‘Mùa vàng’ trên cánh đồng vào ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’ ở An Giang
Tháng Ba về, những ruộng lúa tại xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang chín vàng ươm.
Với ‘điểm nhấn’ là các cây thốt nốt vươn cao, sừng sững giữa ‘biển vàng’, nơi đây đã được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’ năm 2023 ở hạng mục ‘Top 7 cảnh đẹp bất ngờ nhìn từ không trung’.
Nếu như cánh đồng lúa Tà Pạ đã quá quen thuộc với người yêu du lịch với những ‘ô màu’ vàng, xanh, nâu… thì cánh đồng lúa tại xã Văn Giáo lại gây ấn tượng bởi một màu vàng ươm, trải dài hút mắt. Ảnh: Dương Việt Anh
Là một trong những xã vùng sâu của thị xã Tịnh Biên, Văn Giáo từ trước đến nay thu hút du khách bởi khu du lịch Rừng tràm Trà Sư nổi tiếng. Ảnh: Dương Việt Anh
Tuy nhiên, ít người biết rằng, nơi đây còn mang vẻ đẹp khác lạ vào mùa lúa chín. Ảnh: Dương Việt Anh
Ảnh: Dương Việt Anh
Một con đường bê tông nhỏ uốn lượn giữa cánh đồng. Ảnh: Dương Việt Anh
Người dân Văn Giáo cặm cụi việc đồng áng. Ảnh: Dương Việt Anh
Ngoài thời điểm này, thì khoảng giữa tháng 8, đầu tháng 9 cũng là khoảng thời gian phù hợp để du khách khám phá mùa lúa chín nơi đây. Ảnh: Dương Việt Anh
Để săn được ảnh đẹp, du khách nên đi vào lúc sáng sớm hoặc chiều tà để có ánh sáng tốt. Ảnh: Dương Việt Anh
Hiện, xã Văn Giáo chưa phát triển du lịch, khách đến đây có thể nghỉ chân tại các khách sạn ở khu vực núi Sam hoặc các nhà nghỉ tại trung tâm xã. Ảnh: Dương Việt Anh
Khi chọn lựa lưu trú tại các nhà nghỉ ở xã, du khách cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc dậy sớm và “săn” bình minh. Ảnh: Dương Việt Anh
Khi ghé thăm Văn Giáo, du khách có thể kết hợp tham quan rừng tràm Trà Sư, làng nghề nấu đường thốt nốt, dệt thổ cẩm của người dân Khmer… trong khu vực xã. Ảnh: Dương Việt Anh
Việt Nam đẹp sững sờ qua những "tuyệt tác" flycam và tiết lộ của nhiếp ảnh gia chuyên "đi săn" cảnh đẹp đất nước hình chữ S
Đạt hơn 50 giải thưởng danh giá trong và ngoài nước, nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung đã có những tiết lộ bất ngờ xoay quanh công việc "đi săn" cảnh đẹp Việt Nam.
Chuyện cảnh sắc, con người Việt Nam được vinh danh trên bản đồ quốc tế đã không còn quá xa lạ trong những năm gần đây. Tính riêng về nhiếp ảnh, có không ít cái tên đã làm rạng danh đất nước, góp phần lan toả bản sắc văn hoá - du lịch Việt đến với bạn bè quốc tế. Và nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung chính là một trong số đó.
Video đang HOT
Đánh cá trong rừng ngập mặn - Giải Nhất hạng mục Con người tại cuộc thi ảnh quốc tế Drone Photo Awards 2021, cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Phạm Huy Trung
Ảnh chụp một vườn cúc của nông dân vào độ giáp Tết
Bén duyên với con đường nhiếp ảnh từ năm 2016, đến nay người đàn ông này đã sở hữu cho mình thành tích cực "khủng" với hơn 50 giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước. Và cũng hiếm người biết bên cạnh đam mê với drone photography (chụp ảnh trên không), anh Trung hiện còn đang vận hành một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm truyền thông kĩ thuật số, công nghệ thông tin.
Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung nhận giải thưởng trong khuôn khổ cuộc thi Sony World Photography Awards 2020
Đầu năm mới 2022, cùng trò chuyện với nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung để hiểu hơn về hành trình theo đuổi nghề nhiếp ảnh cũng như câu chuyện mang đất nước Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Gần 6 năm gắn bó với nhiếp ảnh, đâu là lý do khiến anh quyết định theo đuổi công việc này?
