Mùa vàng nơi thung lũng Măng Ri
Dưới thung lũng Măng Ri sát chân núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) có những ngôi làng của người Xơ Đăng.
Bà con nơi đây tận dụng nguồn nước ngầm chảy từ trong núi để làm ruộng bậc thang trồng lúa nước. Đến Măng Ri vào mùa lúa chín, bạn không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng một trong những tuyệt sắc cảnh đẹp mơ màng của xứ cao nguyên mà còn được khám phá cuộc sống dân dã của người Xơ Đăng bản địa.
Thung lũng Măng Ri mùa lúa chín.
Những con suối len lỏi giữa cánh đồng Măng Ri.
Người Xơ Đăng ra đồng thu hoạch lúa.
Niềm vui được mùa của người phụ nữ Xơ Đăng.
Tách hạt lúa bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Các bạn nhỏ phụ giúp thu hoạch lúa.
Video đang HOT
Thung lũng Măng Ri - "Nàng công chúa ngủ quên" giữa núi rừng Kon Tum
Được bao bọc bởi dãy núi Ngọc Linh, thung lũng Măng Ri vào mùa lúa chín níu chân du khách bởi khung cảnh đẹp như tranh vẽ với những thửa ruộng bậc thang nên thơ giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.
Thu hoạch lúa tại thung lũng Măng Ri. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)
Những ngày cuối tháng 10, cánh đồng lúa gần 150ha tại thung lũng Măng Ri (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đẹp như tranh vẽ trong màu vàng ruộm của lúa chín.
Tiết trời mùa Thu trong xanh, mát mẻ càng tô thêm nét đẹp cho những thửa ruộng bậc thang nơi đại ngàn Tây Nguyên. Đặc biệt, lúa nơi đây được người dân canh tác 100% hữu cơ, mang đến cơ hội xây dựng thương hiệu lúa gạo riêng, gắn với phát triển du lịch cho địa phương.
Nằm cách thành phố Kon Tum gần 100km về hướng Bắc, xã Măng Ri là nơi sinh sống của gần 2.000 người dân đồng bào Xơ Đăng.
Được bao bọc xung quanh bởi dãy núi Ngọc Linh, cánh đồng thung lũng Măng Ri là nơi canh tác lúa từ nhiều đời nay của người dân 6 thôn trên địa bàn xã.
Nhờ lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, nước tưới, nên diện tích lúa này thường dễ chăm sóc. Tuy nhiên, do trồng theo hướng hữu cơ 100% nên năng suất lúa tại đây không được cao.
Gia đình anh A Vúi (sinh năm 1990) có khoảng 0,3ha lúa canh tác tại cánh đồng thung lũng Măng Ri. Không sử dụng máy móc, khoa học công nghệ vào sản xuất, anh Vúi và gia đình tập trung vào gặt tay, đập lúa bằng những phương tiện thô sơ.
Dù vậy, với tập quán đổi công cho nhau, người dân Xơ Đăng nơi đây thường tập trung vào thu hoạch cho một hộ, rồi tiếp tục chuyển sang hộ khác, nên việc thu hoạch diễn ra khá nhanh.
[Liên kết vùng đưa du lịch tỉnh cao nguyên Kon Tum cất cánh]
"Năm nào mình cũng trồng lúa, 3 sào này thường được khoảng 10 bao, cũng đủ ăn. Người dân ở đây tuy không sử dụng máy móc nhưng thực hiện đổi công cho nhau, vừa nhanh lại vừa vui," anh A Vúi chia sẻ.
Tương tự, anh A Linh (sinh năm 1974) cũng đang cùng người thân trong gia đình gặt lúa trên diện tích khoảng 0,1ha tại thung lũng Măng Ri. Sử dụng những công cụ thô sơ như liềm để cắt lúa, gậy gỗ để đập lúa, việc thu hoạch diễn ra khá chậm và vất vả.
Nhưng với anh Linh và người dân Xơ Đăng nơi đây, mùa gặt là mùa tập trung đầy đủ anh em trong gia đình, dòng tộc nên dường như khó khăn, vất vả cũng nhanh chóng qua đi.
