Mùa tết thê thảm, xe máy ‘ngáp ruồi’ chờ khách
Mặc dù có một số mẫu xe tăng giá nhưng thị trường xe máy tại Hà Nội khá trầm lắng, dù đã vào “thời điểm vàng” cuối năm. Các đại lý gần như không có khách hàng.
1/3 đóng cửa, bán hàng ăn
Dạo một vòng qua các cửa hàng bán xe máy dọc phố Huế, Bà Triệu, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Trãi… chỉ thấy người bán mà không có người mua.
Nếu như trước đây các đại lý đông đúc, nhộn nhịp bao nhiêu thì nay vắng vẻ, đìu hiu bấy nhiêu. Nhân viên bán hàng chẳng có việc ngồi chơi là chính. Có đến 1/3 số cửa hàng xe máy ở đây đã phải đóng cửa thời gian qua, một nhân viên bán xe máy trên phố Bà Triệu cho biết.
Đại lý Yamaha lớn trên phố Bà Triệu nay đã chuyển thành nhà hàng cơm, khi PV gọi điện hỏi thì trả lời tạm ngừng hoạt động, chưa biết khi nào mở lại. Vòng sang phố Huế, thấy đại lý SYM lớn tại đây chỉ còn biển treo trên tầng 2, tầng một thành quán bán hải sản. Gần đó, một đại lý của Honda cũng phải chuyển địa điểm lên quận Tây Hồ vì ở đây xe bán chậm, giá thuê mặt bằng đắt.
Cuối năm – thời điểm vàng để bán xe nhưng tại các đại lý khách hàng hầu như không có hoặc rất ít.
Đại lý Honda tại phố Bà Triệu nói rằng xe máy ngày càng bán chậm. Mọi năm, cứ gần Tết là thời điểm các cửa hàng xe máy bội thu, đông khách từ sáng tới đêm, chẳng kịp ăn. Hai năm nay, tình hình ngược lại. Mỗi tháng, đại lý này chỉ bán được 30 xe thay vì 300 xe như trước. Ông chủ nói thêm giờ đại lý chỉ giữ lại 6 nhân viên (kể cả người nhà), giảm hơn chục người vì hàng ế ẩm.
Theo các đại lý, tiêu thụ xe máy thời gian này giảm tới 40% so với trước, muốn tồn tại được phải bán khoảng 300 xe/tháng và đẩy mạnh bảo hành bảo dưỡng.
Tồn kho xe máy tại các đại lý đang ở mức cao. Tại các đại lý của Honda, Yamaha xe vẫn chất đầy, bởi muốn bán được xe thì phải dự trữ đủ để khách thích mẫu nào, loại nào, màu nào cũng có, tránh để khách đến rồi bỏ đi. Chỉ cần mỗi loại một chiếc, các đại lý phải cõng cả trăm xe tồn. Ngoài ra, nhà sản xuất căn cứ vào kế hoạch đại lý đăng ký từ đầu năm để sản xuất nên đại lý vẫn phải lấy xe dù không bán được.
Video đang HOT
Các đại lý xe máy phải tính đến các phương án khác như chuyển địa điểm, kinh doanh mặt hàng khác và sa thải nhân viên.
Xe nhập khẩu cũng trong tình cảnh tương tự. Một cửa hàng bán xe Yamaha nhập khẩu trên đường Bà Triệu cho biết từ đầu tháng 11 đến giờ mới bán được 2 chiếc xe côn tay có giá trên 100 triệu đồng/chiếc. Doanh số như vậy không đủ để trả tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên. Để giảm chi phí, ông chủ cho nhân viên nghỉ việc, chỉ còn giữ lại một người vừa bán vừa trông cửa hàng.
Các cửa hàng bán xe nhập khẩu khác, như Honda SH, cũng vắng khách. Nếu trước xe bày chật, tràn ra cả vỉa hè thì nay cửa hàng trống trơn.
Ế cứ ế, xe vẫn tăng giá
Bất chấp thị trường xe máy ảm đạm thì một số mẫu xe như Honda SH 2012, SH mode, Lead, Yamaha Exciter GP 2013 vẫn tăng giá từ 1 đến 5 triệu đồng so với giá đề xuất của các hãng.
