Mùa vàng ở Măng Ri, Tu Mơ Rông (Kon Tum)
Đến xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) những ngày này, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa lúa chín vàng óng cả thung lũng, đem lại vẻ đẹp no ấm và trù phú.
Toàn cảnh đồng lúa Măng Ri
Chờ mãi rồi cũng đến tháng Mười. Chúng tôi háo hức về Măng Ri để chiêm ngưỡng ruộng bậc thang vào mùa đẹp nhất trong năm- mùa lúa chín- theo lời giới thiệu của một anh bạn đang công tác tại huyện Tu Mơ Rông.
Một buổi sáng cuối tháng Mười, chúng tôi bắt đầu hành trình vượt hơn 100 cây số để trải nghiệm mùa vàng Măng Ri. Trời nắng nhẹ, pha chút se se lạnh. Từ thành phố Kon Tum, xe chúng tôi chạy theo Quốc lộ 14 tới thị trấn Đăk Tô, rẽ vào Tỉnh lộ 672, vừa qua khỏi địa bàn xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) một đoạn, chúng tôi bắt gặp ngay thung lũng lấp ánh vàng của lúa chín cùng với nền xanh mướt của núi rừng và những nóc nhà nhiều màu sắc nằm rải rác theo từng cụm nhỏ. Đây chính là khu trung tâm xã Măng Ri.
Con đường đi qua những thửa ruộng bậc thang
Video đang HOT
Chúng tôi tiến sâu vào cánh đồng, những bông lúa trĩu hạt vươn ra che kín lối đi. Không khí ngày mùa nơi đây thật rộn rã. Mùi hương của lúa, của rơm rạ khiến tôi nhớ lắm một thời tuổi thơ theo mẹ ra đồng vào mỗi ngày mùa. Xa xa, mấy đứa trẻ chơi đùa quanh những ụ rơm. Sự hồn nhiên, trong trẻo của trẻ thơ càng làm cho cuộc sống thanh bình nơi đây đẹp hơn.
Không thẳng cánh cò bay như ở đồng bằng, không dốc đứng với những đường cong đồng mức xếp chồng lên nhau như ở Tây Bắc, ruộng bậc thang Măng Ri chạy thoai thoải trong thung lũng. Những thửa ruộng to nhỏ xếp chồng lên nhau tùy theo địa hình, tạo nên một vẻ đẹp rất riêng, rất độc đáo. Đặc biệt, vào buổi sáng sớm, khi mặt trời vừa nhô lên, nắng vàng xuyên qua tán lá, sắc vàng tươi của lúa đẹp đến nao lòng.
Những sắc màu vàng tươi của lúa khi nắng lên
Anh bạn là cán bộ huyện Tu Mơ Rông cho hay, để có được những thửa ruộng bậc thang đẹp như bây giờ, người Xơ Đăng nơi đây đã chăm chỉ làm lụng, vun đắp bao đời không ngừng nghỉ.
Một điều khá đặc biệt và có lẽ cũng rất hiếm nơi nào còn lưu giữ lại, đó là cách thu hoạch lúa của bà con nơi đây. Có lẽ một phần do thói quen, một phần do địa hình nên bà con chỉ cắt lúa bằng tay, chứ không dùng máy. Lúa cắt xong được đặt lên tấm bạt trải nơi cao ráo ở gần ruộng lúa, sau đó mọi người dùng những thanh nứa đập vào gié để tách hạt.
Những đường cong uốn lượn với những thửa ruộng xếp chồng lên nhau
Công đoạn tiếp theo là cho lúa vào gùi để mang về nhà. Những hạt lúa sẽ được bà con cất kỹ vào kho cao ráo, tránh ẩm mốc, để có thể dùng đến mùa thu hoạch lúa năm sau.
