Mua thuốc hạ sốt phải khai báo y tế: “Nhiều người bỏ về không mua”
Theo phản ánh của chủ các cửa hàng thuốc, nhiều người vẫn có tâm lý ngại khai báo y tế khi đi mua thuốc ho, thuốc hạ sốt theo quy định của TP Hà Nội.
Ngày 13/4, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Sở Y tế Hà Nội phải rà soát thông tin tất cả các hiệu thuốc, với các trường hợp mua thuốc cảm, ho, sốt ….phải khai báo y tế ngay lập tức, thông tin kịp thời cho trạm y tế phường lấy mẫu xét nghiệm.
Người đứng đầu TP Hà Nội yêu cầu, nếu hiệu thuốc nào bỏ sót trường hợp này phải xử nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, tước giấy phép hoạt động vĩnh viễn.
Hà Nội yêu cầu người có biểu hiện ho, sốt, cảm cúm phải khai báo y tế khi đến mua thuốc.
Theo ghi nhận của phóng viên, sau gần 2 ngày có thông báo trên, sáng 15/4, nhiều cửa hàng thuốc trên địa bàn thành phố Hà Nội đã yêu cầu người đến mua các loại thuốc giảm sốt, ho, thuốc cảm phải khai báo y tế.
Tại cửa hàng thuốc Nghĩa Hưng trên phố Đội Cấn (phường Cống Vị, Ba Đình), trong vai người đi mua thuốc hạ sốt. Ngay lập tức phóng viên được đo thân nhiệt, hỏi thời gian có biểu hiện sốt, có hay không các dấu hiệu như ho, ngạt mũi, rát họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi cơ, sau đó mới được bán thuốc và yêu cầu điền các thông tin dịch tễ vào tờ khai báo y tế.
Chị Trần Thu Nga, dược sỹ tại cửa hàng cho biết, từ ngày 14/5, các cửa hàng thuốc đã nhận được thông báo từ Sở y tế Hà Nội đối vơi các trường hợp đi mua thuốc cảm, hạ sốt, thuốc ho…Do đó, việc khai báo y tế là bắt buộc với những người mua các loại thuốc trên.
Nhân viên tại cửa hàng thuốc này cũng yêu cầu, người có các biểu hiện sốt cao, ho, hắt hơi, sổ mũi, rát họng cần tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà và nên đi khám lại tại cơ sở y tế gần nhất.
“Trong những ngày gần đây, số người đi mua thuốc không nhiều, đặc biệt là các loại thuốc ho, thuốc cảm. Tuy nhiên, với những người đến mua, chúng tôi đều giải thích để người dân hiểu đây là biện pháp nhằm đảm bảo an toàn. Mọi thông tin cá nhân trên tờ khai đều được bí mật. Ban đầu có nhiều người vẫn e ngại, nhưng sau khi giải thích, hiểu ra vấn đề, người mua thuốc đều hợp tác”, chị Nga cho biết.
Dược sỹ Trần Thu Nga cho biết nhiều người vẫn có tâm lý e ngại khi được yêu cầu khai báo y tế.
Tại cửa hàng thuốc Pharmacity tại Đội Cấn (Ba Đình), anh Hoàng Minh Sang, nhân viên bán thuốc cũng có sẵn các mẫu khai báo y tế đối với những khách hàng đến mua thuốc ho, hạ sốt. “Trước khi có yêu cầu của Hà Nội, nếu gặp những khách hàng có biểu hiện như sốt, ho, ho có đờm, rát họng, tức ngực, khó thở, đau cơ, chúng tôi đều đã khuyến cáo họ tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu không đỡ, thì đến ngay các bệnh viện gần nhất để kiểm tra. Còn sau khi có yêu cầu khai báo y tế bắt buộc, một số người có tâm lý thoải mái, song cũng có khách hàng chưa thực sự hiểu đúng và yên tâm. Chúng tôi lại phải tư vấn rằng đây là biện pháp nhằng kiểm soát dịch bệnh, không phải cứ khai báo y tế, ho sốt sẽ bị đưa đi cách ly để người dân yên tâm”, nhân viên tại đây cho biết.
Tại hiệu thuốc Minh Hiếu (Vĩnh Hồ, Đống Đa), quầy bán thuốc đều có màn chắn giữa người bán và người mua, nước rửa tay sát khuẩn, ngay tại cửa có dán các thông báo hướng dẫn đảm bảo vệ sinh trong mùa dịch.
