Mua tạm trữ lúa gạo không phải chính sách thường xuyên
Theo Nghị định số 109 ngày 4.11.2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp vào thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng.
Đây không phải chính sách bao tiêu sản phẩm hay hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mà là biện pháp kích cầu, thông qua đó để ngăn chặn sự suy giảm và duy trì ổn định giá lúa, gạo trên thị trường, góp phần gián tiếp hỗ trợ người trồng lúa.
Theo các ý kiến gửi đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, cử tri tỉnh An Giang cho rằng, chủ trương thu mua lúa tạm trữ là quyết định đúng đắn, tạo hiệu quả hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cử tri đề nghị nên có kế hoạch thu mua ngay từ đầu vụ và công bố sớm giá sàn để nông dân an tâm sản xuất. Đồng thời, cử tri lo ngại doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ thu mua lúa, gạo không đúng mục đích, vì có trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia thu mua lúa.
Video đang HOT
Tạm trữ lúa gạo hỗ trợ người trồng lúa. Ảnh: I.T
Về vấn đề này, Bộ NNPTNT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh An Giang như sau:
Theo Nghị định số 109 ngày 4.11.2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo thì việc mua tạm trữ lúa, gạo không thực hiện thường xuyên và chỉ là giải pháp can thiệp vào thị trường khi giá lúa hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá định hướng. Đây không phải chính sách bao tiêu sản phẩm hay hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mà là biện pháp kích cầu, thông qua đó để ngăn chặn sự suy giảm và duy trì ổn định giá lúa, gạo trên thị trường, góp phần gián tiếp hỗ trợ người trồng lúa.
Thời điểm mua tạm trữ chỉ phụ thuộc vào thị trường (khi giá lúa gạo thấp hơn giá định hướng) và do Thủ tướng Chính phủ quyết định căn cứ theo tình hình thực tế, việc điều hành cũng phải linh hoạt để bảo đảm đạt được mục tiêu khi tạm trữ. Trong các đợt tạm trữ vừa qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã chủ trì, phối hợp với các bộ ngành xây dựng và ban hành Quy chế kiểm tra, giám sát, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương trong việc giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp trong quá trình thu mua tạm trữ… Qua kiểm tra, giám sát của các địa phương và Đoàn kiểm tra liên ngành chưa phát hiện thấy doanh nghiệp nào vi phạm các quy định của Thủ tướng Chính phủ trong các đợt mua tạm trữ vừa qua.
Về ý kiến cử tri lo ngại doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hỗ trợ này không đúng mục đích (doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia thu mua lúa), Bộ NNPTNT sẽ lưu ý các Đoàn kiểm tra liên ngành và UBND các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đoàn liên ngành của tỉnh) tăng cường việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp khi mua tạm trữ.
Theo Danviet
Trồng cây, trồng rừng mang ý nghĩa chiến lược
Sáng 15-2 tại Tuyên Quang, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn một xã trong vùng "Thủ đô kháng chiến" trước đây và có phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng tốt trong những năm qua.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng cây tại Tuyên Quang sáng 15-2
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: 56 năm qua, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, nhân dân ta lại tổ chức ngày hội "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ". Tết trồng cây đã trở thành một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong những ngày vui Tết, đón xuân và đem lại những kết quả to lớn, góp phần tích cực bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Chủ tịch nước kêu gọi ngày nay, khi Trái đất đang nóng lên, biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, thiên tai, bão lũ diễn biến bất thường, sức tàn phá ngày càng lớn, đe dọa cuộc sống của con người, phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường đã trở thành yêu cầu sống còn với mọi quốc gia, thì việc trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng ngày càng có ý nghĩa chiến lược.
"Tôi kêu gọi các cấp, các ngành, các địa phương, toàn thể đồng bào, đồng chí hãy hăng hái tham gia trồng cây, trồng rừng... phù hợp với điều kiện từng nơi; đồng thời, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái pháp luật", Chủ tịch nước nói.
Theo_An ninh thủ đô
Người Hà Nội sẽ được ăn thực phẩm có "tiêu chí đặc thù"? Với thực trạng số lượng lớn hàng nông sản, thực phẩm cung cấp cho Hà Nội đến từ các tỉnh thông qua chợ đầu mối, khó kiểm soát chất lượng, Bộ NN&PTNT đang xây dựng Dự thảo Quy định về tiêu chí đặc thù đối với sản phẩm nông sản đưa về tiêu thụ tại thị trường Hà Nội. Ngày 30/12, Sở Nông...