Mùa trám đen thơm bùi xứ Lạng
Từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch, trám đen xứ Lạng lại xuất hiện trong những phiên chợ để làm nên những món ăn ngon miệng, thơm, bùi.
Từ sáng sớm, ông Vi Văn Lưng (54 tuổi, trú xã Xuân Long, Cao Lộc, Lạng Sơn) đã thức vợ con dậy chuẩn bị đồ nghề lên rừng hái trám đen. Nhà ông có khoảng 70 cây trám tuổi đời lên tới vài chục năm đang cho thu hoạch, có những cây nằm sâu trong rừng phải đi bộ mất cả tiếng đồng hồ.
Quả trám đen cứng nên rơi xuống từ độ cao trên 20m cũng không bị dập, vỡ. Ảnh:Hồng Vân
Từ vài tuần nay, ông Lưng đã dựng lán trong “rừng trám” để tiện trông coi, thu hái. Hiện mỗi cân trám đen được bán với giá từ 35.000 – 45.000 đồng/kg tùy chất lượng, hạt trám giá 20.000 – 30.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày 2 người nhặt trám được khoảng 1 tạ, nên ông Lưng sợ kẻ xấu vào vườn trám ăn trộm. Ông cho biết: “Mình trèo hái trám còn để lại cho năm sau có quả hái tiếp, người xấu ăn trộm nó chặt cả cành xuống vặt quả cho nhanh, nếu không trông thì hỏng hết cây”.
Cây trám đen lâu năm có chiều cao trên 20m, đường kính lên tới 90cm, thân cây to, tán xòe rộng. Để trèo lên độ cao như vậy phải là người gan dạ, có kinh nghiệm mới dám đứng trên cành trám dùng cây sào dài đập quả. Quả trám tươi cứng rơi từ trên cao xuống, người ở dưới phải đội mũ đề phòng khi đang nhặt bị quả rơi trúng đầu. Quả trám hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần. Mùa thu hoạch trám bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch, sau đó quả tự chín và rụng dần.
Video đang HOT
“Trám đen của người dân ở đây đều mọc tự nhiên, đến mùa trám chúng tôi đến trèo hái mang về”, ông Lưng chia sẻ.
Để hái trám, người dân trèo lên cao dùng sào tre đập quả rơi xuống cho người thân phía dưới nhặt. Ảnh: Hồng Vân
“Rừng trám đen” nhà bà Lý Thị Ngô (55 tuổi) có khoảng 50 cây đang cho quả, nếu trung bình mỗi cây cho khoảng 1 tấn quả là coi như năm đó được mùa. “Không phải năm nào cây trám cũng sai quả nhiều, có khi cách 2 – 3 năm cây lại không cho quả, các cụ vẫn bảo 10 năm thì được ăn 7 năm”, bà Ngô cho hay.
Trám đen là món ăn nổi tiếng của Lạng Sơn, trước khi ăn phải om trám cho mềm rồi tách hạt sau đó làm những món như xôi trám, thịt kho trám, trám ngâm tương… ăn bùi, thơm mà không bị ngậy. Trước đây, trám đen chỉ dùng trong gia đình, bán không được giá nên ít người quan tâm, nay cây trám đem lại giá trị kinh tế cao nên một số hộ dân đang ươm trồng, sau khoảng 7 – 8 năm cho quả.
“Trước đây có câu thơ là “trám bùi để rụng măng mai để già”, nay trám đen không để rụng nữa mà được tận thu, mỗi cây trám là “cây tiền” để lo cho con cái ăn học”, bà Ngô cười nói.
Hồng Vân
Theo VNE
Tiểu thương chợ Đồng Đăng bãi thị
Tiểu thương chợ Đồng Đăng bãi thị, không đồng tình kế hoạch di dời chợ truyền thống sang trung tâm thương mại khiến Chủ tịch tỉnh phải tổ chức đối thoại.
Chiều 8/7, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn có cuộc đối thoại với 50 người thay mặt cho hàng trăm tiểu thương đang kinh doanh trong chợ Đồng Đăng cùng đại diện Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Đồng Đăng (huyện Cao Lộc). Sáng cùng ngày, hàng trăm tiểu thương đồng loại bãi thị để chuẩn bị cho cuộc đối thoại.
Trước đó, ngày 23/6, tiểu thương chợ Đồng Đăng đã kéo tới trụ sở UBND tỉnh để phản đối kế hoạch di dời chợ truyền thống sang một trung tâm thương mại, còn chợ cũ sẽ thành công viên.
Hàng trăm tiểu thương bãi thị từ sáng chờ đợi buổi đối thoại với chủ tịch tỉnh. Ảnh:Bảo Quân
Bà Nguyễn Thị Oanh, một trong 50 tiểu thương cho biết: "Tôi đã kinh doanh trong chợ Đồng Đăng 25 năm, chợ có kế hoạch di chuyển mà chúng tôi không được hỏi ý kiến. Chợ Đồng Đăng có lịch sử lâu đời nếu chuyển sang nơi khác xa khu dân cư chúng tôi lo không bán được hàng".
Một số người khác cho rằng địa phương không có các khu công nghiệp, nhà máy nên khi chuyển thành trung tâm thương mại sẽ không có khách, ảnh hưởng tới cuộc sống tiểu thương.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, Chủ tịch tỉnh Phạm Ngọc Thưởng hứa sẽ trả lời bằng văn bản trong vòng 10 ngày.
Bảo Quân
Theo VNE
Người đàn ông 'bắt núi đá đẻ ra tiền' Vách đá dựng đứng trơn tuồn tuột, ông Khìn đào hố rồi đặt gốc mận vào, che chắn cẩn thận để không bị mưa xói mòn. Vụ đầu tiên thu hoạch, người ta tranh nhau mua, tiền thu về vài triệu đồng, lần đầu tiên trong đời ông cầm nhiều tiền như vậy. Nhìn dáng người cao gầy nhưng nhanh nhẹn, chân bước...