Mưa tuyết bất thường đảo lộn đời sống người dân Lào Cai
Những gì còn lại sau cơn mưa tuyết rất đỗi bất thường kèm theo băng giá và sương muối trải trên diện rộng tại các huyện vùng cao Sa Pa, Bát Xát và Mường Khương của tỉnh Lào Cai trong suốt hai ngày qua là buốt lòng và đổ nát.
Nhiều em học sinh phải nghỉ học ở nhà tránh rét, hàng trăm vật nuôi đặc sản bản địa chuẩn bị cho Tết nguyên đán Giáp Ngọ bỗng chốc “bốc hơi” vì băng tuyết, hàng chục ha hoa màu của bà con nông dân bị tàn phá, khiến người dân vùng cao Lào Cai vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn nữa.
Lao đao vì băng tuyết
Khu vực Thác Bạc (Sa Pa) tuyết rơi phủ dày đến 30cm. Ảnh: Văn Thắng – TTXVN
Các con đường tiến về điểm du lịch Sa Pa nổi tiếng đều bị tắc nghẽn, xe cộ đi lại thực sự rất khó khăn. Chiều16/12 tại khu vực Cổng Trời trên tuyến Quốc lộ 4D, theo quan sát của phóng viên, giao thông vẫn bị tê liệt vì băng tuyết dày phủ kín có chỗ lên nửa mét. Lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ không ngừng nghỉ nhưng vẫn không tránh khỏi những vụ va chạm bất thình lình. Tuyết vẫn trắng xóa trên các cung đường, ruộng bậc thang, chẳng dự đoán được đến khi nào dừng lại. Bên cạnh dòng người tấp nập nườm nượp đến ngắm tuyết rơi, chụp những khung cảnh lãng mạn thì có những con người lặng lẽ… dở khóc dở cười khi nghĩ đến bao công sức, tiền của và cả niềm hy vọng bỗng chốc chìm trong tuyết trắng.
Chúng tôi vượt qua từng lớp băng tuyết có chỗ dày quá đầu gối người đoạn qua khu vực đèo Ô Quý Hồ, ở độ cao 1.500 – 1.900 m so với mực nước biển mới chứng kiến được hết những mất mát của người dân nơi đây. Cách đây vài tháng, ở khu vực này hàng trăm ha su su được trồng xen trong những hốc đá lởm chởm sắc nhọn là bạt ngàn cả một màu xanh tươi với những trái su su to, dày chi chít. i từ chân đèo Ô Quý Hồ đến Thác Bạc, gần chục km những giàn su su kéo dài từ thung lũng sâu lên tận đỉnh núi, tràn qua những gò đồi kế tiếp như bát úp. Vậy mà, hôm nay khung cảnh ấy bỗng chốc đổi màu trắng xóa.
Xót xa đứng trước hàng chục hecta su su gãy giàn, không tái sinh được mùa mới, bà Hoàng Thị Ngọc, thị trấn Sa Pa nghẹn ngào: “Bà con cũng vừa thu hoạch su su hồi tháng trước, cũng tưởng đã ấm cái bụng rồi, thế là có tiền mua phân bón, chăm sóc dàn su su cho vụ mới cũng vừa xong, chỉ sau một đêm mưa tuyết dàn sập hết cả. Vậy là bao nhiêu tiền của vừa mới đổ vào giờ thì mất sạch rồi”.
Không chỉ có bà con trồng su su kêu trời vì tuyết, các gia đình trồng hoa tết cũng nhăn nhó vì mất mùa. Háo hức chờ đợi những chậu địa lan đến ngày khoe sắc, những vườn hồng vào mùa nở rộ chào xuân Giáp Ngọ nay chỉ còn đó những vườn hoa bị dập nát, những bông hoa phủ trắng tuyết, tuyết tan thì ngập úng…
Tất nhiên, ở vùng đất này, tuyết rơi là hiện tượng thiên nhiên bình thường, từng xảy ra nhiều lần trong mùa đông. Điều bất ngờ nhất là mưa tuyết năm nay đến sớm hơn khi mới bắt đầu đợt rét đậm đầu tiên và đây là trận mưa tuyết lớn nhất, xảy ra trên diện rộng lớn nhất từ trước đến nay ở Lào Cai. Thế nên với bà con, hiện tượng tuyết phủ giống như cơn ác mộng mà hầu như chưa gia đình nào kịp trở tay.
