Mua tỏi về hay mọc mầm, rang thứ này lên rồi nhét vào túi tỏi, để mãi không hỏng
Hóa ra có cách giữ cho tỏi để lâu không mọc mầm đơn giản thế này mà trước nay rất ít người biết.
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Nhiều người không muốn mất thời gian đi mua tỏi thường xuyên nên hay mua về nhà để ăn dần. Tuy nhiên, với khí hậu có độ ẩm cao, tỏi rất dễ mọc mầm. Tỏi mọc mầm không có hại cho sức khỏe, thậm chí mầm tỏi rất tốt nhưng củ tỏi lại mất hết chất dinh dưỡng. Lúc này ăn củ tỏi không còn thơm ngon nữa. Do đó, người trồng tỏi đã mách bí quyết rất hay để bảo quản tỏi không phải ai cũng biết.
Vậy đó là bí quyết nào, chị em hãy tham khảo cách làm dưới đây nhé:
Trước tiên, khi mua tỏi, bạn cần chọn những củ cầm lên chắc tay. Những củ lép, mốc, mọc mầm thì bỏ đi. Củ tỏi mọc mầm đã bị giảm dinh dưỡng rất nhiều vì còn phải nuôi mầm tỏi. Hơn nữa những củ tỏi mọc mầm kém thơm, ruột to, mềm đi và kém tươi giòn. Do đó tốt nhất bạn không nên mua chúng.
Ngoài ra không nên mua những củ tỏi “há miệng”. Mặc dù tỏi há miệng rất tiện bóc vỏ nhưng việc bảo quản loại tỏi này tương đối khó khăn. Những củ tỏi có lớp vỏ bọc chặt, không dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí nên loại tỏi này có thể bảo quản được lâu hơn. Còn đối với những loại tỏi há miệng, để lâu sẽ dễ bị nấm mốc, hư hỏng vì thế nếu có mua về bạn phải ăn càng sớm càng tốt.
Sau khi mua tỏi xong, chuẩn bị đến khâu bảo quản.
Rửa sạch chảo, cho lên bếp đun cho khô chảo. Sau đó cho một lượng muối thích hợp vào, rang muối trên lửa nhỏ cho muối thật khô. Sau đó tắt bếp, để muối nguội. Đợi muối nguội rồi, cho muối vào túi vải sạch, nếu không có thì dùng khăn giấy bọc lại. Cho bọc muối vào vào túi nilon đựng tỏi, buộc chặt miệng túi lại. Để túi tỏi ở nơi khô ráo, không khí thoáng đãng, mát mẻ.
Mỗi khi muốn sử dụng thì lấy ra đủ lượng tỏi cần thiết, sau đó để thoáng một lúc và buộc chặt túi. Với cách bảo quản này bạn có thể để tỏi lâu mà không mọc mầm. Muối rang có thể hút ẩm, miễn là tỏi không tiếp xúc với hơi ẩm thì tỏi sẽ không dễ mọc mầm. Ngoài ra muối có tác dụng khử trùng, giúp tỏi không bị thối và héo.
Ngoài việc sử dụng muối rang, vẫn còn vài cách bảo quản tỏi, bạn có thể tham khảo:
Dùng gừng: Cắt vài lát gừng, cho gừng vào 1 túi lưới nhỏ, sau đó thả túi gừng vào túi tỏi, buộc kín túi tỏi lại. Gừng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp tỏi không bị nảy mầm hoặc bị khô.
Video đang HOT
Dùng thuốc lá: Cho tỏi vào túi giữ tươi, sau đó cho 2 điếu thuốc lá vào túi tỏi, buộc lại. Chất nicotin trong thuốc lá có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tỏi. Ngoài ra, thuốc lá có tác dụng hút ẩm. Để túi tỏi vào trong tủ lạnh sau khi buộc kín để tỏi không bị hỏng trong một năm. Đây là cách bảo quản đơn giản nhưng lại ít ai ngờ tới.
Dùng lọ thủy tinh: Tỏi sau khi đã lựa được những củ lành lặn thì cho tất cả vào một hũ thủy tinh có nắp hoặc hũ sứ. Đậy chặt nắp lại, để nơi thoáng mát ngoài trời. Bằng cách này tỏi trong một năm sẽ không hỏng.
Treo cao: Cho tỏi vào túi lưới và treo ở nơi thoáng mát, cách làm đơn giản và thiết thực để tránh ẩm mốc.
7 mẹo cực hay để dao làm bếp của bạn lúc nào cũng sắc bén như mới
Dao làm bếp luôn cần phải sắc, nhưng làm thế nào để có thể giữ dao được sắc, bền lại là điều không phải bà nội trợ nào cũng biết.
Dao làm bếp là công cụ quan trọng bậc nhất trong bếp của bạn. Bạn sẽ cần chúng để có thể sáng tạo nên bất kỳ món ăn nào bạn nghĩ đến, nhưng thông thường, tuổi thọ của dao thường không cao, vậy làm cách nào để có thể tiết kiệm cho chiếc ví của bạn với số tiền mua dao hàng năm? Dưới đây chính là 7 mẹo giúp bạn có thể sử dụng dao "dài lâu" mà vẫn "sắc" như ngày mới mua.
