“Mưa tên lửa” nhắc nhở Afghanistan vẫn trong cuộc chiến dài hơi
Ngay sau khi từ chối để nghị ngừng bắn của chính phủ Afghanistan, Taliban đã dội một cơn “ mưa tên lửa” vào trung tâm thủ đô Kabul.
Hy vọng hòa bình cho Afghanistan càng trở nên xa vời hơn khi Taliban vừa thẳng thừng từ chối đề nghị ngừng bắn của chính phủ quốc gia Nam Á này, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành các vụ tấn công chống lại quân đội nước này.
Nhân viên an ninh Afghanistan. (Ảnh: EPA)
Ngay sau lời từ chối, hơn chục quả tên lửa sáng sớm 21/8 đã được bắn về phía phủ Tổng thống và các khu vực ngoại giao nằm ở thủ đô Kabul, như minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Taliban đã thực sự hành động chứ không chỉ dừng lại ở những lời cảnh báo hay đe dọa đơn thuần.
Điều đáng nói vụ tấn công xảy ra giữa lúc Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đang đọc thông điệp nhân dịp nghỉ lễ Hiến sinh (Eid al-Adha) của người Hồi giáo. Hơn nữa, khu vực bị tấn công là một trong những vùng được đảm bảo an ninh nghiêm ngặt nhất ở thủ đô Kabul, nơi tập trung các đại sứ quán và tòa nhà chính phủ Afghanistan tọa lạc. Hàng loạt tiếng nổ lớn sau màn mưa tên lửa đã khiến phần tuyên đọc thông điệp nhân dịp nghỉ lễ của Tổng thống Ashraf Ghani bị gián đoạn.
Ngay lập tức, Tổng thống Afghanistan lên tiếng chỉ trích vụ tấn công táo tợn này bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất.
“Những kẻ tin vào việc đề ra âm mưu và gây đổ máu chính là những kẻ thực hiện các cuộc tấn công khiến cuộc sống của người dân chúng ta đứng trước nguy hiểm. Nếu chúng nghĩ rằng bằng cách thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa, mọi người sẽ phải cúi đầu, thì chúng cần phải suy nghĩ lại” – ông Ashraf Ghani nhấn mạnh.
Video đang HOT
Lực lượng an ninh Afghanistan đã bao vây và điều máy bay ném bom phá hủy một ngôi nhà mà họ cho là nơi nã tên lửa vào phủ Tổng thống. Lực lượng cả trên bộ và trên không vừa được giới chức Afghanistan huy động làm nhiệm vụ giám sát tại khu vực Đền thờ Eidgah và sân vận động Kabul.
Vụ tấn công của Taliban được thực hiện trong bối cảnh các cuộc đụng độ giữa lực lượng này với lực lượng an ninh Afghanistan vẫn diễn ra thường xuyên và gây nhiều thiệt hại cho cả hai phía, bất chấp việc Taliban mới đây đã chấp nhận lời mời của Nga tới Moscow để tham gia các cuộc đàm phán trong khu vực bàn về tương lai của Afghanistan dự kiến diễn ra vào ngày 4/9 tới.
Đại diện Bộ Ngoại giao Nga ngày 20/8 cũng xác nhận việc các đại diện của phong trào Taliban sẽ tham dự cuộc đàm phán hòa giải Afghanistan được tổ chức tại Nga. Phía Afghanistan cũng không phản đối sự tham dự của Taliban.
Các cuộc đụng độ khốc liệt giữa quân chính phủ Afghanistan với Taliban vẫn tiếp diễn, khi mà 21 con tin chưa được cứu thoát. Taliban ngày 20/8 đã chặn một đoàn xe buýt chở dân thường ở miền bắc Afghanistan và bắt toàn bộ 170 người trên xe làm con tin. Tuy nhiên, sau vài giờ, quân đội Afghanistan đã giải cứu được 149 người, trong đó có nhiều trẻ em và phụ nữ. Ý định ban đầu của Taliban là bắt cóc các nhân viên chính phủ hoặc các thành viên lực lượng an ninh.
Vụ tấn công mới nhất vào cơ quan đầu não của Afghanistan thực sự là thách thức rất lớn đối với quân đội chính phủ cũng như các lực lượng quốc tế đang triển khai tại quốc gia này.
Việc Taliban tiếp tục phô trương sức mạnh, tạo thêm rào cản với chính phủ Afghanistan, bên cạnh các cuộc giao tranh kịch liệt với lực lượng an ninh nước này tại thành phố chiến lược Ghazni thời gian gần đây, đã cho thấy cuộc chiến tại Afghanistan dường như vẫn còn dài hơi./.
Theo Phương Anh/VOV1
Cuộc chiến tranh "dài hơi" nhất của Mỹ lại gây lo lắng
Giao tranh kịch liệt giữa lực lượng chính phủ Afghanistan và Taliban tại một thành phố chiến lược đã phần nào cho thấy cuộc chiến kéo dài 17 năm của Mỹ vẫn chưa thể nguôi ngoai, ngay cả khi Washington thổ lộ có thể đàm phán với Taliban.