Tại các đại lý xe máy trên thị trường Hà Nội, hiện giá bán xe Honda SH mode đang ở mức 53-53,5 triệu đồng/chiếc tùy màu, cao hơn giá đề xuất từ 3-3,5 triệu đồng. Với xe Lead phiên bản cao cấp giá bán từ 40-41 triệu đồng/chiếc tùy màu, cao hơn giá công bố từ 1,5-2,5 triệu đồng. Với bản Lead tiêu chuẩn, giá bán từ 37,6-37,8 triệu đồng/chiếc tùy màu, cao hơn giá công bố 100.000-300.000 đồng. Riêng Honda SH phiên bản 2012 loại 125cc có mức tăng cao nhất, lên 71 triệu đồng/chiếc, cao hơn 5 triệu đồng so với giá đề xuất.
Yamaha Việt Nam cũng có mẫu xe mới Exciter GP 2013 giá 41,5 triệu đồng/chiếc, tăng 1,3 triệu đồng so với giá đề xuất, nhưng giá này đã giảm so với một tháng trước đây khi nó được các đại lý “hét” tới trên 42 triệu đồng/chiếc. Còn lại các mẫu xe khác vẫn bán đúng giá đề xuất hoặc giảm. Các mẫu xe khác của Honda Việt Nam như Dream 110, Wave, Future, Vision đang có bán thấp hơn từ 500.000 đến 1 triệu đồng so với giá đề xuất. Riêng mẫu xe Air Blade hiện giá bán thấp hơn giá đề xuất 1,7 triệu đồng.
Tương tự, các mẫu xe khác của Yamaha, SYM, Suzuki… đều thấp hơn giá đề xuất từ 500.000 đến 3 triệu đồng tùy loại. Riêng hai mẫu xe mới ra mắt của Piaggio Việt Nam là Vespa Primavera và Vespa GTS Super được bán đúng giá.
Qua quan sát thì các mẫu xe có giá bán cao hơn giá đề xuất như SH, Lead, Exciter GP đều không bị khan hiếm, vẫn bày với đầy đủ màu sắc. Giải thích về giá xe tăng, các đại lý cho hay là do những mẫu xe này mới, được nhiều khách hàng ưa chuộng và có nhu cầu cao nên giá được nâng lên, còn những mẫu khác ít khách mua xe tồn nhiều nên giảm giá.
Theo VNE
Những mẫu xe máy cũ giá sốc
Chưa phải đồ cổ nhưng một số dòng xe máy cũ trên 10 năm sử dụng như Spacy, Future hay Dream vẫn gây sốc với giá trên trời nhờ sự mạnh tay tới khó tin của dân chơi Việt.
Trong khi phần lớn các mẫu xe Honda Dream cả mới lẫn cũ đều chỉ được bán với giá từ vài triệu tới vài chục triệu đồng, một chiếc Honda Dream II nhập Thái Lan đời 1992 mới đây đã tạo sóng khi được trả giá tới 3 cây vàng, tương đương hơn 100 triệu đồng.
Theo một số nguồn tin, chiếc Dream tem hồng 11 năm tuổi này được một người sưu tầm xe ở TP.HCM mua sau một thời gian săn lùng.
Chiếc Honda Dream hơn 20 năm tuổi giá hơn trăm triệu đồng tại TP.HCM.
Chiếc xe có số công tơ mét rất ít, chỉ 250 km, và được bảo dưỡng khá tốt nên gần như còn nguyên bản. Xe được nhập nguyên chiếc từ Thái Lan từ năm 1992 với giá bán lên tới 5-6 cây vàng. Trên thực tế, trong khi những chiếc xe Dream đời mới ngày càng có phần phổ thông và kém hấp dẫn hơn thì những chiếc xe đồ cổ lại liên tục được săn lùng, đặc biệt là xe nhập nguyên chiếc từ Thái Lan và máy nguyên bản.
