xấu đến các tỉnh phía nam nước ta.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới ở phía đông đảo Luzon (Philippines) đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Danas.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão Danas di chuyển theo hướng tây, tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13h ngày 17/7, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, tương đương sức gió từ 60-75 km/h, giật cấp 11.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo do ảnh hưởng của hoàn lưu phía tây cơn bão, từ chiều mai, ở vùng biển đông bắc Biển Đông có mưa, gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8, biển động mạnh.
Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong đêm 16/7, trên các vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan và khu vực giữa và nam Biển Đông, bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8. Sóng biển cao 2-4 m, biển động.
Theo Danviet
Vùng áp thấp khả năng mạnh thành bão, ảnh hưởng trực tiếp miền Bắc và Trung Vùng áp thấp trên Biển Đông trong các giờ tiếp theo có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, bão và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Trong 12 giờ vừa qua, vùng áp thấp hầu như ít dịch chuyển. Lúc 7h sáng nay, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 17,8-18,8...