Mua trúng chiếc bánh Trung thu “thần kỳ” thay thế cả búa trong nhà, dân mạng nhanh chóng xin info chỗ bán
Một đoạn video clip về chiếc bánh Trung thu để lâu ngày, cứng đến nỗi người trong đoạn clip dùng nó thay cho búa để đập vỏ hạt óc chó, đóng đinh,…
Ảnh minh họa
Bạn nghĩ sao khi một chiếc bánh Trung thu có thể thay thế cả chiếc búa trong nhà? Xin nhắc lại là chiếc bánh Trung thu thật chứ không phải là giả đâu nhé.
Một đoạn video clip về chiếc bánh Trung thu để lâu ngày, cứng đến nỗi người trong đoạn clip dùng nó thay cho búa để đập vỏ hạt óc chó, đóng đinh,…
Dòng trạng thái của chủ clip càng làm dân mạng có thế vào bình luận thêm: “Mới mua được quả bánh Trung thu đi vào lòng đất”.
Chiếc bánh Trung Thu có nhiều công dụng nhất mọi thời đại
Sau khi xem hết đoạn clip dân mạng đã nhanh chóng bình luận rôm rả bên dưới:
- Chứng minh bánh Trung thu chỉ nên ăn vào ngày Trung thu.
- Để tới Trung thu quả này mới chín nhé!
- Dịch bệnh nên mua bánh mô hình như thế này cho tiện. Cho xin địa chỉ chỗ bán với!
Đoạn clip về chiếc bánh Trung thu để lâu ngày này còn như một lời cảnh tỉnh cho dân mạng, loại bánh này có hạn sử dụng ngắn và nên dùng ngay khi có thể đấy!
Hot TikToker từng khoe thu nhập 100 triệu/tuần bị tố clip hướng dẫn nấu ăn là sản phẩm "ăn cắp chất xám", "lười sáng tạo"
Video hướng dẫn làm bánh Trung thu của TikToker 6 múi này đang gây tranh cãi.
Nổi lên từ các video hài vui nhộn trên Facebook, Tun Phạm (Phạm Đức Huy) đã lấn sân sang TikTok và nhanh chóng trở thành cái tên hot, sở hữu tổng cộng hơn 3,3 triệu followers trên 2 kênh. Tháng 6/2020, Tun Phạm từng gây chú ý khi đăng công khai thu nhập 1 tuần khi thực hiện các dự án quảng cáo, tổng số tiền lên tới 100 triệu/tuần.
Ngoài TikTok, Tun Phạm cũng có lượt theo dõi lớn trên các nền tảng khác như Facebook (545k), Instagram (443k), thường xuyên tương tác và sản xuất video đều đặn
Mới đây, Tun Phạm bỗng bị "réo tên" trong một trang confession chuyên đăng đàn các vụ việc bóc phốt, tố cáo người nổi tiếng với nội dung liên quan đến vay mượn content. Người đăng bài cho biết không có mục đích ném đá thẳng thừng mà còn đặt ra vấn đề cần lý giải liên quan đến tính chất của công việc làm sáng tạo của các TikToker, KOLs nói chung:
Confession tố Tun Phạm "ăn cắp chất xám" của một người dùng nọ
Tóm tắt nội dung bài tố như sau:
- Người này cho rằng có thể do dịch bệnh không thể ra ngoài mà dạo này Tun Phạm cho ra đời nhiều video có nội dung khá kỳ lạ, mở đầu bằng câu: "Xin chào hôm nay Tun có sưu tầm được một clip nấu ăn rất hay muốn chia sẻ với các bạn". Sau đó, Tun Phạm chỉ ghi nguồn chung là Douyin (TikTok của Trung Quốc) mà không ghi cụ thể tài khoản. Tiếp theo, nam TikToker sẽ mô tả lại cách làm trên nền video gốc bằng ý hiểu của mình (không cần Vietsub hay lồng tiếng vì các clip ban đầu khá đơn giản, không chèn chữ/tiếng nước ngoài).
Clip hướng dẫn làm bánh Trung thu được sưu tầm từ Douyin của Tun Phạm
Một clip khác hướng dẫn làm món đậu phộng cũng có motif tương tự
- Xem các video motif này của Tun Phạm, người viết bài hoang mang, không rõ đây là một dạng clip hợp lệ, đặt ra nghi vấn về việc "ăn cắp content, ăn cắp chất xám"?