Khói bốc lên trong giao tranh tại Ghazni ngày 10/8. Ảnh: CNN
Kênh CNN cho biết Mỹ đã tiết lộ chủ trương muốn đàm phán trực tiếp với Taliban ở Doha (Qatar) và nhiều thứ đang thay đổi về mặt đối ngoại, nhưng trên thực địa lại là một sắc thái khác. Chỉ 4 ngày sau khi Taliban thách thức chính phủ Afghanistan, giao tranh căng thẳng đã xảy ra tại thành phố Ghazni.
Kể từ sáng 10/8, thành phố Ghazni - cách thủ đô Kabul 150km- đã trở thành chiến trường. Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Tariq Shah Bahrami thừa nhận khoảng 100 nhân viên an ninh vào 30 người dân thường đã thiệt mạng tại Ghazni. Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn nguồn tin các nhà ngoại giao tại Kabul cho biết chính phủ Afghanistan đã quá bất ngờ về cuộc tấn công và phải mất 72 tiếng để Tổng thống Ashraf Ghani tuyên bố điều lực lượng đến Ghazni.
Bộ trưởng Nội vụ Afghanistan - ông Wais Barmak trong cuộc họp báo ngày 13/8 cho biết tuyên bố của Taliban kiểm soát trụ sở cảnh sát và các nhà tù ở Ghazni là thất thiệt. Bộ trưởng Wais Barmak bổ sung rằng lực lượng chính phủ đã đẩy lui được Taliban và giành lại quyền kiểm soát thành phố Ghazni.
Tuy nhiên, nguồn tin của kênh CNN tại Ghazni cho biết phiến quân Taliban vẫn di chuyển tự do trong thành phố.
Trong khi đó, Trung tá Martin O'Donnell- đại diện của quân đội Mỹ tại Ghazni lại khẳng định thành phố vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ Afghanistan. Ông Martin O'Donnell đồng thời cho biết giao tranh vẫn "lác đác" quanh Ghazni bởi quân đội chính phủ Afghanistan dành thời gian đánh bật phiến quân Taliban vẫn đang lẩn trốn và bảo vệ người dân thường.
Trung tá Martin O'Donnell xác nhận binh lính Mỹ tại thực địa vẫn đóng vai trò cố vấn cho quân đội Afghanistan. Riêng sáng 13/8, Mỹ đã tiến hành hai cuộc không kích, và kể từ ngày 10/8 tiêu diệt 140 phiến quân Taliban.
Quân nhân Afghanistan tại Ghazni sau một cuộc tấn công của Taliban. Ảnh: Reuters
Có 3 lý do khiến cuộc tấn công tại Ghazni thực sự đáng lo ngại. Đầu tiên là Ghazni mang quy mô của một đô thị trong khi trọng tâm chiến lược của Mỹ ở hiện tại và tương lai là đảm bảo rằng chính phủ Afghanistan kiểm soát tất cả các thành phố. Việc khu vực đô thị rơi vào tay Taliban cho thấy điểm yếu của lực lượng chính phủ Afghanistan đồng thời gây mất tự tin.
Thứ hai, sự kiện ở Ghazni còn cho thấy Taliban đang tiến đến các cuộc đối thoại trong tương lai với Mỹ qua việc phô trương sức mạnh.
Thứ ba, thông tin về sự trỗi dậy cua Taliban tại Ghazni phần nào giảm lòng tin vào sức mạnh của quân đội Mỹ và chính phủ Afghanistan. Chính phủ Afghanistan từng tuyên bố mục tiêu đến cuối năm 2019 kiểm soát vùng lãnh thổ nơi 80% dân số sinh sống. Tuy nhiên, hiện tại lực lượng chính phủ Afghanistan mới chỉ kiểm soát được 65%, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2017.
Lần gần đây nhất Taliban tấn công vào một khu vực thành thị ở Afghanistan là vào năm 2015 tại Kunduz và kéo dài trong vài ngày. Ba năm sau, tình hính nóng lên tại Ghazni và CNN đánh giá đây là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến tranh dài nhất của nước Mỹ chưa thể đến gần được với hồi kết.
Theo Báo Tin tức
Hết ngừng bắn, Taliban ồ ạt tấn công giết 30 binh sĩ Afghanistan Các chiến binh Taliban đã giết hại 30 sĩ quan an ninh Afghanistan trong một cuộc tấn công đẫm máu sau khi chấm dứt lệnh ngừng bắn với chính phủ Afghanistan. Các chiến binh Taliban Cụ thể, theo báo Nga Sputnik, phiến quân Taliban đã phục kích và tấn công các sĩ quan an ninh tại hai trạm kiểm soát ở tỉnh phía...