Không những có mùa vàng, Măng Ri còn có tiềm năng lớn về du lịch, với Khu di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum, với nhiều thác nước đẹp, những cánh rừng trồng dược liệu quý, như sâm Ngọc Linh, hồng đảng sâm, nấm linh chi, ngũ vị tử…
Với những vẻ đẹp rất riêng của Măng Ri, cùng với sự quan tâm phát triển du lịch của chính quyền huyện Tu Mơ Rông, hy vọng nơi đây sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong thời gian tới.
Kon Tum: 6 hộ dân mất hơn 100 gốc sâm Ngọc Linh
6 hộ dân của làng Đăk Van Linh, xã Văn Xuôi (H.Tu Mơ Rông, Kon Tum) phát hiện trong khu vực vườn sâm của mình trồng tại Tiểu khu 237 bị kẻ gian đột nhập, nhổ trộm hơn 100 cây sâm Ngọc Linh.
Ngày 22.10, ông Cao Minh Luyến, Chủ tịch UBND xã Văn Xuôi (H.Tu Mơ Rông) cho biết, Công an H.Tu Mơ Rông đang điều tra, truy tìm thủ phạm trộm hơn 100 cây sâm Ngọc Linh của người dân trên địa bàn xã.
Tình trạng trộm cắp sâm Ngọc Linh đã dấy lên nhiều lo ngại cho người dân. ẢNH ĐỨC NHẬT
Trước đó, ngày 19.10, 6 hộ dân của làng Đăk Van Linh phát hiện trong khu vực vườn sâm của mình trồng tại Tiểu khu 237 bị kẻ gian đột nhập, nhổ trộm hơn 100 cây sâm Ngọc Linh.
Số cây sâm bị trộm này do bà con lấy củ sâm rừng trồng và chăm sóc, bảo vệ đến nay đã 3 - 5 năm tuổi. Trong đó, hộ bị mất nhiều nhất là gia đình anh A Lối, mất 50 cây sâm và hộ anh A Tiếng mất 40 cây. Các hộ còn lại mất từ 1 - 7 cây.
Ngay sau khi phát hiện, người dân đã báo chính quyền địa phương và Công an H.Tu Mơ Rông. Hiện lực lượng Công an huyện đã vào cuộc điều tra, đồng thời truy tìm thủ phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tại H.Đăk Glei (Kon Tum) cũng xảy ra tình trạng trộm cắp sâm Ngọc Linh. Cụ thể ngày 5.9, anh A Pim (28 tuổi, trú thôn Tân Rát, xã Ngọc Linh, H.Đak Glei) phát hiện tại vườn sâm của gia đình bị mất 30 gốc sâm Ngọc Linh loại 12 năm tuổi, mỗi củ đạt từ 100 - 180 gr, với tổng trị giá hơn 500 triệu đồng.
Cây sâm Ngọc Linh là loài dược liệu đặc hữu, có nguồn gen đặc biệt quý hiếm; cây sinh trưởng và phát triển dưới tán rừng tự nhiên có độ che phủ tối thiểu 70% và độ cao từ 1.200 - 2.500 m. Hàm lượng chất bổ dưỡng trong sâm Ngọc Linh đã khiến giá trị của loại cây này được nâng cao. Cũng bởi vì bổ dưỡng và quý hiếm mà hiện nay giá sâm Ngọc Linh luôn ở mức hàng trăm triệu đồng/kg.
Việc sâm Ngọc Linh bị mất trộm trong thời gian qua đã dấy lên nhiều lo ngại cho người dân trồng sâm ở H.Đăk Glei và H.Tu Mơ Rông.
Thêm địa phương cho học sinh nghỉ do triều cường dâng cao, ngập lụt Một số địa bàn ở Vĩnh Long, Kom Tum, Phú Yên, Đà Nẵng, Cần Thơ tiếp tục cho học sinh tạm nghỉ do ảnh hưởng của mưa lớn và ngập lụt trên diện rộng. Do triều cường vẫn ở mức cao, sáng nay (12/10), UBND thành phố Vĩnh Long ( Vĩnh Long) cho học sinh cấp mầm non, tiểu học và trung học...