Ông Giàng Seo Gà, xã Tả Van, huyện Sa Pa than thở: “Nào ngỡ có tuyết rơi nhanh thế, lại dày và lâu đến thế. Đàn bò thì ngày ngày vẫn thả rông thôi, chưa ai có ý nghĩ sẽ đưa chúng xuống khu vực thấp hơn để tránh rét, cũng chưa có gia đình nào dự trữ cỏ để phục vụ trâu bò những ngày tuyết phủ cả. Bây giờ thì làm sao mà đưa đi kịp nữa. Thế nên, chúng đói và rét lắm. Từ hôm qua đến giờ nhà mình và bà con cũng mất mấy con trâu giống rồi, giờ cái mưa tuyết không còn đẹp nữa đâu mà như muối xát vào lòng bà con dân bản mình rồi”.
Video đang HOT
Tết đã đến gần nhưng…
Khung cảnh tuyết rơi vẫn thu hút rất nhiều khách phương xa nhưng lại đắng lòng người dân bản địa. Cái Tết sắp đến gần nhưng nhìn quanh chỉ toàn là tuyết trắng, mùa màng cây cối, nhà cửa dường như cũng trắng xóa, chìm ngập trong thảm tuyết trắng. Bà con chăn nuôi, trồng trọt đến ngày hái quả, chờ đón Tết nhưng trận tuyết dường như xóa sổ mọi nhọc nhằn, mọi công lao của họ.
Rau sạch bản địa và hoa màu trên nương tại Sa Pa bị phủ kín bông tuyết. Ảnh: Văn Thắng – TTXVN
Chị Lý Thị Lan, thị trấn Sa Pa nhìn những chậu địa lan của mình bị tuyết phủ lấp buồn lòng: “Trồng hoa đợi Tết, bán được nhiều tiền lắm đấy, chậu đẹp cũng phải mấy chục triệu chứ không ít đâu. Chăm sóc cũng mệt lắm, mấy tháng trời mới được đến ngày có hoa nở. Thế nên Tết nào cũng vui, cũng ấm cúng. Nhưng năm nay thì bao nhiêu hy vọng bị đổ sập rồi, làm gì còn lan đẹp mà bán, làm gì còn Tết nữa”.
Dạo quanh khu vực các xã Trung Chải, Sa Sả Hồ… quanh khu vực thị trấn Sa pa, bà con dân tộc bản địa dường như chẳng tha thiết gì đến chuyện ngắm tuyết như những vị khách du lịch từ nơi xa đến. Của đáng tội, cảnh đẹp đến đâu nhưng cái bụng không no, không ấm thì cũng vẫn buồn phiền. Ngồi nói chuyện càng thấy đồng bào nơi đây trông ngóng và hy vọng vào cái Tết này đến thế nào, càng hiểu sự thất vọng và bất lực trước thiên nhiên của họ. Vụ su su thu hoạch tháng trước cũng được kha khá thì lại đầu tư vào vụ mới, thực phẩm cho Tết cũng dự kiến sẽ đầy đủ với gia súc, gia cầm tự cung tự cấp thì nay chúng đang có nguy cơ chết hàng loạt bởi thời tiết. Ông Nguyễn Vũ Huyên, đang trên đường đi mua cỏ cho trâu về nhà ở San Sả Hồ (Sa Pa) lắc đầu chia sẻ khi chúng tôi hỏi chuyện: “Biết là thời tiết nhiều khi phụ lòng người lắm nhưng vẫn buồn chứ. Tết này mấy đứa nhỏ lại chẳng được quần áo mới, chẳng được ăn thịt ngon và rau tươi rồi. Mấy năm nay đời sống có khá hơn đấy nhưng mà tết này như thế là không đủ no đâu”.
Nhìn những đàn gia súc đang chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, bất giác chúng tôi lại nhớ đến trận tuyết rơi lịch sử năm 2011 đã từng xảy ra ở tỉnh Lào Cai làm chết khoảng 30 con trâu nghé tại các xã Sa Pả, Bản Khoang, Trung Chải, Sa Sả Hồ… của huyện Sa Pa. Còn tại ba xã vùng cao là Ý Tý, A Lù và Ngải Thầu của huyện Bát Xát, nhiệt độ xuống mức âm 1-2 độ C nên hơn 2.000 học sinh (109 lớp) từ mầm non đến Trung học phổ thông phải nghỉ học.
