Mua thuốc lá dễ như mua… rau
Hiện nay, tại nhiều cổng trường học, thuốc lá đang được bày bán công khai mà không bị bất cứ một lực lượng chức năng nào xử lý. Thuốc lá còn được bán với giá rất rẻ, một điếu thuốc còn rẻ hơn cả mớ rau. Vì vậy, học sinh, người vị thành niên hoàn toàn có thể mua thuốc để sử dụng.
Trẻ em 12 tuổi đã biết hút thuốc
Theo Quỹ Phòng chống tác hại (PCTH) thuốc lá, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Trung bình cứ 2 nam giới từ 15 tuổi trở lên có 1 người hút thuốc. Phần lớn người hút thuốc bắt đầu hút khi còn rất trẻ. 56% người hút thuốc bắt đầu hút trước tuổi 20. Nguyễn Văn Nam – học sinh lớp 12 trường THPT Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết em hút thuốc được 2 năm. Ban đầu chỉ là hút theo bạn bè để thể hiện mình là người lớn, dần dần thành nghiện. “Em thấy thuốc lá cũng không ngon gì, nhưng bạn bè hút, mình cũng hút theo thành quen” – Nam tâm sự.
Tỷ lệ người trẻ hút thuốc lá còn cao (ảnh minh hoạ). Ảnh: Tư liệu
Ông Nguyễn Tuấn Lâm – đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho rằng, việc thuốc lá được bày bán tràn lan, giá rẻ là một trong những nguyên nhân chính khiến thanh niên càng có nhiều cơ hội để tiếp cận. Không chỉ tuổi vị thành niên, nhiều học sinh cấp 2 chỉ 12-13 tuổi cũng sử dụng thuốc lá.
Ông Lâm cũng cho biết, hiện nay Vape – thuốc lá điện tử được quảng bá mạnh mẽ trên nhiều trang mạng internet về sự hấp dẫn và sành điệu khi sử dụng. Thậm chí, các sản phẩm này còn được quảng cáo có tác dụng cai nghiện thuốc lá truyền thống. Điều này không những thu hút thanh thiếu niên tham gia sử dụng mà còn gây hiểu lầm về sự an toàn cho sức khoẻ khi sử dụng. Giá thuốc lá rẻ và việc mua thuốc lá quá dễ dàng không những tạo điều kiện cho thanh thiếu niên hút thuốc mà còn gây ra những khó khăn cho công tác phòng chống tác hại của thuốc lá.
Để ngăn ngừa và giảm tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên, một trong những ưu tiên trong các hoạt động PCTH thuốc lá do Quỹ PCTH thuốc lá hỗ trợ cho các tỉnh thành phố là truyền thông PCTH tác hại thuốc lá trong trường họ
Video đang HOT
Thống kê của Quỹ PCTH thuốc lá cho thấy, năm 2015 các đơn vị đã tổ chức được hơn 1.000 buổi truyền thông trực tiếp cho 22.673 người về tác hại của thuốc lá. Có hơn 400 trường trung học phổ thông, 457 trường trung học cơ sở thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên, thầy cô giáo và học sinh về tác hại của thuốc lá cũng được quan tâm.
Ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, nhờ những nỗ lực trên mà tỷ lệ hút thuốc lá trong thanh niên cũng đã giảm xuống. Điều tra toàn cầu năm 2014 về tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm từ 3,3% năm 2007, xuống 2,5% năm 2014. Bên cạnh đó tỷ lệ hút thuốc lá thụ động giảm từ 66,5% xuống 47,7%. Điều này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc và nhận thức về tác hại của thuốc lá trong cộng đồng đang có những biến chuyển tích cực.
Gánh nặng lớn
Kết quả điều tra năm 2016 cũng cho thấy, so với năm 2010 tỷ lệ hút thuốc trong nam giới Việt Nam có xu hướng giảm (từ 47,4% xuống 45,3%), trong đó tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm 6,5%. Đặc biệt tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nơi làm việc giảm 13,3%, hút thuốc thụ động tại trường đại học, cao đẳng giảm 16,4%, tại nhà hàng giảm 4,2%, trên phương tiện giao thông công cộng giảm 15%, hút thuốc thụ động tại cơ sở chăm sóc y tế giảm 5,2%.
Không chỉ thanh niên, tỷ lệ người hút thuốc ở các độ tuổi khác cũng khá cao. Điều này đã gây ra các tác hại rất lớn về mặt sức khỏe và kinh tế tại Việt Nam. Theo điều tra tại Bệnh viện K năm 2000, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%. Nghiên cứu năm 2011 của Viện Chiến lược và chính sách y tế cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật. Theo Tổ chức Y tế thế giới, số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.
Ông Nguyễn Tuấn Lâm – Đại diện cho Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết, bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá cũng gây ra các gánh nặng kinh tế không chỉ cho bản thân người bệnh mà còn cho cả gia đình họ và toàn xã hội. Điều tra của các tổ chức có liên quan cũng cho thấy, năm 2015, người Việt Nam đã bỏ ra 31.000 tỷ đồng để mua thuốc lá. Số tiền mua thuốc lá trung bình hàng năm của một người hút thuốc là 2,7 triệu đồng.
Trước đó, vào năm 2013, Việt Nam đã phải chi hơn 23.000 tỷ đồng cho chi phí điều trị và chi phí do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm do các căn bệnh có liên quan tới hút thuốc. Cụ thể là 5 nhóm bệnh ung thư như: Phổi, ung thư đường tiêu hóa-hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột qụy. Trong khi đó, số tiền do ngành công nghiệp thuốc lá đóng góp cho ngân sách nhà nước năm 2013 chỉ là khoảng 18.000 tỷ đồng
Theo Danviet
Cấm hút thuốc tại quán: Khỏe khách hàng, tăng lợi ích
Mặc dù đã có những chính sách kiểm soát, phòng chống khá hiệu quả, nhưng tỷ lệ người hút thuốc ở một số địa điểm công cộng như nhà hàng, quán bar, quán cà phê vẫn khá cao.
