Mùa ủ nước mắm cá đồng
Cá linh được biết đến là đặc sản mùa nước nổi với các món như kho lạc, canh chua, chiên giòn thì thật thiếu sót nêu không kể đến nước mắm cá linh.
Mùa này, rất nhiều người dân đầu nguồn huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, trang bị các vật dụng để ủ nước mắm cá linh bán hay để dành tiêu dùng.
Theo Báo Tuổi Trẻ
Xứ sở ăn bốc và bí mật tục 'chôn' người chết dưới nước ở An Giang
Ai chết đúng vào dịp lũ lên cao thì họ sẽ mai táng người quá cố theo dạng thủy táng xuống những cánh đồng mênh mông nước.
Bắt đầu từ làng Chăm - Hà Bao 2 (xã Đa Phước, An Phú), men theo tỉnh lộ 956 trải nhựa phẳng lỳ khoảng hai chục cây số, dọc theo con sông Hậu rộng lớn, chúng tôi bắt đầu đi lên phía thượng nguồn cũng là vùng giáp gianh với nước bạn Campuchia để khám phá, tìm hiểu về cuộc sống của những cộng đồng người Chăm khác.
Giữa vùng biên giới quạnh hiu, từ ngã tư Quốc Thái, chúng tôi rẽ vào búng Bình Thiên, một hồ nước ngọt lớn nhất vùng Nam bộ, nơi có hàng ngàn người Chăm sinh sống rải rác quanh hồ trong những ngôi nhà gỗ nửa chìm, nửa nổi độc đáo, bên cạnh những thánh đường uy nghi cao vút, in bóng xuống làn nước trong xanh suốt mấy trăm năm.
Những người ăn bốc
Dưới những tán cây điên điển lấp lánh hoa màu vàng mọc lan man sát mé nước, chúng tôi bắt đầu hành trình đi trên những con đường đất nhỏ, tiến vào sâu những xóm người Chăm sinh sống dọc hai bên bờ búng.
Theo ông Mohamed, 77 tuổi, một người Chăm sinh sống ở gần thánh đường Nhơn Hội, ngay sát bờ búng Bình Thiên thì đây chính là hồ nước của trời. Thấy chúng tôi còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, ông Mohamed vừa nhìn lên phía những thánh đường cao vòi vọi ngạo nghễ in bóng xuống lòng hồ mênh mông, tiếp lời luôn: "Sở dĩ đây gọi là hồ Nước Trời vì nó được Trời khai sinh ra, nước không bao giờ cạn, trong xanh đầy ắp quanh năm suốt tháng.
Tương truyền cách đây khoảng 300 năm, nơi này chính là nơi đóng quân của một viên tướng tài nhà Tây Sơn trong cuộc chiến dai dẳng với Nguyễn Ánh và quân Xiêm (Thái Lan). Tuy nhiên, khi ấy nơi đây hoang vắng, khô cằn không một giọt nước nên hàng ngàn quân sỹ vô cùng lo lắng, bất an. Sau đó, vị tướng này bèn lấy gươm cắm xuống đất, cầu xin trời đất hãy ban nước xuống để quân sỹ có thêm nhuệ khí, chiến đấu với kẻ thù, bảo vệ bờ cõi. Kỳ lạ thay, từ nơi thanh gươm ấy cắm xuống, một dòng nước ngọt chảy ra, rồi dần thành một cái búng khổng lồ như bây giờ.
Bữa ăn của người Chăm với tất cả đồ ăn đều dùng tay bốc
Trong quá trình tìm hiểu cuộc sống của người Chăm vùng búng Bình Thiên rộng lớn này, chúng tôi được ông Mohamed tận tình chèo thuyền, đưa tới nhiều gia đình người Chăm theo đạo Hồi Islam trong vùng.
Người Chăm ở vùng biên giới này sinh sống khá hòa thuận với những cộng đồng dân tộc Kinh trong vùng. Họ vui vẻ, cởi mở và rất thân thiện. Người Chăm vùng biên giới không bao giờ dính vào các tệ nạn xã hội mà nhiều thanh niên bên ngoài mắc phải dù đời sống của họ cũng còn khá khó khăn. Ở đây, không có người sang bên Campuchia đá gà, đánh bạc. Thanh niên Chăm cũng không tham gia vận chuyển hàng lậu thuê cho các trùm buôn lậu dù được trả hậu hĩnh.