Mối lương duyên giữa mình và nhiếp ảnh là một câu chuyện mà mình nghĩ đã có nhiều người từng trải qua. Mình sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng đã chuyển vào TP. Hồ Chí Minh làm việc và sinh sống cùng gia đình được hơn 10 năm. Xuất phát điểm của mình thực sự không liên quan trực tiếp đến nghệ thuật hay nhiếp ảnh, vì mình tốt nghiệp Cử nhân ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông rồi sau đó tiếp tục du học Thạc sĩ ngành Thông tin viễn thông tại Thụy Điển.
Đến cuối năm 2016, mình nhận ra bản thân có niềm đam mê thực sự với nhiếp ảnh khi bén duyên với drone photography (chụp ảnh trên không). Để có sự cảm nhận sâu sắc nhất với cái nghề này, mình đã thử nghiệm rất nhiều góc chụp khác nhau cũng như đặt chân đến nhiều vùng đất mới để khám phá. Sau một thời gian, mình nhận ra những thước ảnh ở trên cao mang đến cho người xem khoảnh khắc vừa gần gũi, thân thuộc, bao quát nhưng cũng vừa mới mẻ, độc đáo. Đó cũng là lý do mà mình bén duyên với nghề.
Anh Trung là một trong những tay chơi ảnh drone photography chuyên nghiệp tại Việt Nam
Được biết anh Trung đã "bỏ túi" hơn 50 giải thưởng nhiếp ảnh trong và ngoài nước. Đâu là những lần vinh danh khiến anh cảm thấy tự hào nhất?
Để nói tự hào nhất thì có lẽ là 3 tác phẩm: Đánh cá ở rừng ngập mặn - Giải nhất ở Drone Photo Awards 2021 (nằm trong khuôn khổ giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế uy tín Siena Photo Awards); Giữa rừng tràm - Giải nhất hạng mục giải Quốc gia (Việt Nam) trong cuộc thi ảnh Sony World Photography Awards 2018, và giải khuyến khích hạng mục Cuộc hành trình và khám phá cuộc thi ảnh Siena International Photography Awards 2018; Trang trại tôm hùm - Giải nhất năm 2017 hạng mục Phong cảnh dành cho tay máy không chuyên cuộc thi nhiếp ảnh trên không quốc tế SkyPixel (do cộng đồng chụp ảnh trên không lớn nhất thế giới, và hãng sản xuất máy bay không người lái DJI tổ chức).
Hạng mục ảnh bộ của Sony dành cho tay máy chuyên nghiệp sẽ là đích đến tiếp theo để mình tiếp tục cố gắng.
Nếu phải lựa chọn một bức ảnh mà anh cảm thấy tự hào nhất trong kho tàng các tác phẩm của mình?
Thật ra mỗi tác phẩm tạo ra đều khiến mình tự hào, không chỉ vì những giải thưởng mà còn vì qua mỗi tác phẩm mình lại vượt qua được giới hạn của bản thân. Tự hào nhất thì chắc có lẽ là Đánh cá ở rừng ngập mặn, một tấm hình được chụp vào mùa đông tại rừng Rú Chá, bao quanh phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đó là tác phẩm được giải Nhất ở hạng mục Con người tại cuộc thi ảnh quốc tế Drone Photo Awards 2021. Cảnh tượng từ góc chụp trên cao xuống rừng cây chá trắng rụng hết lá in sâu trong lòng mình rất rất lâu, và cũng chính hình ảnh đó đã đưa hành trình nhiếp ảnh của mình sang một trang mới.
Trang trại tôm hùm - Giải Nhất hạng mục Phong cảnh cuộc thi nhiếp ảnh trên không quốc tế SkyPixel
Giữa rừng tràm - Giải Nhất hạng mục giải Quốc gia (Việt Nam) trong cuộc thi ảnh Sony World Photography Awards 2018
Tác phẩm ẩn chứa câu chuyện đáng nhớ nhất trong hành trình theo đuổi nghề của anh?