Ruộng lúa chín vàng ở thung lũng Măng Ri. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)
"Chúng tôi gặt thế này quen rồi, cứ đổi công cho anh em trong nhà, rồi lại tập trung về một gia đình nào đó để gặt nên không khí rất vui. Gặt xong, ai lại về nhà nấy, rồi lại lên núi để trồng, chăm sóc dược liệu hay càphê," anh A Linh bộc bạch.
Ông Nguyễn Minh Trí, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Măng Ri cho biết trước đây người dân canh tác lúa tại thung lũng Măng Ri canh tác lúa hai vụ, gồm vụ mùa và vụ Đông Xuân.
Tuy nhiên, do vụ Đông Xuân năng suất thấp hơn, cùng với việc thời điểm trồng lúa trùng với thời gian người dân trồng, chăm sóc và thu hoạch các loại dược liệu như Hồng Đẳng sâm hay các loại cây công nghiệp như càphê nên lâu dần, người dân nơi đây chỉ còn canh tác lúa vụ mùa.
"Hằng năm, Ủy ban Nhân dân xã cũng rà soát các hộ thiếu gạo vào mùa giáp hạt để đề nghị cấp trên hỗ trợ gạo cho bà con. Trong định hướng của xã cũng xây dựng kế hoạch phát triển du lịch theo tour thăm thác Y Hai, thăm ruộng lúa bậc thang. Hiện nay, do khoảng cách khá xa so với trung tâm, cùng với việc chưa có nhiều cơ sở lưu trú nên khách du lịch chưa được nhiều," ông Nguyễn Minh Trí cho biết thêm.
Theo ông Nguyễn Bá Thành, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Tu Mơ Rông, Ủy ban nhân dân huyện đang phối hợp cùng xã Măng Ri triển khai xây dựng Làng du lịch cộng đồng tại thôn Pu Tá.
Sau khi được công nhận, thôn Pu Tá sẽ trở thành điểm kết nối, tạo nên tuyến du lịch vườn Sâm Ngọc Linh-Khu Di tích Lịch sử Cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum-ruộng bậc thang tại thung lũng Măng Ri. Qua đó, giúp du khách thưởng thức được đầy đủ các điểm du lịch, có được nơi dừng chân, nghỉ ngơi và trải nghiệm cuộc sống với người dân Xơ Đăng nơi đây.
Ông Thành chia sẻ, điểm nhấn của thôn Pu Tá sẽ là cánh đồng lúa ruộng bậc thang của người dân Xơ Đăng. Không chỉ được ngắm nhìn, du khách có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm như trồng lúa, chăm sóc và gặt lúa cùng với nông dân; qua đó, có những trải nghiệm ruộng bậc thang - loại ruộng thường thấy ở khu vực Tây Bắc - ngay giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Thung lũng Măng Ri hiện nay vẫn như một "nàng công chúa ngủ quên" giữa núi Ngọc Linh. Nếu khai thác tốt tiềm năng du lịch, Măng Ri có thể trở thành một điểm đến ưa thích cho các du khách muốn khám phá vẻ đẹp của những ngôi làng người Xơ Đăng xen kẽ với cánh đồng lúa. Và du lịch cũng sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của người dân nơi đây, để thung lũng Măng Ri trở nên trù phú, tươi đẹp hơn./.
Sắc vàng lúa chín ở thung lũng Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)
Ruộng lúa bậc thang tại thung lũng Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)
Thu hoạch lúa tại thung lũng Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)
Fansipan hơn cả một giấc mơ Với những cán bộ, kỹ sư tham gia kiến tạo nên tuyến cáp treo Fansipan 5 năm về trước, những dòng ký ức về chuỗi ngày đầu tiên vạch núi, mở đường còn lớn hơn cả một giấc mơ. Giấc mơ chạm đỉn h Hủa Xi Pan Fansipan, trong tiếng bản địa còn có một tên gọi khác là Hủa Xi Pan, nghĩa...