- Khi nghe fan Tun Phạm thanh minh với lý do chỉ là clip sưu tầm, đã ghi nguồn. Người này vẫn cho rằng từ trước đến nay đã nhiều lần chứng kiến việc re-up video từ Douyin phải xin phép tác giả. Việc Tun Phạm chỉ ghi nguồn chung, thậm chí còn không ghi tên tài khoản càng dấy lên nghi vấn vay mượn mà không xin phép.
- Người này gay gắt nhận định: "Bản thân mình thấy những video content kiểu này giống một loại ăn sẵn trên công sức của tác giả gốc, một loại lười sáng tạo và thật không thể tưởng tượng nổi nếu những loại video như vậy được chấp nhận và bắt đầu lan rộng, thì mạng xã hội dành cho sự sáng tạo sẽ tràn ngập những nội dung lặp lại và đâu còn động lực nào cho những nhà sáng tạo chân chính?".
- Cuối cùng, người này cho rằng các nhà sáng tạo hết ý tưởng thì nên tạm dừng để trải nghiệm và quay trở lại với các nội dung mới thay vì đăng clip "chống chế" để duy trì tương tác. Đồng thời người này cũng đặt ra câu hỏi cuối bài để cập nhật các dạng video như của Tun Phạm làm có hợp pháp và phổ biến ở Việt Nam hay không?
Ảnh chụp màn hình trong clip làm bánh Trung thu của Tun Phạm
Confession trên hiện đang thu hút hàng trăm bình luận, cư dân mạng có nhiều quan điểm tranh cãi xoay quanh topic được đưa ra. Một bộ phận dân mạng cho rằng hành động của Tun Phạm là chưa đúng với tiêu chuẩn sáng tạo, đặc biệt liên quan đến vấn đề bản quyền trên các nền tảng. Một số khác cho rằng Tun Phạm đã từng có nhiều video trước đây cũng được sưu tầm, và không chỉ anh chàng mà nhiều fanpage/cá nhân khác cũng thực hiện các nội dung tương tự. Vậy nên việc phản ánh, lên án cần từ nhiều phía, không riêng gì Tun Phạm.
Một số phản hồi bên dưới topic:
- "Ngày trước thích Tun vì mấy clip hài hước, duyên dáng. Bây giờ nội dung toàn lố dần. Còn vụ clip nấu ăn trên Douyin thì mình thấy khó hiểu thật, nhưng dù gì cũng là ăn cắp chất xám của người khác mà".
- "Mình cũng thấy lấn cấn content kiểu vậy ghê, kể cả không lồng tiếng thì người ta nhìn video gốc cũng hiểu mà, tự dưng lồng tiếng xong đăng lên như của mình sáng tạo ra vậy, nhạt nhẽo, mang tiếng là nấu ăn thế khán giả thắc mắc về lượng nguyên liệu thì có biết không, rõ lười biếng thích ăn sẵn?".
- "Vụ nguồn Douyin không chỉ mình ông Tun mà các page hay up video mình thấy cũng vi phạm. Đồng ý dịch lại cho mọi người cùng xem, nhưng sao lại lấy logo che đi nguồn tác giả? Mình không bênh Tun hay gì đâu nhé nhưng cái này phải lên án chung chứ nói một người thì cũng không thấm vào đâu".
Hiện tại Tun Phạm chưa lên tiếng về vụ việc, trên các MXH đang chỉ đề cập đến việc kết quả thi Đại học.
Nguồn: Tổng hợp
'Cuộc chiến' bánh Trung thu thập cẩm bùng nổ: Quang Cuốn, Bụt 'anti', Linh Ngọc Đàm phe đối lập Thích ăn bánh trung thu thập cẩm, Linh Ngọc Đàm một mình một chiến tuyến 'đối đầu' với Quang Cuốn, Bụt, Hoài Nam và Xoài Non. Còn nửa tháng nữa mới đến Rằm tháng 8 nhưng dân tình đã xôn xao về Trung thu lắm rồi! Nhất là câu chuyên muôn thưở thích ăn bánh Trung thu nhân thập cẩm hay 'anti'. Mới...