Đối với mình, mỗi bức ảnh tạo ra đều là một câu chuyện đáng nhớ. Ví dụ như với tấm Giữa rừng tràm, nửa đêm mình phải tự lái xe từ TP.HCM về đến Đồng Tháp lúc gần sáng, chờ nắng lên thì chụp rồi quay lại TP.HCM ngay trong ngày hôm sau. Trong khi với bức Hoa trên biển (giải Nhì hạng mục ảnh National Awards của giải thưởng Sony 2019) săn cảnh ngư dân thả lưới bủa vây bắt luồng cá cơm ngần ở vùng biển Hòn Yến - Phú Yên, mình phải mất một tuần lễ ở Hòn Yến chỉ để chờ tàu về và chụp.
Để cho ra đời một bức ảnh đẹp, theo anh cần những yếu tố nào? Đâu là điều được anh đặt lên hàng đầu?
Tất cả những bức hình mình tạo nên thì đều đúng nghĩa bắt trọn khoảnh khắc, không có sự sắp xếp hay nhúng tay từ cá nhân người sáng tạo. Mọi yếu tố đắt giá tạo nên một bức hình có chiều sâu đều đến từ chất liệu đời thường của cuộc sống con người hài hòa cùng thiên nhiên. Mình tôn trọng những điều được tạo nên một cách tự nhiên. Từ màu sắc, bố cục, ánh sáng hay kỹ thuật hậu kì, mình muốn bản thân phải cảm nhận được qua đôi mắt rồi mới tới ống kính. Không thể chọn một yếu tố nào lên hàng đầu vì một bức hình tạo nên cần sự góp sức của rất nhiều thứ.
Thông thường để cho ra đời một bức ảnh ưng ý, anh mất khoảng bao lâu? Đâu là tác phẩm khiến anh "trầy da tróc vẩy" nhất?
Khi theo đuổi con đường nghệ thuật như thế này, mình đã xác định phải dành thật nhiều thời gian và tâm huyết cho việc sáng tạo. Đôi lúc chỉ mất vài tiếng đồng hồ nhưng cũng có khi phải dành trọn cả ngày để tạo ra một bức hình ưng ý. Đặt tâm huyết của mình vào tác phẩm cũng đồng nghĩa với việc quỹ thời gian của bản thân cũng vơi đi ít nhiều.
Mình thấy tác phẩm được tạo nên khiến mình "trầy da tróc vẩy" không phải nằm ở khâu hậu kỳ. Bật mí là mình từng chờ nhiều đêm liền ở bến sông Thủ Thiêm để canh khoảnh khắc sương phủ trên các nóc nhà cao tầng ở TP.HCM và cuối cùng cũng toại nguyện.
Chơi ảnh chuyên nghiệp như vậy chắc cũng tốn kém không ít. Nguồn thu từ công việc có giúp anh bù đắp được những khoản chi phí đó?
Vấn đề này mình xin phép không tiết lộ sâu, nhưng đương nhiên đối với việc đầu tư nghiêm túc cho đam mê thì khoản phí cũng không hề nhỏ.
Anh có phải là người chấp nhận đánh đổi mọi thứ vì đam mê? Anh cân bằng giữa cuộc sống đời thường và công việc như thế nào?
Thời điểm mới bước chân vào nhiếp ảnh cũng là lúc mình đã có một gia đình nhỏ, nên để mà nói thì cả gia đình và đam mê đều tạo nên con người hoàn thiện của mình ở thời điểm hiện tại. Mình không thể chấp nhận đánh đổi mọi thứ được mà thay vào đó cần cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Mình luôn cố gắng có nhiều thời gian bên gia đình nhất có thể, còn không thì mình sẽ để gia đình đồng hành trong những lần đi chụp.
Ngoài những lúc thăng hoa cùng công việc, có bao giờ anh bị cảm xúc tiêu cực lấn át và có ý định từ bỏ?
Chuyện tiêu cực hay áp lực là những điều không thể tránh khỏi đối với mỗi nghề. Bản thân mình từng muốn bỏ cuộc để trở lại con đường kinh doanh giống như bao người khác. Đã có thời gian mình phải bỏ lại đam mê phía sau để cuộc sống được ổn định theo đúng quỹ đạo.