Rời Sa Pa khi bầu trời đã hửng sáng nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy Sa Pa vừa đẹp vừa đáng sợ như thời điểm này. Nhìn đời sống sinh hoạt của người dân vùng cao Lào Cai thời điểm này, mới hiểu thêm về sức sống mãnh liệt của bà con đồng bào dân tộc bản địa, biết sống chung với giá rét, với tuyết phủ và với cả những mất mát bất ngờ như thế.
Theo Nguyễn Thắng
Baotintuc.vn
SỐC: Cả làng đổi vợ đổi chồng... ngủ một đêm
Người chồng của gia đình này sẽ được lựa chọn để ghép với người vợ của một gia đình khác và tương tự, người vợ của anh ta sẽ được ghép đôi với người khác.
Người Orochi ở Nga.
Orochi là dân tộc thiểu số sống tập trung ở huyện Sovetskaya Gavan và Vanino, thuộc phía tây vùng Siberi, Nga. Ngoài tên gọi Orochi, nhóm người này còn có tên khác là Nani, theo tiếng địa phương có nghĩa là "người bản địa".
Những người Orochi tin rằng thế giới luôn đầy rẫy nguy hiểm đến từ kẻ thù, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai và dịch bệnh. Do cộng đồng dân cư thưa thớt, nên người Orochi tìm đến sự che chở và bảo vệ của những thân nhân đã khuất ở thế giới bên kia hoặc nhờ tới sức mạnh của những đấng thần linh tối cao.
Người Orochi cho rằng, tổ tiên trước đây của họ là động vật, vì vậy họ thờ Thần Hổ, Thần Gấu, ngoài ra còn thờ cả Thần Lửa và nhiều thần linh khác theo truyền thống lâu đời của dân tộc.
Bên cạnh việc theo tín ngưỡng đa thần để cầu xin sự may mắn và bình an, người Orochi cũng nghĩ ra nhiều cách để tránh những tai họa hoặc điềm gở mà họ cho rằng do ác quỷ mang tới.
Theo quan niệm của người Orochi, vận mệnh và cuộc sống của các gia đình nằm trong tay những vị thần và được họ quyết định trong từng năm. Thời điểm kết thúc năm cũ, bước sang năm mới cũng là lúc những vị thần định đoạt số phận của gia đình người Orochi trong một năm sắp tới.
Để tránh vận rủi đầu nằm, người Orochi đã nghĩ ra một phong tục, đó là tạo ra những cặp vợ chồng giả, để những cặp giả này sẽ hứng hết điều không may cho gia đình thật trong năm tới.
Quá trình này sẽ được chuẩn bị từ nhiều ngày trước khi bước sang năm mới. Tên của tất cả cặp vợ chồng người Orochi sống trong từng ngôi làng sẽ được tập hợp. Một hội đồng cấp làng được thành lập bao gồm những phụ nữ lớn tuổi. Điều đặc biệt là những phụ nữ này là người quá lứa, lỡ thì, không có chồng con. Chính họ sẽ chịu trách nhiệm tạo ra những cặp vợ chồng giả.
Sau khi có danh sách cặp vợ chồng trong làng, hội đồng phụ nữ độc thân sẽ xem xét và quyết định ghép đôi. Người chồng của gia đình này sẽ được lựa chọn để ghép với người vợ của một gia đình khác và tương tự, người vợ của anh ta cũng sẽ được ghép đôi với một người đàn ông khác. Việc ghép đôi được đảm bảo để những cặp năm nay không trùng lặp với những cặp của năm trước.
Khi những đôi mới được phân xong, hội đồng phụ nữ sẽ lên danh sách và đến từng gia đình để thông báo. Họ tìm gặp người chồng của mỗi gia đình và tận tay trao cho người chồng một mẩu giấy viết tên người phụ nữ làm vợ giả của anh ta.
