Mua thuố.c trên mạng bôi chữa ngứa, thanh niên nhiễm nấm đầy người
Bác sĩ đã xét nghiệm soi tươi và phát hiện các sợi nấm chia đốt trên nền tế bào sừng của bệnh nhân, chẩn đoán xác định người bệnh nhiễm nấm lan tỏa toàn thân.
Ngày 8/11, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh nhân nam (17 tuổ.i, ở Quảng Ninh) có tiề.n sử khỏe mạnh, vào viện vì xuất hiện tổn thương dát, mảng đỏ toàn thân kèm theo ngứa nhiều. Bệnh đã diễn biến 2 năm nay. Ban đầu tổn thương xuất hiện dát, mảng đỏ hình tròn, ngứa ở tay 2 bên.
Bệnh nhân đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuố.c bôi, uống nấm, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt. Một năm nay bệnh nhân tự điều trị thuố.c bôi không rõ loại kèm theo thuố.c mua trên mạng về dùng (không nhãn mác, không rõ thành phần), tổn thương lan rộng toàn thân.
BSCKII. Quách Thị Hà Giang – Khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân xuất hiện các dát, mảng đỏ hình tròn, hình đa cung ở thân mình, tay, chân, có vảy da, xu hướng lành giữa và lan rộng ra xung quanh; có sẩn đỏ, mụn mủ vùng ngực, lưng. Bệnh nhân ngứa nhiều tại vùng tổn thương.
Bệnh nhận được chỉ định đi làm một số xét nghiệm như soi tươi tìm sợi nấm có phát hiện các sợi nấm chia đốt trên nền tế bào sừng; công thức má.u bình thường; sinh hóa má.u: chức năng gan, thận trong giới hạn bình thường.
Hình ảnh sợi nấm chia đốt trên tiêu bản nhuộm soi KOH. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm nấm da toàn thân, chỉ định điều trị với Itraconazole 200mg/ngày, thuố.c bôi nấm tại chỗ. Sau 5 ngày điều trị, tổn thương da cải thiện, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị theo đơn tại nhà và hướng dẫn chế độ sinh hoạt, vệ sinh phù hợp để hạn chế tái phát.
Biểu hiện của nhiễm nấm da
Theo BSCKI. Dương Thị Thúy Quỳnh – Khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh da do nấm sợi (dermatophytes) là tình trạng nhiễm nấm nông ngoài da, bao gồm nấm thân, nấm mặt, nấm bẹn, nấm bàn tay, nấm bàn chân.
Yếu tố nguy cơ chủ yếu liên quan đến nuôi hoặc tiếp xúc với động vật; thể trạng béo và ra nhiều mồ hôi; sử dụng xà phòng có chứa alkaline; thường xuyên đi giày, sử dụng bồn tắm hoặc bể bơi công cộng.
Video đang HOT
Tổn thương cơ bản là dát, mảng đỏ hình tròn hay hình đa cung, có vảy da, xu hướng lành giữa, lan rộng ra xung quanh và ngứa nhiều.
Bệnh đáp ứng tốt với điều trị, nhưng thường hay tái phát và có thể cần điều trị dự phòng lâu dài.
Dát, mảng đỏ hình tròn, đa cung ở tay, thân mình. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ cho biết thêm, nhiễm nấm da là bệnh do nấm nông gây nên ở da, thường gặp ở các nước vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm. Bệnh do nấm sợi Dermatophytosis là bệnh nấm ngoài da phổ biến trên toàn thế giới và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổ.i. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm soi tươi tìm nấm.
Tùy theo từng mức độ của bệnh, các bác sĩ có thể dùng thuố.c bôi, uống đơn thuần hoặc kết hợp. Đáp ứng với điều trị khá tốt trong vòng 1-2 tuần điều trị. Việc sử dụng thuố.c điều trị không đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiệm trọng hơn và cần thời gian điều trị kéo dài hơn.
Do đó khi bệnh nhân có dấu hiệu mắc bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nâng cao năng lực cấp cứu cho y, bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng và các trung tâm y tế
Trong 2 ngày ngày 23 và 24/9, Bệnh viện Đà Nẵng phối hợp với Đoàn công tác Mayo Clinic (Hoa Kỳ) tổ chức Hội nghị quốc tế nâng cao năng lực cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2024.
Hội nghị này góp phần nâng cao năng lực cấp cứu cho đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng và trung tâm y tế tuyến quận, huyện ở thành phố Đà Nẵng.
Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Đà Nẵng tổ chức Hội nghị chuyên ngành cấp cứu. Tại Hội nghị, các chuyên gia, bác sĩ trong Đoàn công tác của Mayo Clinic (Hoa Kỳ) trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng trong cấp cứu cho các bác sĩ ở Bệnh viện Đà Nẵng và trung tâm y tế các quận, huyện của thành phố Đà Năng. Đó là kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao, quản lý đường thở trong cấp cứu, siêu âm tim cấp cứu, siêu âm FAST.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng, bác sĩ chuyên khoa II hồi sức cấp cứu, Trưởng trạm cấp cứu Hải Châu, Trung tâm cấp cứu thành phố Đà Nẵng cho biết đã tiếp thu được khá nhiều kiến thức bổ ích trong kỹ năng lâm sàng, các kỹ năng cấp cứu ban đầu: "Đoàn bác sĩ Hoa Kỳ đã cập nhật cho chúng tôi nhiều kiến thức cấp cứu cơ bản cũng như nâng cao.