Việc người dân hút thuốc tại quán ca phê khá phổ biến (Ảnh: Minh Nguyệt).
Thực tế này được chỉ ra tại hội thảo cung cấp thông tin về thực thi nhà hàng không khói thuốc được tổ chức ngày 16.11.
82% khách ủng hộ không khói thuốc
Khảo sát mới đây (năm 2015) của Tổ chức Healthbridge thì có tới 76% khách hàng cho rằng quy định cấm hút thuốc lá trong nhà hàng là có ích; 82% khách hàng ủng hộ thực thi nhà hàng không khói thuốc, trong đó 56% khách hàng hút thuốc ủng hộ. Chỉ có 14% khách hàng hút thuốc không ủng hộ.
Bác sĩ Phạm Thị Hoàng Anh cho biết: "Có 8 tiêu chí để xây dựng nhà hàng không khói thuốc, trong đó có nội dung hoặc biển báo cấm hút thuốc trong nhà hàng; không có gạt tàn, bật lửa trên bàn; không có hiện tượng hút thuốc và đầu mẩu thuốc lá trong nhà hàng; nhân viên nhắc nhở khách hàng không hút thuốc; có hình thức xử phạt với nhân viên hút thuốc lá trong nhà hàng...".
Điều tra năm 2015 của Bộ Y tế cũng cho thấy, tỷ lệ người hút thuốc lá thụ động ở một số điểm công cộng ở mức cao ngất ngưởng. Dẫn đầu là quán bar (80,7%) và cà phê (99,1%), tiếp sau đó là nhà với 59%, nơi làm việc gần 43%. Điều đặc biệt, ở một số nơi giao thông công cộng nhờ Bộ Giao thông- Vận tải đưa vào nội quy cấm thuốc lá nên tỷ lệ người hút thuốc lá, và hút thuốc lá thụ động giảm đáng kể. Năm 2010 là 34,3% thì năm 2015 chỉ còn có 9,4%.
Theo bác sĩ Phạm Thị Hoàng Anh - Giám đốc Tổ chức Healthbridge Canada tại Việt Nam thì khói thuốc chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có khoảng 69 chất gây ung thư. Người thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ có nguy cơ mắc các bệnh gây ung thư phổi, tim mạch bệnh đường hô hấp, tăng nguy cơ làm dị tật bẩm sinh, đẻ non, thậm chí là đột quỵ, tử vong ở trẻ sơ sinh...
Lo ngại chế tài xử phạt còn nhẹ
Về giải pháp để đẩy mạnh thực thi quy định nhà hàng không khói thuốc tại quận Cầu Giấy, bà Nguyễn Thị Tô Hiền- Trưởng Phòng Y tế quận Cầu Giấy cho biết thời gian gần đây Ủy ban cũng đã tổ chức mở 2 lớp tập huấn cho chủ nhà hàng. Có 120/250 nhà hàng ký cam kết thực hiện nhà hàng không khói thuốc.
"Để tập huấn, chúng tôi đã phải chọn kỹ các đối tượng. Chỉ chịu tập huấn với chủ nhà hàng, quán bar bởi chỉ có họ sau khi tập huấn mới đưa ra được quyết định áp dụng và ký cam kết thực hiện"- bà Hiền nói.
Thực tế, qua quá trình triển khai bà Hiền cũng cho biết có nhiều nhà hàng chủ động, xây dựng nội quy phòng chống tác hại của thuốc lá mà không cần đợi tới đợt tập huấn cả đơn vị. Ví dụ như, có nhà hàng xây dựng hẳn nội quy không phục vụ khách hút thuốc, không tuyển nhân viên hút thuốc lá, phạt tiền, trừ tiền lương nếu nhân viên vi phạm nội quy...
Bà Đoàn Thu Huyền - Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay các nhà hàng, quán bar làm khá tốt công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Một số đơn vị chưa làm tốt, hoặc làm chưa đầy đủ thì mình đưa vào văn bản kiểm tra, sau 10 ngày để hoàn thiện, khắc phục. Nếu các cơ sở có vi phạm, không hợp tác, tỏ ra chống đối thì sẽ bị lập biên bản xử phạt hành chính.
"Năm 2015, quỹ phối hợp với thanh tra Bộ Y tế đã xử phạt được hơn 100 đơn vị, thu 91 triệu đồng, một con số khiêm tốn nhưng nó là một tín hiệu tốt để cảnh báo những đơn vị không hợp tác thực hiện. Từ giờ tới cuối năm 2016 đoàn Bộ Y tế cũng đang tiến hành thanh tra, nếu phát hiện sẽ xử phạt ngay"- bà Hiền nói.
Bà Hiền cũng phủ nhận ý kiến của một số người cho rằng việc quy định xử phạt hành vi vi phạm về phòng chống tác hại thuốc lá trong nhà hàng như Nghị định 176/2013 quy định là quá nhẹ. Bà Hiền cho rằng, việc xử phạt với những lỗi vi phạm là rất nặng.
Theo Danviet
Việt Nam có trên 11.500 trẻ em bị chết đuối mỗi năm Đây là con số thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố. Và, Việt Nam cũng là quốc gia có số trẻ em bị chết đuối đứng (cao) thứ 2 trên thế giới. Việt Nam có trên 11.500 trẻ em bị chết đuối mỗi năm. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Các cuộc thăm dò tại các khu...