Mùa thi cận kề, teen học thêm tới khuya, “cày bài” tới sáng, thầy cô mua đồ ăn động viên
Còn một tháng nữa teen 2K6 sẽ bước vào kỳ thi Tuyển sinh lớp 10, và hơn hai tháng nữa là đến kỳ thi Tốt nghiệp THPT của teen 2K3. Các sô lớp học thêm diễn ra tấp nập, cha mẹ và thầy cô cũng tranh thủ động viên tinh thần teen.
Năm học 2021 – 2022, tổng chỉ tiêu THPT công lập của TP.HCM chỉ đáp ứng được khoảng 70% số lượng học sinh tốt nghiệp THCS. Do đó, nhiều teen vẫn lo lắng về khả năng đậu vào ngôi trường yêu thích và ngày đêm học thêm để tăng cơ hội.
Bạn T.Trúc (lớp 9, quận Phú Nhuận TP.HCM) tâm sự: “Thứ Hai, Năm, Sáu, mình học thêm Tiếng Anh; thứ Ba, Tư, Bảy học Toán, còn hai ngày cuối tuần thì học Văn. Mình học ở trường tầm 15h45 là ra rồi nên các lớp học thêm của mình bắt đầu lúc 17h hoặc 18h và kéo dài hai tiếng đến hai tiếng rưỡi”. T.Trúc cho biết bạn muốn thi vào trường THPT Phú Nhuận vì gần nhà và cũng có người quen đang học tại trường.
Nhiều teen cuối cấp học thêm tới khuya, cày bài tới sáng. Ảnh mang tính minh hoạ.
Mặt khác, các sĩ tử lớp 12 cũng gấp rút ôn luyện cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2021, vốn được đánh giá là không thay đổi nhiều so với năm ngoái. Bạn C.Ninh (lớp 12) chia sẻ: “Mình học thêm Toán một thầy có tiếng trong thành phố, một lớp chắc cũng cả trăm học sinh. Một tuần mình học một buổi Đại số ba tiếng và một buổi Hình học một tiếng rưỡi. Có hôm không giảng kịp, 9h30 tối mới tan lớp”.
Trong một thảo luận được đăng trong nhóm Hội Phụ huynh TP.HCM trên Facebook, nhiều cha mẹ đã bày tỏ sự lo lắng với lịch học “căng như dây đàn” của con em mình.
Một phụ huynh bình luận: “Sáng 6h, tụi con học có một chút xíu là tới 4h30 chiều là được về rồi. Tranh thủ ăn cơm xong 5h chiều chạy đi học thêm, học hai môn luôn thì chừng 9h tối tan học. Tới nhà chừng 10h tối, tắm rửa vệ sinh cơm nước xong là đúng ngọ. Hôm nào ít bài thì quất tới 4h sáng… hôm hơi ít thì được ngủ từ 12h tới 3h sáng xong dậy gạo bài tiếp tới sáng đi học. Còn hôm nào bài nhiều (do kiểm tra hay nộp bài gấp) thì xác định là tụi con thức tới sáng luôn”.
Video đang HOT
Nhiều cha mẹ bày tỏ sự lo lắng với lịch học “căng như dây đàn” của con em mình.
Trước những áp lực mùa thi cử, nhiều thầy cô cũng thấu hiểu và đã có những hành động động viên tinh thần teen. Bạn C.Ninh kể: “Thầy cũng biết tụi mình áp lực nên cũng hay mua bánh kẹo, trái cây phát cho cả lớp. Lâu lâu có ai học liền tù tì hai ca trong một ngày là thầy mua đồ ăn cho. Rồi ai có thành tích gì là thầy thưởng, ví dụ như hôm nọ thầy tặng voucher xem phim cho mấy bạn có giải Học sinh giỏi thành phố. Các anh chị năm trước cũng kể thầy cũng hay bao trà sữa cả lớp nữa.”
Trong thời khắc ôn thi quan trọng, teen cần nhất là những lời động viên, hỏi han từ thầy cô và ba mẹ. Đừng ngần ngại tâm sự với người lớn khi bạn gặp phải căng thẳng, vì bạn không cô đơn trên con đường chinh phục ngôi trường mơ ước!
Rưng rưng sổ 'nuôi đại học' cho con, dân mạng muốn báo hiếu cha mẹ
Cuốn sổ tay 'nuôi đại học' với nét chữ đơn sơ, giản dị ghi chép lại những khoản chi phí nuôi con gái học đại học khiến nhiều người rưng rưng xúc động.
Khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình chị Trân (ba mẹ chị Trân đứng ngoài cùng bên phải)
Bật khóc khi xem
Mới đây, một tài khoản đăng tải lên mạng xã hội kèm lời chia sẻ: "Có bạn nào biết cha mẹ mình nuôi mình đi học đại học tốn bao nhiêu tiền không? Nay dọn nhà tự nhiên phát hiện ra ngồi khóc một buổi. Tại ra trường 5 năm rồi thấy chưa có làm gì được cho cha mẹ mà lâu lâu còn bào thêm".
