Mùa vàng ở Ngọc Chiến
Mùa thu, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La thật đẹp. Những nếp nhà sàn mái pơ mu cổ kính, trầm mặc, bao quanh bởi những thảm lúa chín, hòa quyện dưới nắng mùa thu, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, vô cùng thơ mộng, quyến rũ.
Vượt qua đỉnh Sam Síp, theo tiếng Thái nghĩa là 30 tầng dốc núi, chúng tôi có mặt tại Ngọc Chiến. Đây là vùng đất sinh sống lâu đời của ba dân tộc Thái, Mông, La Ha, đời sống nhân dân chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Ngọc Chiến hiện có hơn 650 ha trồng lúa, trong đó, có khoảng 50 ha trồng lúa nếp tan đặc sản, chủ yếu trên cánh đồng lớn nhất ở các bản Lướt, Mường Chiến, Nà Tâu, Giạng Phổng.
Cánh đồng xã Ngọc Chiến vào mùa lúa chín.
Về Ngọc Chiến những ngày này, các gia đình đang vào vụ thu hoạch lúa ở thung lũng, lưng chừng núi, bên suối… Không khí trên khắp các cánh đồng lúa tươi vui như trẩy hội, tiếng nói cười, chuyện trò rôm rả. Màu vàng của nắng, của lúa nhuộm khắp các bản làng, mang no ấm cho đồng bào thật hạnh phúc.
Người dân xã Ngọc Chiến thu hoạch lúa.
Ngay từ sáng sớm, bà con xuống đồng gặt lúa, rải đều phơi cho đủ nắng, rồi gom về chất thành từng đống lớn nhỏ. Vụ lúa năm nay, thời tiết thuận lợi năng suất lúa bình quân đạt khoảng 7 tấn/1ha. Riêng sản phẩm gạo nếp tan tại xã Ngọc Chiến đã khẳng định được thương hiệu với chất lượng thơm, ngon và đã trở thành sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La. Dự kiến năm nay, 50 ha trồng lúa nếp đặc sản cho thu hoạch khoảng 300 tấn thóc được thị trường ưa chuộng với giá 50 nghìn đồng/kg.
Lúa nếp tan ở Ngọc Chiến là đặc sản được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Ruộng bậc thang bản Giạng Phổng mùa lúa chín.
Ông Lò Văn Thoa, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến, thông tin: Bà con đã áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên năng suất, chất lượng gạo được nâng lên. Đối với giống nếp tan đặc sản, xã đang triển khai nhiều giải pháp nhân rộng diện tích để giữ gìn, phát triển thương hiệu và gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Video đang HOT
Hằng năm cứ vào dịp lúa chín vàng, xã Ngọc Chiến lại tổ Lễ hội mừng cơm mới. Đây tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, mang đậm bản sắc, văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Thái trắng, nhằm tôn vinh, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng tốt đẹp của cư dân lúa nước nhiều đời qua. Bày tỏ sự tôn kính, biết ơn tổ tiên, trời đất, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã đều tham gia, tạo sự đoàn kết, gắn bó, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương.
Lúa chín vàng trên cánh đồng Ngọc Chiến
Du khách đến trải nghiệm mùa lúa chín
Ai từng đến Ngọc Chiến, chắc chắn sẽ khó quên được khung cảnh rộn ràng của mùa gặt; những cơn gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới, cùng sự thân thiện hiếu khách của đồng bào sở tại.
Mùa xuân lên Tây Bắc ngắm hoa tớ dày như lạc vào miền cổ tích
Hoa tớ dày (Pằng tớ dày) gắn với mùa xuân ở vùng núi Tây Bắc. Khi những cánh hoa bung nở sắc hồng cũng là lúc các bản làng vùng cao Tây Bắc báo hiệu mùa xuân về.
Hoa tớ dày gắn liền với đời sống của nhiều thế hệ người Mông vùng cao ở các tỉnh Tây Bắc nói chung và huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nói riêng, là loài hoa có sức sống mãnh liệt và chỉ nở vào mùa đông lạnh giá.
Thời điểm hoa tớ dày nở rộ nhất, đẹp nhất vào khoảng giữa tháng 12 đến hết tháng 1 dương lịch hằng năm. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, hoa tớ dày lại bung sắc thắm lung linh trên các cánh rừng ở Mù Cang Chải.
Hoa tớ dày phân bố tự nhiên và mọc nhiều ở một số địa bàn thuộc huyện Mù Cang Chải như các xã: Nậm Khắt, Púng Luông, Dế Xu Phình, Lao Chải, Khao Mang, dọc theo suối Nậm Kim và mọc nhiều nhất ở La Pán Tẩn.
Cây tớ dày là loài cây thuộc loại thân gỗ, tán rộng, mọc ở trên những sườn đồi, triền núi. Hoa nở rộ vào thời điểm trước Tết Nguyên đán khoảng chừng vài tuần.
Hoa tớ dày không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc, mà còn ẩn chứa nét đẹp dung dị, thuần khiết và thanh tao.
Loài hoa núi rừng đẹp giản dị như chính con người và dải đất vùng cao.
Hoa tớ dày góp phần dung hòa giữa cuộc sống con người và tự nhiên nơi đây.
Hoa tớ dày phác họa nên bức tranh tự nhiên đẹp đến nao lòng.
Đường về bản trong nắng chiều cùng sắc hồng của hoa tớ dày hoang dại.
Người Mông ở Tây Bắc rất thích hoa tớ dày bởi loài hoa này còn là biểu tượng của núi rừng Tây Bắc, ít nhiều mang tâm hồn, phong cách sống của cộng đồng dân tộc người Mông. "Pằng tớ dày" - tên của loài hoa này cũng do người Mông đặt.
Lên Kỳ Sơn ngắm hồng đỏ Khi những cơn rét len lỏi từng ngóc ngách, sương mù bao phủ cũng là lúc những vườn hồng của đồng bào Mông ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) chín đỏ rực cả một góc trời. Nhờ khí hậu phù hợp nên hồng ở đây cho quả ngọt lịm và là điểm check - in lý tưởng của giới trẻ. Ngoài giá trị...