Mùa vàng Bát Xát
Hàng chục nghìn ha ruộng bậc thang bước vào giai đoạn chín rộ, vàng óng.
Ruộng bậc thang Thề Pả ở xã Y Tý và Ngải Thầu (Bát Xát, Lào Cai) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia. Với diện tích 233,1 ha, đây được đánh giá là một trong những khu ruộng có vị trí đẹp và tập trung, là công trình “ sáng tạo vĩ đại” của người Mông và Hà Nhì.
Ruộng trên vùng cao Y Tý, Ngải Thầu, Dền Sáng, Mường Hum… như những bậc thang bắc lên trời xanh, tạo nên bức tranh phong cảnh đẹp đến mê lòng.
Huyện Bát Xát có hơn 3.000 ha ruộng bậc thang.
Nhiều thửa lúa đã chín rộ, đêm là lúc nhiệt độ xuống thấp, sương đọng khắp nơi trên cây cỏ, 6h khi ánh mặt trời lên phủ màu vàng óng từng lớp trên mảnh ruộng.
Dọc các tuyến tỉnh lộ 158 từ Lào Cai đi Bát Xát, A Mú Sung, A Lù, Y Tý, khắp nơi ruộng bậc thang đang vào thời điểm chín rộ.
Video đang HOT
Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao Bát Xát, gắn với lịch sử của mỗi dân tộc sinh sống nơi đây và là kết quả của quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo trong việc đưa cây lúa nước lên canh tác trên đồi cao.
Một số xã thuộc huyện Bát Xát có địa hình đồi núi bằng phẳng thường cấy 1 năm 2 vụ lúa, nhưng với các xã như Y Tý, A Lù, A Mú Sung, Trịnh Tường… do địa hình đồi núi dốc dứng nên chỉ canh tác được một vụ lúa và một vụ cây hoa màu.
Thửa ruộng bậc thang tại thôn Lao Chải của xã Phìn Hồ ẩn mình trong bóng núi.
Góc ruộng bậc thang đang gặt dở của đồng bào người Mông ở Khu Chu Lìn.
Thôn Khu Chu Lìn thuộc xã A Lù, nằm giáp biên giới Trung Quốc, ngăn cách bởi con suối nhỏ. Toàn bộ phần diện tích đất thoải được người dân tận dụng là nơi canh tác.
Ruộng được hình thành từ lâu đời, tuy nhiên với người Dao, Hà Nhì, Mông tập quán và thời điểm canh tác lệch vài ngày trên cùng một khu vực nên lúa có nơi đã được gặt, có nơi chưa. Do địa hình đồi núi dốc đặc trưng, người dân dựng nhà tạm chứa thóc khi gặt xong để tránh mưa, cũng là nơi nghỉ trưa sau thời gian lao động.
Cánh đồng ruộng bậc thang cách trung tâm Y Tý 7 km đang bước vào thời điểm đẹp nhất.
Chỉ tính riêng năm 2019, Y Tý đón trên 16.000 lượt khách du lịch, đưa doanh thu từ du lịch đạt hơn 6 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình nơi rẻo cao biên giới này.
Ấn tượng chợ phiên Sìn Hồ
Chợ phiên Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) thu hút du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ vỹ và những tập quán lâu đời hình thành nên bản sắc văn hóa của người dân nơi đây.
Từ cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng ở biên giới Việt - Trung, đồng hành cùng anh bạn người bản địa, theo con đường uốn lượn bên sườn núi sương giăng mây phủ, đi khoảng 30 km rẽ lên những vạt núi ở độ cao gần 1.500 m là tới chợ phiên Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Nơi đây, người ta có cảm giác lạnh giá, lẻ loi lại vừa cảm nhận được sức sống từ những thung lũng rạng rỡ bừng lên trong nắng.
Sau những cơn mưa dài hôm trước, nắng đã kịp hong khô một vài chỗ trên con đường vào chợ, nhưng cứ có sức nặng đè lên là hai bánh xe lại trơn trượt, ngoặt nghẹo, khi chúng tôi tới nơi mặt trời đã ngang đỉnh đầu. Chợ phiên Sìn Hồ họp vào ngày Chủ Nhật, thu hút rất đông đồng bào dân tộc Dao, H'Mông, Lự, Phù Lá ở trong vùng, tạo nên một chợ phiên vùng cao xôn xao, ngập tràn muôn màu sóng hoa văn thổ cẩm.
Các chàng trai, cô gái dân tộc Lự trang phục đẹp từ khắp các làng bản vùng cao rộn rã tới chợ từ mờ sáng. Họ mang theo những sản vật kiếm được từ núi rừng hay các sản phẩm thủ công. Thổ cẩm của người H'Mông, người Lự ở đây có thể bán hay dùng để trao đổi hàng hóa. Những tấm lanh của người H'Mông tự tay làm rất đẹp và bền.