Thứ hai là nâng cao về kỹ năng lâm sàng, làm thế nào cho tốt, rồi các kỹ thuật can thiệp khác như mở khí quản cấp cứu, siêu âm cấp cứu. Chúng tôi cũng cố gắng để áp dụng, truyền đạt lại kiến thức cho anh em".
TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng (bên trái) cùng chia sẻ
Tại Hội nghị, các bác sĩ, chuyên gia Đoàn công tác của Mayo Clinic (Hoa Kỳ) trình bày các báo cáo khoa học với nhiều nội dung phong phú về chuyên ngành cấp cứu như: siêu âm trong cấp cứu và hồi sức tim mạch nâng cao, cập nhật những tiến bộ mới trong y học cấp cứu, hệ thống cấp cứu ngoại viện, tập huấn và áp dụng quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản.
Chị Lê Thị Tâm, Điều dưỡng Trưởng phụ trách hồi sức cấp cứu, Trung tâm y tế quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng cho biết: "Trước khi đến với Hội nghị tôi cũng rất quan tâm về vấn đề sơ cứu đán.h giá phân loại ban đầu và không ngờ đến với Hội nghị đúng như mong muốn của mình, được tiếp nhận rất nhiều kiến thức. Điều dưỡng sẽ có kỹ năng hơn trong đán.h giá ban đầu, phân loại ban đầu, giúp cho bác sĩ nhận định nhanh, điều trị nhanh, tiếp cận bệnh nhân kịp thời và phân loại đúng bệnh nhân. Hội nghị này rất hữu ích đối với điều dưỡng và cá nhân tôi".
Chị Lê Thị Tâm (áo xanh đen), Điều dưỡng Trưởng phụ trách hồi sức cấp cứu,
Các chuyên gia hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu
Từ ngày 23 đến 27/9, Đoàn công tác của Mayo Clinic (Hoa Kỳ) gồm 36 thành viên thuộc các chuyên ngành như cấp cứu, nội thần kinh, huyết học truyền má.u, chẩn đoán hình ảnh, vi sinh, da liễu, nội hô hấp, phụ sản, ngoại tiết niệu... chia sẻ nhiều kinh nghiệm chuyên môn và định hướng hợp tác phát triển trong tương lai.
Bác sĩ Autumn Brogan, bác sĩ Cấp cứu, Mayo Clinic (Hoa Kỳ) cho biết: "Nhiệm vụ quan trọng nhất của bác sĩ đối với y học cấp cứu đó là làm sao để nâng cao năng lực cũng như cải tiến việc thực hành y học cấp cứu. Bác sĩ cấp cứu là đội ngũ tiếp đón bệnh nhân đầu tiên khi họ gặp những vấn đề sức khỏe và tầm quan trọng của việc tiếp đón đầu tiên cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hồi phục cũng như tỉ lệ t.ử von.g và tỉ lệ thương tật vĩnh viễn của bệnh nhân. Chúng tôi đến Hội nghị với một tâm thế sẵn sàng học hỏi và cũng muốn các bạn biết rằng, chúng tôi cũng sẵn sàng học hỏi ngược lại ở phía các bạn".
TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng phát biểu tại Hội nghị
Các chuyên gia đang hướng dẫn sử dụng các thiết bị y tế
Bác sĩ Autumn Brogan, bác sĩ Cấp cứu, Mayo Clinic (Hoa Kỳ) chia sẻ kinh nghiệm
Được biết, năm 2023 Bệnh viện Đà Nẵng đã cùng Mayo Clinic (Hoa Kỳ) ký kết và triển khai biên bản ghi nhớ hỗ trợ hợp tác giữa hai bên.
Thông qua chương trình này, các bác sĩ là chuyên gia đầu ngành của các lĩnh vực khác nhau tại Mayo Clinic đã đến, làm việc, chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn giúp các bác sĩ tại Bệnh viện Đà Nẵng. TS.BS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng nhấn mạnh, cấp cứu đóng vai trò quyết định trọng việc cứu sống bệnh nhân. Nhất là trong những tình huống nguy kịch, việc sơ cấp cứu ban đầu đúng cách sẽ làm giảm tỷ lệ t.ử von.g. Do đó, việc nâng cao năng lực cấp cứu là cần thiết và tối quan trọng.
BS Lê Đức Nhân cho biết thêm, có 100 bác sĩ, điều dưỡng trung tâm y tế các quận, huyện ở Đà Nẵng được tập huấn kỹ năng nâng cao năng lực cấp cứu: "Chúng tôi hết sức ấn tượng với các diễn giả từ Mayo Clinic (Hoa Kỳ). Chúng tôi, những bác sĩ bệnh viện Đà Nẵng được các bạn cầm tay chỉ việc và thực sự tôi rất ấn tượng với các phương pháp truyền tải các kinh nghiệm cũng như các phương pháp tiếp cận cấp cứu. Tôi nghĩ rằng không thể hữu ích hơn nếu chúng tôi không tận dụng tất cả những cơ hội như thế này trong phát triển y học của Đà Nẵng".
Dấu hiệu nghi ngờ đang mắc đậu mùa khỉ Tôi đang sốt nhẹ và người có nổi một vài mụn nước. Tôi lo sợ mình bị mắc đậu mùa khỉ. Xin hỏi bệnh này có những dấu hiệu nào? Tôi đang sốt nhẹ và người có nổi một vài mụn nước. Tôi lo sợ mình bị mắc đậu mùa khỉ. Xin hỏi bệnh này có những dấu hiệu cụ thể nào? Bộ...