Dòng xe này ghi điểm với các dân chơi nhờ sự hoài niệm và ngưỡng mộ trong quá khứ đối với một dòng xe trị giá ngang một gia tài cũng như những đánh giá về độ bền bỉ, ít hỏng hóc và tiết kiệm nhiên liệu.
Hơn 13 năm tuổi, Honda Future giá ngót nghét 100 triệu đồng
Giống như mẫu Honda Dream, trong khi các phiên bản mới ế ẩm và kém ăn khách, mẫu Honda Future I (đời đầu) lại là cái tên được khá nhiều người săn lùng và từng gây sốc với giá ngót nghét 100 triệu đồng. Chiếc xe được bán với giá gây choáng tại TP.HCM mới đây có màu xanh ngọc, chỉ chạy khoảng 1.700 km nhưng được bảo trì khá tốt.
Chủ mới của xe cũng là một người chơi xe yêu thích các dòng Honda "đồ cổ" và đang sở hữu tới 3 chiếc Future đời đầu, hai chiếc Honda Dream II nhập khẩu nguyên chiếc.
Chiếc Honda Future đời đầu hơn 13 năm tuổi có giá gần 100 triệu đồng.
Theo đánh giá của nhiều người sử dụng, Future đời đầu sản xuất trong những năm từ 1999 đến 2004 bền, vận hành ổn định và ít hỏng vặt hơn những phiên bản đời sau.
Khi mới xuất hiện, dòng xe này được định vị là dòng xe số cao cấp với động cơ 110cc, hộp số 4 số tròn. Tuy nhiên, từ năm 2004, các phiên bản đời sau như Future II, Future Neo, Future X, Future Neo Fi rồi 125 Fi được trẻ hóa về thiết kế nhưng cũng bị nhiều người chơi đánh giá thấp hơn về chất lượng cũng như giá trị.
Sốc và ảo như giá Honda Spacy 10 năm tuổi
Không được xếp vào dạng xe huyền thoại như Honda Cub hay Honda Dream, nhưng Spacy cũng là một dòng xe đặc biệt tại Việt Nam. Hai năm trước, thị trường xe máy cũ đột nhiên lên cơn sốt với mức giá khủng dành cho những chiếc Spacy 7-8 năm tuổi.
Chỉ cần máy móc và thân vỏ còn ngon, những chiếc xe ngấp nghé tuổi về hưu sau 7-8 năm sử dụng vẫn được hét giá và thậm chí đổi được chủ với mức giá ngang ngửa giá xe ô tô cỡ nhỏ. Đỉnh điểm của cơn sốt này có lẽ là mức giá lên tới hơn 300 triệu đồng cho một số chiếc Spacy đời 2003 ít sử dụng, máy còn tốt.
Honda Spacy, cái tên từng gây sốc với giá chào bán tới hơn 300 triệu đồng.
Cho tới nay, cơn sốt giá của dòng xe này không còn nhưng một số chiếc Spacy vẫn đang được rao bán với giá lên tới hơn 100 triệu đồng. Giá của dòng xe này được một số dân chơi đánh giá là "rất ảo", khi có thể dao động từ vài chục tới cả trăm triệu đồng.
Những người sở hữu dòng xe này mạnh tay hét giá nhờ những đánh giá mang tính truyền miệng về độ bền, khả năng tiết kiệm nhiên liệu và giữ giá tới mức khó tin của xe. Việc không còn có thể mua được xe nhập từ Nhật (nơi mà khá nhiều người tiêu dùng Việt tin tưởng gần như tuyệt đối về chất lượng) cũng là yếu tố giúp dòng xe này trở nên có giá.
Theo VNE
Ấn Độ - vùng đất dữ của các hãng xe máy Nhật Khởi đầu bằng cách liên doanh để tận dụng công nghệ, trong vòng hơn 20 năm, các hãng xe máy nội địa Ấn Độ đã đẩy Honda, Yamaha xuống hàng chiếu dưới. Phát triển công nghiệp xe máy từ nền kinh tế yếu kém, công nghiệp luyện kim, cơ khí không định hình rõ ràng là điều không hề dễ cho các hãng...