Người Chăm ở đây ăn bốc. Và, dường như đó là một nghi thức bắt buộc. Theo đó, từ khi còn là những cô cậu bé, những đứa trẻ người Chăm đã học cách ăn bốc. Họ quan niệm, ăn bốc là tiện lợi, thoải mái nhất dù thức ăn... nóng hay nguội. Hơn nữa, khi ăn bắt buộc phải dùng tay phải vì tay trái là cánh tay có thể dùng để làm những việc sai trái nên không thể bốc thức ăn, thứ được cho là cao quý, của thánh Alla ban cho con người nhằm duy trì sự sống.
Ngoài ra, khi ăn, người Chăm chỉ dùng 3 ngón tay là ngón cái, ngón chỏ và ngón giữa. Riêng những đồ ăn như nước, canh, lẩu... thì họ dùng muỗng để xúc chứ tuyệt đối không dùng đũa hay thìa, dĩa.
An táng người chết dưới nước
Nếu ai đã từng đọc truyện ngắn "Mùa len trâu" của nhà văn Sơn Nam và xem bộ phim cùng tên của một đạo diễn Việt kiều khá trẻ tuổi với bối cảnh phim là những cánh đồng vùng An Giang, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi hẳn nhiên sẽ chú ý đến nhân vật Kìm, vai nam chính của bộ phim.
Tuy nhiên, trong phim còn có một cảnh cũng hết sức độc đáo, đó là chuyện khi thấy cha mình chết giữa mênh mông mùa nước nổi, Kìm đã gạt nước mắt, buộc xác cha vào một cục đá lớn rồi thả ông xuống giữa lòng sông, giữa mênh mang những con nước tràn bờ của miệt Nam bộ lúc đó.
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, chi tiết trong truyện ngắn và hình ảnh trong bộ phim nổi tiếng "Mùa len trâu" ấy lại lấy những chi tiết rất thực về đời sống của đồng bào dân tộc mùa nước nổi, khi mà quanh nơi mình sống chỉ có nước và nước, không có khu đất nào để chôn cất người thân nếu họ chẳng may chết đúng vào thời gian này.
Ông Mohamed kể cho chúng tôi nghe những phong tục độc đáo của cộng đồng mình
Đem điều này hỏi ông Mohamed thì ông trầm buồn, nhìn ra mặt hồ mênh mang nước bảo: Đúng là cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi giáo ở vùng An Giang chúng tôi trước kia từng có tục lệ chôn cất người chết xuống nước theo kiểu thủy táng bởi trong quan niệm của đạo Hồi, sau khi chết, được gửi thân về với dòng nước mát, chìm sâu vào lòng nước chính là cái chết êm đềm, xác người chết sẽ được thanh thản, tiêu tan vào dòng nước thánh anh linh.
Theo đó, do đặc điểm của vùng An Phú này là khu vực hạ lưu của dòng sông mẹ Mê- kông rộng lớn nên cứ đến mùa nước nổi hàng năm (từ tháng 8 đến cuối tháng 12) là cả một vùng bán kính hàng trăm cây số chìm trong biển nước mênh mông.
Theo những số liệu của cơ quan Khí tượng thủy văn Nam bộ thì mực nước lũ hàng năm ở vùng An Phú vào khoảng 1,5m. Cá biệt, có những lúc cao điểm lũ về, nhiều nơi mực nước lên cao đến 3m và có khi cả tháng mới rút. Chính vì thực tế như vậy nên theo quan niệm Hồi giáo của dân tộc Chăm, chẳng may có ai chết đúng vào dịp lũ lên cao thì họ sẽ mai táng người quá cố theo dạng thủy táng xuống lòng sông, lòng búng hay những cánh đồng mênh mông nước nổi.