Dược sỹ Nguyễn Văn Trung, chủ cửa hàng thuốc Minh Hiếu cho biết, những ngày gần đây, do đang trong giai đoạn cách ly xã hội, số người đến mua thuốc không đông. Số lượng người đến mua các loại thuốc cảm cúm, ho, sốt cũng rất ít.
Video đang HOT
“Ngay từ ngày 14/5, chúng tôi đã được phường Ngã Tư Sở thông báo về việc lấy thông tin khách hàng có những hiểu hiện ho sốt. Nhưng tỷ lệ người đến mua rất ít. Một số bệnh nhân có các bệnh lý mãn tính như viêng xoang, là khách quen nên chúng tôi đã nắm được tình trạng sức khỏe. Song đang trong giai đoạn dịch bệnh, nên các dược sỹ vẫn yêu cầu về nhà theo dõi và không ra ngoài khi cần thiết.
Một số người mua dự phòng. Cũng có những người đến mua thuốc, khi được thông báo về việc kê khai y tế tỏ ra rất ái ngại, có người bỏ về luôn vì tâm lý sợ bị đưa đi cách ly. Ngoài việc bán thuốc, những ngày này, nhân viên y tế tại cửa hàng còn phải giải thích cho khách hàng hiểu và tuân theo đúng quy định. Một số trường hợp có biểu hiện ho sốt, có lịch sử di chuyển từ nước ngoài về, nhưng nhất định không khai báo y tế, nên chúng tôi đã từ chối bán thuốc. Bên cạnh đó cũng có những khách hàng e ngại khi phải khai báo cả thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ nhà cụ thể….”, anh Trung cho biết.
Chị Nguyễn Thu Quỳnh, hiệu thuốc tại phố Hoàng Văn Thái, Khương Trung (Thanh Xuân) cho rằng, việc thực hiện khai báo y tế trong thời điểm này là cần thiết, nhằm kiểm soát tốt hơn dịch bệnh. “Những người bán hàng như chúng tôi, tiếp xúc với nhiều người hơn nên nguy cơ lây nhiễm cũng nhiều hơn. Thực hiện tờ khai y tế giúp kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn, nhưng không phải ai cũng hợp tác. Cũng có những người mua thuốc về dự trữ dù chưa có các dấu hiệu như ho, sốt do đó họ sẽ ngại khai báo thông tin. Những người nào không khai thì chúng tôi không bán”./.
N.T
7.000 hiệu thuốc phải khai báo người mua thuốc ho, sốt
Yêu cầu này xuất phát từ diễn biến ca bệnh của bệnh nhân 243: khi có biểu hiện ho, sốt, bệnh nhân này đã ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc về uống, sau khi hết sốt người này đi lại khắp nơi...
Lực lượng chức năng túc trực tại vị trí chốt ra vào thôn Hạ Lôi, khu vực này đã bị phong tỏa từ 7-4 đến nay - Ảnh: NAM TRẦN
"Đây là nhiệm vụ tham gia phòng chống dịch, nếu hiệu thuốc nào có người đến mua thuốc ho, sốt, cảm... để sót không khai báo y tế, không thông báo cho y tế phường, sau này có thể xem xét tước giấy phép kinh doanh" - chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo.
Tất cả các phòng khám tư nhân, các trạm y tế, các bác sĩ tư nhân, cơ sở khám chữa bệnh cũng phải yêu cầu khai báo y tế...
"Tập trung cao nhất dập ổ dịch COVID-19 ở Hạ Lôi."
Chủ tịch UBND TP Hà Nội NGUYỄN ĐỨC CHUNG
Lây nhiễm do thói quen ho, sốt tự mua thuốc uống
Ngày 13-4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Sở Y tế Hà Nội phải thông tin tới 7.000 hiệu thuốc trên địa bàn về nhiệm vụ tham gia phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, ngành y tế phải yêu cầu tất cả các hiệu thuốc khi bán cho những trường hợp mua thuốc cảm, sốt, ho phải có khai báo y tế và báo ngay cho y tế của phường tổ chức lấy mẫu xét nghiệm với COVID-19.
Tất cả các phòng khám tư nhân, các trạm y tế, các bác sĩ tư nhân, cơ sở khám chữa bệnh cũng phải yêu cầu khai báo y tế với những bệnh nhân ho, sốt, khó thở đến khám, sau đó phải thông báo để lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ.