Theo anh, thước đo độ thành công trong ngành nhiếp ảnh là gì? Liệu có phải là những thành tích, giải thưởng hay còn yếu tố nào khác?
Theo quan điểm của mình, độ thành công trong nhiếp ảnh được thể hiện qua cách nhiếp ảnh gia truyền tải được bao nhiêu mặt ý nghĩa trong tác phẩm của họ khi đưa đến khán giả. Không phải cứ chụp hình đẹp là sẽ thành công. Một bức hình có bố cục, màu sắc, kỹ thuật hoàn hảo chưa chắc đã mang lại ấn tượng bằng tấm hình đơn giản nhưng có sắc thái nghĩa và thông điệp lớn. Mình làm nghề bằng cái tâm mà, nên bức hình cũng phải có hồn thì mới tồn tại lâu trong giới nhiếp ảnh được.
Thu hoạch cỏ năng - bức ảnh đạt giải thưởng Drone Winner trong khuôn khổ lễ trao giải 35AWARDS
Thu hoạch hoa súng - 1 trong 15 tấm ảnh đạt giải thuộc hạng mục Du lịch Sony 2020
Vì sao anh lại chọn cảnh đẹp, con người Việt Nam làm chủ đề chính trong hành trình theo đuổi nhiếp ảnh của mình?
Bản thân mình rất may mắn khi được đi nhiều nơi và đặt chân đến nhiều vùng đất cả ở trong và ngoài nước. Nhưng nếu ai có cơ hội đi nhiều giống mình sẽ cảm thấy không đâu có một vẻ đẹp đặc biệt như Việt Nam. Độc đáo, quyến rũ và đậm đà bản sắc là những mĩ từ mình muốn dành cho cảnh đẹp, con người Việt Nam. Quê hương mình cho mình cảm giác càng đi càng cảm thấy hứng thú và bị thu hút bởi nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi hành trình khám phá đất nước đều mang đến cho mình sự kinh ngạc. Việt Nam là một trong số ít nơi mình cảm thấy có sự kết hợp hài hoà nhất giữa con người và thiên nhiên.
Theo anh, đâu là những chất liệu làm nên sự độc đáo của Việt Nam trong ngành nhiếp ảnh?
Sự độc đáo của Việt Nam nằm ở chính chất liệu mộc mạc nhất đến từ thiên nhiên và con người. Mỗi lần đi chụp mình đều nhận ra đất nước đẹp không chỉ bởi khung cảnh nguyên sơ, trù phú mà còn ở chính con người quá đỗi dễ thương và gần gũi. Mình tiếp xúc với tất cả các vùng miền Việt Nam và cảm nhận được sự đa dạng trong văn hoá. Ngoài ra, một điều đặc biệt nữa đó là đôi khi sự đối lập giữa con người nhỏ bé với thiên nhiên hùng vĩ cũng tạo nên chất thơ cho tác phẩm.
Vậy anh đã đặt chân qua hết các tỉnh thành Việt Nam hay chưa? Đâu là nơi để lại cho anh nhiều ấn tượng sâu sắc nhất?
Mình đặt mục tiêu trong năm 2022 này sẽ đặt chân đến tất cả các tỉnh thành ở Việt Nam. Nói về nơi để lại cho mình ấn tượng nhiều nhất chắc có lẽ là Đồng bằng Sông Cửu Long. Trải nghiệm cuộc sống sông nước với bà con miền Tây thực sự rất thú vị. Dù đẹp quanh năm, nhưng mùa nước nổi mới khắc họa rõ ràng nhất sự phong phú của cuộc sống ở vùng đất này. Những hình ảnh đời thường bình dị như đánh cá, chăn vịt hay lùa trâu bò trong mùa lũ tưởng chừng quen thuộc, song lại là nét độc đáo, hấp dẫn và không lẫn đi đâu được.
Có bao giờ anh thực hiện một chuyến đi chỉ để ngắm nhìn mọi thứ qua đôi mắt của mình mà không có ống kính máy ảnh? Nếu có thì đó là chuyến đi nào?
Nghề của mình thì máy ảnh và thiết bị luôn là bạn đồng hành. Công nhận đôi khi mình khá... tham lam, đi đâu cũng cố để có thành phẩm mang về. Chắc có một vài chuyến đi nước ngoài như châu Âu thì mình tự cảm nhận mọi thứ qua đôi mắt, vì đôi khi cũng sợ drone của mình bị "sờ gáy" nơi đất khách quê người.