Trong hoài niệm về những ký ức xa xưa từ thời trai trẻ của mình, ông lão người Chăm luôn đội chiếc mũ vải màu trắng trên đầu khe khẽ thở dài bảo: "Lúc tôi còn nhỏ, chừng mười mấy tuổi gì đó, có chú Haji ở xóm bên chẳng may bị đắm thuyền, chết đuối khi đang đánh cá bên sông Bình Di. Theo quan niệm của cộng đồng Hồi giáo chúng tôi, nếu người xấu số chết trên ghe thuyền, gần nước hay ở những nơi mênh mông nước không có đất chôn cất thì sẽ được thủy táng theo nghi thức của người Hồi giáo.
Thế nên, ông Cả làng Chăm và người thân đã làm nghi thức tắm cho chú Haji 3 lần. Lần đầu là tắm bằng xà bông bình thường, lần hai là tắm bằng nước sạch và lần cuối cùng là tắm bằng nước thơm, hoặc tinh dầu thơm.
Một góc búng Bình Thiên, nơi có nhiều người Chăm Hồi giáo từng được thủy táng ở đây
Sau nghi lễ tắm, xác chú Haji được quấn trong 3 lớp vải màu trắng một cách cẩn thận trước khi bỏ vào một chiếc quan tài. Bên trong quan tài, cạnh xác người xấu số là những vật nặng đủ để giữ xác người đã khuất chìm dưới lòng nước như sắt, đá...
Sau khi khâm liệm theo đúng nghi thức và đọc kinh Thánh Koran xong xuôi, mọi người mới bắt đầu đem chú Haji đi chôn ở giữa lòng búng Bình Thiên này.
Bình thường, ở lòng búng chỉ sâu khoảng 4 đến 6 mét nhưng vào mùa nước nổi, búng có thể sâu gần chục mét nên phải dùng một chiếc ghe lớn đưa quan tài tới giữa lòng búng rồi thả xuống".
Cũng theo ông Mohamed, gần 80 năm gắn bó với búng Bình Thiên, ông đã chứng kiến nhiều cư dân khi qua đời vào mùa nước nổi cũng được mai táng theo nghi thức thủy táng ở chính lòng búng này.
Cụ Chau Mach năm nay đã 81 tuổi. Trò chuyện với chúng tôi về phương thức an táng người quá cố này, cụ cho biết, hiện tại, trong cộng đồng người Chăm ở đây không còn tục lệ thủy táng nữa. Bây giờ phương tiện đi lại rất thuận lợi, nếu một ai đó chẳng may chết đi trong đúng mùa nước nổi thì người thân có thể khâm liệm rồi dùng ghe, xuồng máy đưa xác người thân đến những vùng đất cao để chôn cất.
Thêm nữa, do lũ ở thượng nguồn sông Mê-kông hiện nay cũng thấp hơn những năm trước, nước không tràn bờ, ngập mênh mông như xưa. Thêm vào đó, chính quyền địa phương ở các xã có các làng Chăm sinh sống cũng thường xuyên quan tâm, giải thích và khuyên cộng đồng họ không nên thủy táng người thân để tránh ảnh hưởng đến môi trường nước của chính đồng bào.
Trong những ngày lang thang ở các làng Chăm vùng thượng nguồn sông Hậu, ngồi dưới bóng những tòa Thánh đường rộng lớn, nguy nga với lối kiến trúc rất độc đáo mang hình củ tỏi và trò chuyện cùng những cụ già người Chăm vô cùng thân thiện, chúng tôi rất thích thú khi biết thêm nhiều câu chuyện tưởng như hoang đường nhưng lại tồn tại nhiều năm ở mảnh đất này.
Tuy nhiên, tôi biết chắc chắn rằng, đó không phải là tất cả những gì bí ẩn nằm sâu trong những cộng đồng làng Chăm yên bình này bởi hơn 300 năm tồn tại người Chăm nơi đây vẫn còn vô vàn những điều kỳ lạ chưa ai có thể khám phá.
ĐOÀN TÂY HÀ
Theo vtc.vn
Gian nan gieo chữ nơi rẻo cao Tắk Pổ Có một câu chuyện đẹp về hai cô giáo trẻ tổ chức lễ khai giảng đơn sơ cho các học trò Ca Dong ở xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam, đã gây xúc động mạnh mẽ. PV chương trình đã đến đây để chứng kiến những hình ảnh dạy và học thật hồn nhiên, trong trẻo của cô trò nơi...