Sìn Hồ - cái tên được người dân nơi đây đặt tên và chọn làm nơi họp chợ từ xa xưa nay vẫn thế, khác chăng là những mặt hàng bán đã phong phú hơn trước rất nhiều. Xưa chợ chủ yếu bán các mặt hàng cuốc, thuổng, dao quắm hay các hàng thiết yếu do đồng bào tự làm, tự bán, nay chợ bán đủ thứ, chẳng thiếu gì từ cái kim, sợi chỉ đến những mặt hàng công nghiệp, đồ trang sức bằng bạc, đồng hay lâm thổ sản của vùng Tây Bắc. Quần áo từ Trung Quốc cũng góp mặt nhưng khó tiêu thụ.
Bằng chất giọng lơ lớ của người H'Mông, anh Chảo Kim My ở Tả Phìn, huyện Sìn Hồ vui vẻ cho hay: "Mình tới chợ buôn bán thắm thoắt vậy mà đã hơn 10 năm. Bà con ở đây ưa thích dùng hàng hóa, đồ nhựa, xà phòng sản xuất trong nước, nhờ vậy việc đánh hàng dưới xuôi lên bán cũng thuận lợi, khấm khá".
Các gian hàng bán rất nhiều váy hoa thêu tay và khâu tay, giá từ 400.000 - 1.000.000 đồng/chiếc. Khăn thêu tay giá chỉ vài chục ngàn đồng, nhưng túi đựng bạc, vòng bạc, trang sức thủ công giá lại không hề rẻ.
Những cô gái H'Mông xuống chợ, có người tới chỉ để bán một con gà 200.000 đồng rồi mua muối, dầu ăn hay vài thứ vật dụng khác. Trong khi đó, các cô gái người Giáy trong trang phục áo thân dài nhẹ nhàng, mầu đỏ, xanh tím làm nổi bật lên những gam mầu đa sắc.
Độc đáo nhất ở đây là bán rất nhiều hoa lan, từ địa lan, lan đuôi công, lan trắng, lan tím, đến lan rừng. Phong lan, địa lan 5 mầu bán chỉ 100.000 đồng/nhành. Những giò hoa lan mang sắc hương miền sơn cước có sức sống, dáng vẻ phô diễn vẻ đẹp rực rỡ đến khác lạ khiến Sìn Hồ như một rừng hoa lan.
Anh Tô Hồng Long, Giám đốc Công ty Đông Phương Travel cho biết: "Người H'Mông ở đây bảo nhau trồng thật nhiều địa lan, phong lan để vừa làm du lịch vừa phát triển kinh tế gia đình. Thăm các bản làng trồng lan ở Sìn Hồ đang được xem là một sản phẩm du lịch thu hút du khách đến với huyện vùng cao biên giới này".
Đồng bào tới chợ phiên Sìn Hồ không chỉ để giao thương mà còn để gặp gỡ, để hẹn hò, để làm duyên hay say cái men say của núi rừng Tây Bắc. Qua những lần gặp gỡ, những tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng kèn môi, kèn lá, những bát rượu Mông Kê ướp men lá rừng, qua chén trà xanh hương thơm ngào ngạt... đã giúp nhiều người trong số họ thành vợ thành chồng.
Chị Nguyễn Thu Huyền (Hà Nội) chia sẻ: "Lần đầu đến chợ Sìn Hồ, thời tiết trong lành, mát mẻ. Người dân ở đây thân thiện, mến khách đem lại cảm giác thật tuyệt! Cảnh chợ phiên nhộn nhịp, đồng bào trong trang phục truyền thống rực rỡ, thưởng thức ẩm thực vùng cao đã cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi còn mua được hạt dổi và cải rừng về làm quà. Phiên chợ thật đậm đà bản sắc, mộc mạc như người dân nơi đây".
Những chợ phiên mờ trong sương ở Sìn Hồ góp phần tạo nên sức thu hút của một Tây Bắc đẹp kỳ vĩ, nguyên sơ. Đi qua những cung đường chữ S, những thảm hoa cúc, những dãy hoa đào, hoa mai trải dài trên những con đường dẫn về bản nhỏ, là đã đủ nhớ mãi về Sìn Hồ./.
Green Travel - Trang quảng bá du lịch bền vững tới thị trường quốc tế Trên trang Green Travel, người xem sẽ tìm thấy các bài viết giới thiệu về du lịch có trách nhiệm, hướng dẫn về phong tục tập quán của người Việt, quảng bá những điểm đến hấp dẫn nhưng ít người biết. Thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 27/8 cho biết Tổng cục Du...