Mùa thu hoạch quế vùng cao Quảng Ngãi
Tháng 4 nắng hạn là thời gian cao điểm hàng nghìn người dân ở vùng cao huyện Tây Trà và Trà Bồng (Quảng Ngãi) tất bật thu hoạch, chế biến sản phẩm quế đưa đi tiêu thụ khắp thị trường trong, ngoài nước.
Huyện vùng cao Trà Bồng và Tây Trà hiện có gần 5.000 ha quế. Thời điểm quế mang lại lượng tinh dầu cao nhất vào mùa nắng trong năm, từ cuối tháng 3 đến tháng 6. Cây quế Trà Bồng có lượng tinh dầu cao và mùi hương đặc biệt. Các tài liệu khoa học chứng minh giá trị y học rất cao của quế Trà Bồng.
Khác với các loại cây keo lai, bạch đàn, thời gian thu hoạch quế kéo dài từ 5 đến 40 tuổi. Cây quế 5 tuổi có thể thu hoạch mỗi mùa trong năm khoảng 10 kg. Mỗi hộ đồng bào ở hai địa phương này trồng trong vườn, đất rẫy từ vài trăm đến hàng chục nghìn cây quế. Theo giá cả thị trường hiện nay, mỗi ký vỏ quế tươi người dân thu hoạch bán cho thương lái có giá từ 20.000 đến 25.000 đồng.
Video đang HOT
Trẻ em vùng cao Tây Trà phụ giúp gia đình phơi vỏ quế.
Tháng 6/2009, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp chứng nhận thương hiệu quế Trà Bồng và Tây Trà. Nhờ thương hiệu ngày càng vang xa, cuộc sống người dân trồng quế nơi đây càng khá giả hơn. Anh Hồ Văn Anh ở xã Trà Lãnh, huyện Tây Trà bộc bạch, mùa thu hoạch năm nay nhờ giá quế cao hơn năm ngoái hơn 3.000 đồng mỗi ký nên người dân có thu nhập cao, chi tiêu gia đình được thoải mái hơn. Riêng vườn quế của gia đình tôi thu hoạch bán cho thương lái thu về hơn 10 triệu đồng.
Vỏ quế được buộc thành mỗi bó khoảng 20 kg để thuận tiện đưa lên xe vận chuyển đưa đi tiêu thụ.
Từ các nguồn vốn hỗ trợ, thời gian gần đây, huyện hỗ trợ mỗi năm 2 đến 3 triệu cây quế giống cho hộ nghèo trồng ở vườn nhà, trên rẫy. “Có vốn, người dân có thể hạn chế việc thu hoạch quế non để tăng chất lượng, cũng như có nguồn hoa quế dồi dào nhằm thu được sản phẩm mật ong”, ông Hồ Văn Thế, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết.
Riêng huyện Trà Bồng, trung bình mỗi năm xuất ra thị trường khoảng hơn 1000 tấn, với giá cả từ 22.000 đến 25.000 đồng thì mỗi năm doanh thu của nông dân huyện này có thể lên đến hàng chục tỷ đồng.
Quế sử dụng làm gia vị, hương liệu hoặc chiết xuất để lấy tinh dầu, dùng trong nhiều bài thuốc đông y. Đặc biệt có thể sử dụng cả vỏ quế, gỗ quế và lá quế làm nên các sản phẩm được thị trường ưa chuộng như đồ mỹ nghệ, bình, chén, hộp đựng trà, đựng tăm, nhang quế hương thơm dịu nhẹ…Xe hàng tiếp nhận, vận chuyển sản phẩm quế Trà Bồng, Tây Trà chủ yếu xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nga.
Ngoài việc xuất khẩu vỏ quế thô, một số doanh nghiệp tư nhân bắt đầu chế tác vỏ quế thành sản phẩm mỹ nghệ như: Bộ bình ly, ché, thạp…dùng trang trí nội thất. Mỗi bộ bình ly có giá khoảng 150.000 đồng, riêng sản phẩm thạp, ché có giá từ 350.000 đến 5000.000 đồng mỗi sản phẩm.
Theo VNE
Người dân giao nộp con voọc quý hiếm
Ngày 26-2, CAH Tây Trà (Quảng Ngãi) cho biết vừa bàn giao con voọc chà vá chân xám quý hiếm cho Hạt kiểm lâm Tây Trà.
Trước đó, qua nắm tình hình, Công an huyện Tây Trà phát hiện bà Nguyễn Thị Lan (46 tuổi, ở tổ 3, thôn Trà Dinh, xã Trà Lãnh, huyện Tây Trà) đang bí mật nuôi một cá thể chà vá chân xám. Qua vận động thuyết phục, bà Lan đã giao nộp con chà vá chân xám cho CAH Tây Trà.
Con chà vá chân xám này nặng 12 kg.
Đây là động vật quý hiếm, cực kỳ nguy cấp bảo vệ thuộc nhóm IB
Bà Lan cho biết, con chà vá được mua lại của một người lạ mặt cách đây 2 tháng và đem về nuôi tại nhà cho đến khi lực lượng chức năng thu giữ.
Hiện Hạt kiểm lâm Tây Trà nuôi dưỡng và làm các thủ tục cần thiết để giao lại cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã theo quy định.
Theo ANTD
Chùm ảnh Tết quê ngoại thành Hà Nội Trái ngược với hình ảnh lộng lẫy của phố phường thủ đô ngày Tết, Tết ở các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn đậm chất quê. Ngày Tết ở xã Tân Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội), trước cửa mỗi nhà đều dựng cây nêu Ngõ nhỏ lát gạch (nét đặc trưng của miền quê Bắc Bộ) thuộc xã Mê Linh (huyện Mê Linh,...