1. Không rửa bằng nước rửa chén
Điều này là do dao có thể bị trầy, xước do tiếp xúc với các dụng cụ nhà bếp khác trong quá trình rửa, hay có thể bị xỉn màu do các chất hóa học trong nước tẩy rửa, hay thậm chí chúng có thể làm dao bị cong vênh do quá trình sấy khô dưới nhiệt độ cao.
Thay vì dùng nước rửa bát, hãy rửa dao bằng tay và nước nóng với một miếng bọt biển mềm và một loại dầu rửa bát không có chất tẩy rửa mạnh ngay sau khi sử dụng. Sau đó lau khô dao bằng khăn sạch. Nấm mốc có thể phát triển xung quanh khu vực tay cầm hoặc làm hoen gỉ dao nếu dao vẫn bị ẩm.
2. Luôn rửa sạch dao ngay sau khi sử dụng
Lưỡi dao có thể bị xước hoặc các đầu có thể bị cong hoặc mẻ khi bạn để dao ở bồn rửa với một đống bát đĩa và thức ăn bẩn. Vì vậy hãy luôn luôn rửa sạch dao ngay sau khi sử dụng và đặt chúng ở trên mặt bếp nếu bạn cần phải chờ. Bằng cách này, bạn sẽ không bao giờ quên chúng.
3. Sử dụng các công cụ mài thích hợp
Dù có giữ gìn dao cẩn thận như thế nào đi chăng nữa thì sau một thời gian sử dụng, dao cũng sẽ bị "cùn" đi. Do vậy hãy học cách sử dụng các dụng cụ mài dao để sử dụng chúng một cách thích hợp với từng loại dao. Vì nếu bạn không làm đúng cách, thay vì giúp con dao trở nên sắc như mới, thì có thể bạn đã làm mòn đi quá nhiều lớp kim loại hoặc mài không đều nhau dẫn đến dao dễ bị gãy hoặc mẻ.
4. Bảo quản dao của bạn một cách hợp lý bằng chiếc bảng nam châm
Hãy lưu trữ những con dao trong bếp nhà bạn bằng một tấm bảng có gắn nam châm. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian.
Nếu bạn phải bảo quản dao trong ngăn kéo, hãy mua những chiếc bọc lưỡi dao bằng nhựa để bọc chúng lại khi không dùng đến. Cách này sẽ giúp bạn có thể bảo quản lưỡi dao khi bị va đập, hay tránh làm tổn thương tay khi lấy dao ra.
Đặc biệt, tránh để dao cùng với các vật dụng làm bếp khác, vì chúng có thể làm cong, vênh hoặc hỏng lưỡi dao. Những chiếc khay để dao cũng là lựa chọn tương đối tốt, tuy nhiên, cặn bẩn sẽ khó được làm sạch trong các ngăn kéo, và những chất bẩn này có thể chuyển sang lưỡi dao của bạn.
5. Ưu tiên sử dụng thớt gỗ
Thớt gỗ sẽ luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho những con dao của bạn. Một số gia đình thường có thói quen thái đồ ngay trên mặt đá granite, xi măng, đá cẩm thạch, kính vì sự tiện lợi, nhưng lại không hề để ý rằng chúng có thể sẽ làm "tổn thọ" đến những con dao đắt tiền của bạn.
Những chiếc thớt nhựa cũng khá thân thiện với những con dao nhà bạn, nhưng chúng lại có thể gây ra vi khuẩn, vì vậy hãy chắc chắn khử trùng nếu bạn có ý định dùng thớt nhựa.
6. Không dùng dao sai mục đích
Đôi khi vì lười thay dao, mà chúng ta dùng dao thái thịt để chặt xương, và tất nhiên hậu quả chính là không cách gì có thể cứu chữa con dao đắt tiền. Do vậy hãy sử dụng dao đúng mục đích của từng loại.
7. Mài dao 6 tháng một lần
Giống như bất kỳ vật gì cũng có hạn sử dụng, dao cũng cần được làm mới 6 tháng một lần bằng cách mài.
Hoặc bạn có thể sẽ biết lúc nào cần mài dao khi dùng dao để cắt lát khoai tây, cà chua hay hành nhưng thấy dao cứ bị trượt hoài. Đó chính là lúc bạn cần mang chúng đi mài để lại có thể sử dụng chúng như lúc mới mua.
Những dấu hiệu cảnh báo ngôi nhà bạn đang bị ô nhiễm nội thất Bất kỳ ai cũng mong muốn nơi mình sống thật sạch sẽ, đẹp đẽ và ấn tượng để đảm bảo sức khỏe cho những người thân trong gia đình. Vì vậy, các vấn đề tiềm ẩn như nấm mốc tạo ra mycotoxin là chất độc và cần phải được dọn sạch trước khi chúng gây hại. Mặc dù nấm mốc phát triển mạnh...