Mưa tầm tã buổi sáng sớm, dân TP.HCM đỡ ngột ngạt
Cơn mưa trắng trời khắp nhiều quận, huyện sáng sớm nay (16-5) khiến người dân thành phố cảm thấy mát mẻ, đỡ ngột ngạt hơn sau nhiều ngày nắng nóng kéo dài.
Mưa khắp nhiều quận, huyện tại TP.HCM như: Bình Thạnh, Phú Nhuận, quận 8, quận 4…
Mưa trắng trời tại quận Bình Thạnh sáng sớm nay. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Sấm bắt đầu từ khoảng 5 giờ sáng. Tới khoảng hơn 6 giờ, thay vì cái nắng oi bức chào ngày mới như mọi ngày, thời tiết có dấu hiệu dịu lại, mây đen kéo tới, trời tối sầm. Chỉ chốc lát sau, mưa ào ào tới.
Nhiều gia đình phơi quần áo đêm khuya không kịp thu gom nên sũng ướt hết. Những người đi làm sáng sớm phải tấp vào lề đường đứng tạm đợi mưa ngớt.
Cơn mưa lớn khiến một số tuyến đường, hẻm nhỏ phút chốc lênh láng nước.
Video đang HOT
Suốt một thời gian dài, thời tiết tại TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam bước vào cao điểm nắng nóng kéo dài. Có những thời điểm nhiệt độ ngoài trời lên đến 38-39 độ C khiến người dân cảm thấy oi bức, mệt mỏi.
Đây cũng là khoảng thời gian học sinh các cấp trở lại trường học sau kỳ nghỉ dài do giãn cách xã hội vì dịch COVID-19. Người già, trẻ em, phụ nữ có thai… là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng này.
Mưa khiến thời tiết và lòng người dịu lại. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Tuy nhiên, cơn mưa sáng nay đã phần nào khiến thời tiết dịu lại. Cây xanh được tắm mát sau những ngày nắng hạn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tại khu vưc Nam bộ có mây, ngày nắng, có nơi có nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ. Nhiệt độ cao nhất 33-36 độ. Có gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Dưới đây là một số hình ảnh:
Nhiều người dân dậy đi làm từ sáng sớm. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Cơn mưa bất ngờ buổi sáng sớm khiến nhiều gia đình không kịp thu gom quần áo. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Cơn mưa tầm tã chỉ trong chốc lát cũng phần nào khiến thời tiết mát mẻ hơn. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Hoa giấy rụng lả tả khắp nhiều tuyến đường sau cơn mưa tầm tã. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Tại Bình Thạnh, mưa bắt đầu từ khoảng 6 giờ sáng, con hẻm nhỏ vẫn còn khô ráo. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Chỉ khoảng 15-20 phút sau, con hẻm đã lênh láng nước. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Một phụ nữ bị hỏng xe phải dừng lại dắt bộ trong cơn mưa tầm tã. Ảnh: NGUYỄN TRÀ
Bỏ hoang đất vì thiếu nước
Nắng nóng hoành hành ở nhiều tỉnh, thành miền Trung khiến đất sản xuất phải bỏ hoang vì thiếu nước
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, nhiệt độ ở một số khu vực nhiều lúc tăng đến 36-37 độ C làm cuộc sống người dân bị đảo lộn, dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng.
Đặc biệt, tại huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất khi hàng chục ha đất sản xuất hành, tỏi vụ hè thu phải bỏ hoang vì không có nước tưới. "Dự kiến vụ hè thu toàn huyện có khoảng 400 ha đất trồng hành, tỏi nhưng vì hạn hán kéo dài, không có nước tưới nên chỉ có khoảng 40% diện tích được xuống giống, còn lại người dân bỏ hoang hoặc chuyển qua cây trồng khác" - ông Đặng Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, thông tin.
Tại đảo Lớn, phần lớn các giếng nước sinh hoạt đã cạn kiệt, người dân phải dùng can nhựa lấy nước từ một số giếng còn nước đem về dùng hoặc mua lại với giá khoảng 15.000 đồng/can. Tại đảo Bé, tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra gay gắt, phần lớn người dân trên đảo không còn nước để dùng. Nhiều hộ phải mua nước sinh hoạt từ các tàu thuyền chở từ đảo lớn qua với giá 300.000 đồng/m3. Ngoài ra, nắng nóng kéo dài khiến tình trạng khô hạn nghiêm trọng diễn ra nhiều nơi ở các huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tây Trà, Sơn Hà... khiến hàng chục ngàn ha đất sản xuất không thể trồng trọt.
Khô hạn kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: TỬ TRỰC
Còn theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Định, lượng nước tại các hồ chứa trên địa bàn tiếp tục giảm mạnh. Hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định có 64/165 hồ chứa đã cạn nước. Lượng nước tại các hồ chứa còn lại cũng chỉ còn 323 triêu m3, đạt 55% dung tích thiết kế, bằng 80% so cùng kỳ năm 2019. Với lượng nước hiện có, vụ hè thu năm nay, tỉnh Bình Định chỉ sản xuất 37.256 ha lúa và 11.199 ha cây trồng cạn, bỏ trống 5.165 ha.
Hoài Ân là một trong những địa phương ở tỉnh Bình Định đang bị ảnh hưởng nặng nhất do khô hạn. Cụ thể, hiện mực nước bình quân ở 22 hồ thủy lợi trên địa bàn huyện này chỉ còn 29%, dòng chảy ở các sông, suối ở trạng thái cạn kiệt. Vì vậy, ngành nông nghiệp địa phương này đã hướng dẫn không gieo sạ lúa trên diện tích 317 ha, tập trung tại các xã Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Hữu, Ân Đức, Ân Phong; chuyển đổi 262 ha trồng lúa sang trồng rau, đậu, bắp, cỏ nuôi bò.
Tại tỉnh Quảng Nam, hơn 1 tháng qua, nắng nóng kéo dài và hầu như không có một trận mưa nào. Nông dân tỉnh này đang tập trung gieo sạ vụ hè thu, chưa xảy ra tình trạng thiếu nước nhưng với tình hình nắng nóng như hiện nay, dự báo thời gian tới sẽ thiếu nước sản xuất vì đa số các hồ thủy lợi, thủy điện ở phía thượng nguồn đều đang thiếu hụt nước nghiêm trọng. Nắng nóng cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ cháy rừng tại tỉnh Quảng Nam trong khoảng 2 tuần qua.
Phú Yên: Hàng chục ngàn hecta cây trồng "khát" nước, nguy cơ mất trắng Nắng nóng kéo dài suốt nhiều tháng qua khiến hàng ngàn hecta cây trồng tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên "khát" nước, nguy cơ mất trắng. Thời điểm này, đến xã Ea Chang, huyện Sơn Hòa một màu xám ngắt bao phủ do nhiều loại cây trồng khô cháy. Mí Ve ở xã Ea Chang cho biết, nhà Mí có gần...