Đi kèm với đó là những hình ảnh chụp lại cuốn sổ tay ghi chi tiết tiền học phí, tiền học thêm tiếng Nhật, mua giáo trình... trong từng năm học đại học của con. Hết năm nhất, chi phí đi học hết 62,5 triệu đồng, tổng 3 năm đầu hết 184,6 triệu đồng và sau 4 năm học đại học số tiền ba mẹ đầu tư cho con gái hết 260,35 triệu đồng.
Bài đăng nhận được hơn 14.000 lượt tương tác, chia sẻ hơn 1.000 lượt bình luận từ cư dân mạng. Nhiều người để lại lời chia sẻ xúc động với sự hy sinh, lam lũ của bố mẹ để con cái được học hành tử tế, có công ăn việc làm ổn định. "Mẹ mình cũng ghi lại cẩn thận, số nợ mình có đang là 70 triệu với 4 năm học học phí và 2 năm phí sinh hoạt vì 2 năm cuối mình tự đi làm được.
Mẹ ghi vậy chứ không có đòi, còn mình lấy động lực ra trường đi làm mang tiền về cho bố mẹ", tài khoản Nguyễn Ngọc Mẫn bình luận. "Thương bố mẹ thực sự, dù có vất vả nhưng vẫn lo cho con học hành đầy đủ, không bao giờ để con phải thiếu thốn", tài khoản Khánh Linh bày tỏ.
Từng khoản chi cho con được mẹ chị Trân ghi rõ ràng - ẢNH: NVCC
Cố gắng báo hiếu
Theo tìm hiểu của Thanh Niên , người chia sẻ cuốn sổ "nuôi đại học" độc đáo này là chị Trần Thị Huyền Trân (27 tuổi), đang sống và làm việc tại TP.HCM. Chị Trân tốt nghiệp Trường đại học Luật được 5 năm, đã tự học lấy chứng chỉ luật sư và mở công ty riêng được 2 năm nay. Chị Trân cho biết cuốn sổ ghi chép đó do mẹ chị viết để xem "công trình" nuôi con học đại học tốn bao nhiêu tiền. Ngoài cuốn sổ, mẹ chị cũng hay viết thư tâm sự, nhắc nhở chị giữ gìn sức khỏe.
"Khi đọc những dòng chữ mẹ viết trong cuốn sổ đó, tự hào là cảm giác nhiều nhất. Vì giờ nhìn lại, gia đình tôi đã vượt qua nhiều sóng gió, ba mẹ từ hai bàn tay trắng nuôi tôi khôn lớn trưởng thành. Bản thân tôi cũng có chút thành công vì đã không phụ lòng mong mỏi của ba mẹ: tự lập, tự chủ và có cuộc sống hạnh phúc", chị Trân cho hay.
Theo chị chia sẻ, nhà chị có hai chị em, em gái nhỏ hơn chị 10 tuổi. Quê chị ở Tiền Giang, ba mẹ đều làm nông, dù cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng ba mẹ đều cố gắng lo cho hai con được học hành tử tế, đầy đủ. Thời sinh viên, chị được ba mẹ chu cấp 2 triệu đồng/tháng để trang trải chi phí sinh hoạt.
Nhà chị cách chỗ trọ khoảng 70 km nên cuối tuần mỗi lần về quê chị đều mang theo gạo, rau, cá... dự trữ ăn dần để tiết kiệm chi phí. Hồi học đại học, chị Trân không hề biết có sự tồn tại của cuốn sổ. Tuy nhiên, ý thức được gia đình không khá giả, học chương trình đào tạo chất lượng cao tốn nhiều tiền nên cũng ráng tiết kiệm, cố gắng để có học bổng.
"Mỗi lần đi học xa về quê thì ba mẹ không ở nhà mà toàn ở cái chòi ngoài ruộng trồng dưa. Một năm ba mẹ tôi trồng dưa hết nửa năm nên toàn ở nhà chòi. Thấy ba mẹ mình vất vả nên tôi và em gái tự giác học hành chăm chỉ và sống thật tốt", chị Trân tâm sự.
Hiện tại, chị Trân đã tự chủ tài chính, có công ty riêng và mua được nhà ở TP.HCM nên kinh tế khá vững. "Ba mẹ tôi vẫn còn trẻ nên không đồng ý cho chu cấp hằng tháng nên tôi chỉ mua thuốc bổ cho ba mẹ, lễ tết biếu một chút. Tôi sẽ lo cho em để ba mẹ nhẹ gánh, không còn vất vả như trước", chị Trân cho biết.
Bỏ đại học, 9x vụt sáng sau 3 năm trở thành YouTuber chuyên nghiệp Khi các kênh Youtube Việt ngày càng bão hòa, Nguyễn Hữu Anh lại "ngược dòng" để lựa chọn thị trường nước ngoài và gặt hái nhiều thành công sau 3 năm hoạt động. Tuổi thơ không trọn vẹn Sinh ra và lớn lên trên quê hương "chị Hai 5 tấn", Hữu Anh trải qua một thời thơ ấu sống chung với cái nghèo....