Yêu cầu này xuất phát từ diễn biến ca bệnh của bệnh nhân 243. Qua kiểm tra dịch tễ cho thấy bệnh nhân 243 có biểu hiện ho, sốt đã tự đi mua thuốc điều trị tại một nhà thuốc gần nhà. Sau khi tự uống thuốc, bệnh nhân có biểu hiện bình thường và đã đi lại khắp nơi (như chợ hoa, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc)...
Thói quen hơi bị cảm sốt là tự ra ngoài, đến nhà thuốc mua thuốc về uống là việc lâu nay của người dân Việt, điều này dẫn đến khó kiểm soát nhiều ca bệnh có nguy cơ mắc COVID-19.
Biện pháp phong tỏa toàn thôn, cách ly y tế trong thôn Hạ Lôi là cực kỳ quan trọng.
PGS TRẦN NHƯ DƯƠNG
Hạ Lôi: đến từng nhà đo thân nhiệt mỗi ngày
Theo ông Trần Như Dương, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, từ ca mắc COVID-19 đầu tiên tại thôn là bệnh nhân 243, sau khi khoanh vùng nhanh gọn, chỉ qua mấy ngày xét nghiệm đã phát hiện thêm nhiều trường hợp dương tính với COVID-19, đến nay đã có 12 người tại thôn mắc bệnh.
Với thôn Hạ Lôi, nguồn bệnh COVID-19 đã xâm nhập trong cộng đồng. "COVID-19 là kẻ thù giấu mặt không ai biết được, qua xét nghiệm sàng lọc mới phát hiện. Điều đó cho thấy mầm bệnh đã len lỏi vào từng gia đình, từng ngóc ngách ngõ xóm ở Hạ Lôi" - ông Dương nói.
66 tổ được thành lập trong thôn Hạ Lôi, mỗi tổ phụ trách hơn 40 hộ gia đình, thực hiện đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để đo thân nhiệt hằng ngày và theo dõi về y tế.
Phong tỏa, không phải cách ly
Kết luận tại cuộc họp về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn, đặc biệt là tâm dịch tại thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết với 11.000 nhân khẩu trong thôn Hạ Lôi, từ ca bệnh đầu tiên đã xét nghiệm sàng lọc diện rộng nơi đây. 7.000 mẫu xét nghiệm có kết quả đã phát hiện 9 trường hợp mắc COVID-19, còn 3.000 mẫu xét nghiệm đang chờ kết quả.
Sau khi phát hiện bệnh nhân liên quan đến chợ hoa ở xã Mê Linh, Bộ Y tế đã ra thông báo tìm những người đến chợ hoa Mê Linh từ ngày 20-3 đến nay. Tuy nhiên, với mục tiêu rà soát triệt để, chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu phải rà soát từ thời điểm ngày 15-3.
Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu ngành y tế, các quận huyện phải nhìn nhận thôn Hạ Lôi như "Bệnh viện Bạch Mai thu hẹp" và phải coi những ai đi về thôn này đều có nguy cơ lây nhiễm, rà soát tất cả những ai liên quan như đã làm với yếu tố ở ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai lúc trước.
Ông Chung quán triệt rõ: "Biện pháp với thôn Hạ Lôi là phong tỏa chứ không phải cách ly, vì vậy phải thiết quân luật nhà nào ở nhà đó".
Ho, sốt phải lấy mẫu xét nghiệm
Ngày 13-4, thông tin bệnh nhân COVID-19 số 262 trước đó đã ho, sốt nhưng vẫn đi làm ở Công ty Samsung Display khiến nhiều người lo ngại ổ dịch lây lan trong cộng đồng gia tăng trở lại.
Bệnh nhân 262 là nhân viên kiểm tra chất lượng của Công ty Samsung Display tại Bắc Ninh, mắc bệnh nhưng vẫn đi làm từ ngày 31-3 đến 7-4. Bệnh nhân cũng là người ở trong ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, Hà Nội, đến nay đã có 12 bệnh nhân (đều liên quan bệnh nhân 243).