Theo anh, nhiếp ảnh có công dụng to lớn như thế nào trong việc truyền tải, quảng bá du lịch đất nước?
Đúng là có sự liên kết chặt chẽ giữa nhiếp ảnh và du lịch. Mình nhận thấy những tác phẩm từng đạt được giải thưởng quốc tế đều để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn bè năm châu, và họ cũng tò mò về vẻ đẹp của nước ta qua những tấm hình đó. Từng có rất nhiều follower của mình trải lòng rằng họ rất hứng thú với việc đến thăm Việt Nam một lần trong đời để cảm nhận sự xinh đẹp của mảnh đất hình chữ S, vì nhìn ảnh mình chụp đẹp quá. Mình nghĩ đó cũng là cách góp phần thúc đẩy cho du lịch Việt Nam, đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Vậy trong thời gian sắp tới, anh có muốn thoát mình ra khỏi Việt Nam hay theo đuổi thêm một trường phái chụp mới chẳng hạn?
Dự định của mình là khám phá hết Việt Nam rồi mới lên kế hoạch tiếp tục chinh phục các trường phái, chủ đề chụp khác nếu có cơ hội.
Nhiều người khi đạt được những thành tựu thường ngủ quên trên chiến thắng. Có bao giờ anh suy nghĩ đến việc một ngày mình sẽ dừng lại để nghỉ ngơi?
Chắc chắn là ai rồi cũng sẽ phải nghỉ ngơi sau khi đạt được những thành tựu nhất định trong cuộc đời rồi đúng không? Mình cũng không là ngoại lệ, nhưng đến bao giờ thì mình chưa tính trước vì sức mình còn dài, vai mình còn rộng mà. Trong tương lai, mình sẽ hoàn thành các dự định về nhiếp ảnh còn dang dở và cố gắng đưa nhiếp ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Lời khuyên anh dành cho những bạn trẻ muốn theo đuổi con đường nhiếp ảnh chuyên nghiệp?
Một điều mà mình muốn gửi đến các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn GenZ, đó là hãy học hỏi thật nhiều và trải nghiệm thật nhiều nếu thực sự được trao cho cơ hội. Đam mê không bao giờ đợi tuổi nhưng sẵn sàng đợi các bạn theo đuổi. Tạo dựng cho mình thời cơ tốt nhất, cùng với đó là một cái "tâm" cho nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì mình nghĩ không gì có gì ngăn cản các bạn. Lớp trẻ hiện giờ các bạn giỏi hơn rất nhiều, tư duy của các bạn tạo nên nhiều sự kinh ngạc và mình tin chắc các bạn sẽ làm được khi nghiêm túc theo đuổi con đường này.
Trước thềm năm mới cận kề, anh có dự định nào cho năm 2022 sắp tới?
2022 sắp tới là một năm mà ai cũng đứng dậy sau một năm 2021 có quá nhiều thay đổi và thăng trầm. Bản thân mình cũng đã bị trì hoãn rất nhiều dự định còn dang dở, nên giờ mình sẽ cố gắng hoàn thành nó dần dần. Con đường nhiếp ảnh cũng có thể gọi là chinh phục nghệ thuật mà, là một con đường dài để thoả sức sáng tạo. Nên mình sẽ vừa khắt khe, vừa quyết tâm với nghề hơn để tạo nên được những tác phẩm tuyệt vời ngoài sức mong đợi của khán giả theo dõi nhiếp ảnh.
Lời cuối cùng, mình xin chúc quý độc giả và những người yêu nhiếp ảnh một năm mới được bình an, mạnh khoẻ, tràn đầy năng lượng và không ngừng tiến về phía trước.
Ngắm Tây Nguyên qua 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' Qua ba mùa tổ chức, chương trình 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' đã giới thiệu đến du khách hơn 100 điểm đến, trải nghiệm mới lạ. Trong đó, khu vực Tây Nguyên có 13 điểm du lịch được bình chọn vào 'Top 7 Ấn tượng Việt Nam' ở nhiều hạng mục khác nhau. Làng Vi Rơ Ngheo, Kon Tum - Top 7...