Mùa sen trắng chào hè ở xứ Nghệ
Tháng 5, sau những dùng dằng nắng mưa, mùa hạ đã thực sự nở bung trong màu nắng mật ong dịu nhẹ.
Muôn sắc hoa chào mùa hạ mới: phượng vĩ đỏ như đốm lửa, bằng lăng tím như nỗi đợi chờ, và sen trắng thanh khiết như muôn ngọn bạch lạp giữa đầm xanh mênh mông…
Chủ đầm cho biết, đầm này chỉ trồng sen trắng và bắt đầu nở từ cuối tháng 3, sang tháng 4,5 là vào độ đẹp nhất. Mùa sen trắng kéo dài đến khoảng tháng 8.
Sen trắng đâu cần những điểm tô cầu kỳ diễm lệ. Chỉ đơn sắc thế thôi mà kiêu hãnh giữa đời.
Sen là loài hoa đẹp nhưng mau tàn. Vòng đời của sen rất ngắn, nhưng có hề gì đâu khi luôn có những nụ mới chúm chím chờ đợi tỏa bông, khoe sắc? Cái sự cũ và mới, lụi và lên như quy luật tất yếu của cuộc đời…
Video đang HOT
Cánh sen thanh khiết điểm xuyết nhị vàng, lá xanh như vành nón duyên dáng chỉ đợi một làn gió thoảng qua là khẽ chao nghiêng theo làn sóng nước.
Nụ cười mộc mạc trên đầm sen. Ai bảo chỉ những bức hình thiếu nữ bên sen mới là đẹp? Vẫn có muôn vẻ đẹp khác, dân dã và chân chất thôi, mà cũng rạng ngời chẳng kém, như hình ảnh nụ cười của người đàn ông trong một buổi lao động thường nhật này…
Cánh sen thanh khiết điểm xuyết nhị vàng, lá xanh như vành nón duyên dáng chỉ đợi một làn gió thoảng qua là khẽ chao nghiêng theo làn sóng nước.
Những giọt sương trên lá sen. Nom như những viên ngọc bích, hay giọt pha lê trong veo của tạo hóa
Lấp loáng bóng nước trong nắng vàng đầu hạ. Những vòng tròn đồng tâm cứ xôn xao mãi, như gọi mời, như thúc giục đón chào mùa sen mới.
Một đầm sen trắng được chụp tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên. Đầm chỉ rộng khoảng 800 – 1.000 m2, được người dân trồng để hái hoa bán vào các ngày lễ, Tết.
Những bông sen lao xao trong gió mát mùa hè. Ngẫm cũng thật diệu kỳ cho cái mùa nóng nực nhất trong năm, tạo hóa lại gieo xuống loài hoa thanh khiết trong lành đến thế, cho đời, cho người những thơm hương..
Bình yên ốc đảo chè xanh đẹp tựa tranh vẽ của xứ Nghệ
Đồi chè Thanh Chương tại Nghệ An luôn thu hút khách du lịch đặc biệt là giới trẻ đến check-in và nghỉ dưỡng.
Nhắc đến những đồi chè đẹp, các tín đồ du lịch thường kể đến các vùng trồng chè nổi tiếng như Thái Nguyên, Bảo Lộc hay Mộc Châu. Nhưng nằm ngay tại dải đất miền Trung đầy nắng gió, đồi chè Thanh Chương tại Nghệ An thu hút khách du lịch đặc biệt là giới trẻ đến check-in và nghỉ dưỡng.
Tại đây, có khoảng 180 hộ dân trồng chè với diện tích khoảng 420 ha trù phú. Đồi chè được bao phủ bởi đập Cây Cau nước trong xanh tạo nên một phong cảnh vô cùng thoáng mát.
Điều đặc biệt của đồi chè Thanh Chương Nghệ An nằm ở chỗ chè được trồng trên các ốc đảo nhỏ, được bảo phủ xung quanh bởi đập nước. Nhìn từ trên cao, nơi đây giống như những con ốc đang nhô lên khỏi mặt nước vậy.
Để tới được đảo chè, du khách di chuyển bằng thuyền máy khoảng 20 phút với giá 30.000 đồng một lượt đi và về. Ra đến đảo chè, để tham quan toàn bộ ốc đảo, du khách có thể trải nghiệm thuê thuyền hoặc xuồng máy chạy khắp các ngọn đồi nhỏ.
Giá của một chiếc thuyền dao động trong khoảng từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng cho một buổi ngồi thuyền xem chơi khắp ốc đảo. Một chiếc thuyền thuê có sức chứa khoảng 10 du khách, nếu đi theo nhóm, chèo thuyền quanh đập Cây Cau cũng là một gợi ý thích hợp.
Mỗi đồi chè đều có diện tích rộng từ gần 1ha đến khoảng 1ha, rất thuận tiện cho việc di chuyển, thăm thú của khách du lịch. Trên các đảo chè, trong những túp lều con con, ấm nước chè xanh đã chờ sẵn, vài thức quả, bánh trái chỉ riêng của nơi này đang chờ người thưởng thức, vừa ăn uống chuyện trò vừa ngắm cảnh.
Không chỉ cảnh đẹp, du khách sẽ ấn tượng ngay khi đặt chân xuống thuyền, những người lái đò rất duyên, rất mến khách, cười tươi đon đả. Bước lên bờ, vào túp lều, bác chủ nhà cũng niềm nở đón chào. Một số hộ dân dựng các lán trên đảo, vừa để trông nom chè vừa phục vụ du khách nước trà xanh, kẹo lạc, kẹo cu-đơ; cho thuê mũ nón, trang phục, dụng cụ hái chè.
Văng Thằm - điểm đến kỳ thú nơi biên viễn xứ Nghệ Nằm trên địa phận bản Xốp Nặm, xã Tam Hợp (Tương Dương), Văng Thằm là điểm đến cuối hút những người yêu thích những vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ. Khe Chà Lạp bắt nguồn từ biên giới nước bạn Lào, chảy vào xã Tam Hợp, xã Tam Thái rồi đổ ra sông Cả. Dòng Chà Lạp luôn trong xanh, hiền hòa, mát...