Đồng thời, hội đồng phụ nữ cũng yêu cầu những người chồng phải giữ kín điều này cho đến đêm giao thừa. Trong khi đó, những người vợ không nhận được bất cứ thông báo nào từ phía hội đồng. Họ vẫn chăm chỉ dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa để đón chào năm mới.
Một ngôi nhà trên núi của người Orochi.
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, người vợ sẽ nấu những món ăn truyền thống ngon nhất dành cho gia đình. Họ cũng khoác lên mình những bộ trang phục lộng lẫy và trang điểm thật đẹp.
Trước thời khắc chuyển giao sang năm mới, người chồng sẽ thông báo cho người vợ của mình biết năm nay anh ta sẽ làm chồng giả của người phụ nữ nào trong làng. Sau khi thông báo, người chồng sẽ đi đón người vợ giả về nhà. Còn người vợ vẫn không hay biết chồng giả của mình năm nay là ai, cho đến khi có người đàn ông đến nhà đón chị đi.
Dù những cặp vợ chồng phải tạm xa nhau ngày đầu năm mới, nhưng điều đó không làm không khí trầm lắng. Ngược lại, việc đi đón những người vợ giả đã tạo thành một không khí sôi nổi, nhộn nhịp ở những ngôi làng của người Orochi. Sau khi trở về nhà, những cặp vợ chồng giả có thể ngồi hàn huyên tâm sự cho đến sáng hoặc có một đêm động phòng như những vợ chồng mới cưới.
Việc quan hệ tình dục giữa những cặp vợ chồng giả là không ép buộc, nhưng theo quan niệm của người Orochi, nó được hiểu ngầm là một điều đáng hoan nghênh. Người Orochi rất coi trọng gia đình và mối quan hệ vợ chồng hợp pháp. Tuy vậy, việc qua đêm với vợ giả, chồng giả ngày đầu năm mới không làm người Orochi phiền lòng, vì đây là một tập tục lâu đời của dân tộc.
Vào sáng hôm sau, những người vợ giả sẽ thức dậy và dọn dẹp ngôi nhà mà cô đã ở qua đêm. Dù trước đó, nữ chủ nhân thực sự đã dọn dẹp và trang hoàng ngôi nhà, nhưng việc dọn dẹp của người vợ giả ghi nhận vai trò và trách nhiệm của họ như những người vợ thực sự. Sau khi thu dọn, người vợ giả có thể trở về nhà với người chồng đích thực của mình.
Người Orochi tin rằng việc sống với nhau một ngày như vợ chồng của những đôi giả là cách thông minh nhất để đánh lừa ác quỷ. Nếu ác quỷ có gieo rắc bất kỳ tai họa nào xuống thì sẽ xảy đến với những cặp vợ chồng giả.
Trong khi đó, những cặp vợ chồng giả này chỉ tồn tại duy nhất trong một ngày, vì vậy mà tai họa cũng nhanh chóng biến mất. Còn những cặp vợ chồng thật, họ vẫn vui vẻ sống với nhau mà không phải chịu bất cứ điều đen đủi nào.
Những phụ nữ độc thân là người tạo ra những cặp để họ ở bên nhau, tuy nhiên chính họ lại phải chịu cảnh cô đơn ngày đầu năm. Mặc dù vậy, họ không lấy đó làm buồn mà còn tin rằng đã ít nhiều góp sức cho cộng đồng người Orochi.
Dù mỗi năm, những người đàn ông và phụ nữ Orochi lại qua đêm với một người lạ trong làng, song phong tục của người Orochi luôn được đánh giá là một phong tục đẹp và có nhiều giá trị về mặt tinh thần. Phong tục này cũng trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Orochi, được những thế hệ người Orochi tiếp theo lưu giữ và truyền lại cho con cháu.
Theo Xahoi
Bộ lạc biệt lập ở Peru "chạm trán" với thế giới bên ngoài Hơn 100 thành viên của bộ lạc sống biệt lập Mashco-Piro đã được nhìn thấy xuất hiện bên kia sông từ một cộng đồng hẻo lánh trong vùng rừng Amazon ở đông nam Peru. Các thành viên của bộ lạc Mashco-Piro. Video được các nhân viên kiểm lâm tại Monte Salvado, bang Madre de Dios ghi lại hồi tháng 6 và được liên...