Sau Bạch Mai nổi lên Hạ Lôi
Theo thông tin từ Bộ Y tế, thời gian qua có 4 ổ dịch chính từ cộng đồng, trong đó ổ dịch quán bar Buddha ở TP.HCM, Bệnh viện Bạch Mai và tỉnh Hà Nam đã không ghi nhận thêm bệnh nhân mới, nhưng riêng ổ dịch ở Mê Linh lại nổi lên, liên tiếp có thêm bệnh nhân mới được phát hiện. Trong 1 tuần đã có 12 bệnh nhân, bao gồm cả người tiếp xúc với bệnh nhân - F1 và người tiếp xúc với F1, tức F2 ở ổ dịch này.
Lo ngại gia tăng khi bệnh nhân 262 lây từ ổ dịch Hạ Lôi có 1 tuần (đã có sốt) lại tiếp tục đi làm bằng xe buýt công ty cùng 40 người khác hằng ngày. Qua rà soát, ngày 13-4 Ban chỉ đạo chống dịch tỉnh Bắc Ninh cho biết đã cách ly 1 phân xưởng của Samsung Bắc Ninh, đưa 44 người trong số 106 người F1 liên quan bệnh nhân 262 đi cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Bắc Ninh.
Mối lo ngại khác là ngay từ Mê Linh, khi phát sinh ổ dịch từ chợ hoa Mê Linh, xã Mê Linh. Người bán hoa từ chợ này lại đi bán khắp thành phố, chưa kể chợ hoa trước khi phát sinh ổ dịch này luôn có khách du lịch từ nhiều nơi.
Việc Hà Nội dự định cách ly thêm 1 thôn của xã Mê Linh và tìm người liên quan đến chợ hoa nhằm mục đích dập dịch. Đến 13-4, đại diện Bộ Y tế cho biết đã có nhiều người mua bán hoa ở chợ Mê Linh từ 20-3 đến nay nhắn tin vào số điện thoại 8889 để được theo dõi sức khỏe.
Xét nghiệm: chuyển từ người cách ly sang cộng đồng
Đại diện Bộ Y tế cho biết trong chiến lược tới đây, khi số người phải đi cách ly ở Việt Nam đã giảm, nhóm xét nghiệm nghiên cứu cộng đồng, với nhóm đích là nhóm ẩn, như người làm nghề tự do, đi lại nhiều vào thời điểm, người nghiện chích ma túy, nhóm lái xe... Đồng thời chuyển hình thức xét nghiệm sang xét nghiệm nhanh, với loại test xét nghiệm mới cũng do Việt Nam sản xuất cho kết quả nhanh hơn nhiều so với loại đang sử dụng hiện nay (dưới 10 phút). ( LAN ANH)
Hạ Lôi "thiết quân luật" nhà nào ở nhà đó
Đồ họa: T.ĐẠT
Ngày 13-4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu việc phong tỏa tại thôn Hạ Lôi phải đúng nghĩa "thiết quân luật" nhà nào ở nhà đó để các lực lượng truy tìm nguồn bệnh, dập COVID-19 vì trong thôn liên tiếp phát hiện các ca mắc COVID-19 ở các xóm khác nhau.
PGS Trần Như Dương nói "phải rà từng nhà tìm nguồn bệnh ở tâm dịch Hạ Lôi" tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội. Ông Dương cho biết sau những ngày ở tâm dịch thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) có thể khẳng định "ổ dịch COVID-19 tại thôn Hạ Lôi rất phức tạp về dịch tễ".
Bà con được cung ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm
PGS Trần Như Dương cho biết: "Ngày nào chúng tôi cũng ở trong thôn, cuộc sống vẫn rất bình yên. Huyện và xã cung ứng lương thực, thực phẩm đầy đủ, không để bà con phải thiếu thốn bất cứ một cái gì. Mọi người ủng hộ chung sức chung lòng thì hoan nghênh nhưng bảo phải đến cứu trợ ở đây thì không, không có gì phải cứu trợ. Mỗi gia đình được cấp 1 thẻ "thông hành" để đi ra ngoài phục vụ nhu cầu của gia đình, hoạt động theo ngày chẵn lẻ để đảm bảo giãn cách xã hội".
XUÂN LONG
Tuổi trẻ Hội An chung tay phòng, chống dịch Covid-19 Với những hành động thiết thực như tặng khẩu trang, nước sát khuẩn miễn phí, hỗ trợ người dân khai báo y tế... Thành đoàn Hội An đã góp phần cùng thành phố phòng, chống dịch Covid-19. Anh Hồ Khá - Bí thư Thành đoàn Hội An - cho biết, thời gian qua Thành đoàn Hội An đã ra quân hơn 30 đợt...