Mùa sen nở rộ hút du khách đến vùng non nước Ninh Bình
Được thiên nhiên ưu ái ban cho vẻ đẹp nên thơ hữu tình, bên cạnh những rặng núi non trùng điệp, hùng vĩ, Ninh Bình cũng nổi tiếng với những đầm sen tỏa hương thơm ngát vào những ngày hè.
Đầm sen nở rộ, tỏa hương thơm ngát bên những rặng núi non trùng điệp, hùng vĩ. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Những ngày này, những đầm sen đã nở rộ rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp kiều diễm tinh khôi cho vùng non nước Ninh Bình thu, hút người dân và du khách thăm quan, chụp ảnh. Về Ninh Bình dịp này, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với những đầm sen thơm mát giữa núi non hùng vĩ của miền đất Cố đô.
Tháng 5 đến tháng 7 là thời điểm sen nở rộ nhất trên khắp những khu đầm ở Ninh Bình. Khu du lịch Hang Múa thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, Hoa Lư là một trong những địa điểm ngắm sen đẹp nhất ở địa phương. Đầm sen ở đây đặc biệt được “ôm ấp” bởi những rặng núi non trùng điệp, cánh đồng lúa chín và những nét kiến trúc cổ xưa. Giữa khoảng không chỉ toàn màu xanh của cây cỏ và mây trời, những đóa sen bung nở giống như nét chấm phá, điểm xuyết, sáng bừng lên giữa một khoảng trời. Mỗi mùa sen nở, du khách từ khắp nơi lại đổ về rất đông. Những ngày gần đây, lượng khách tới tham quan, chụp ảnh với sen Hang Múa tăng đột biến, bất kể ngày nắng hay mưa.
Bà Phạm Thị Ly, Ban Quản lý Khu du lịch Hang Múa cho biết, đầm sen của khu du lịch có diện tích gần 5ha. Từ năm 2019, Ban Quản lý đã đưa các giống sen Nhật, sen Quan Âm và sen nghìn cánh về trồng đan xen trong khu du lịch với mong muốn tạo thêm điểm nhấn và giới thiệu đến du khách quốc tế vẻ đẹp của loài hoa được ví là quốc hoa của Việt Nam. Ban Quản lý đã phối hợp cùng người dân địa phương chăm sóc đầm sen, đảm bảo sen nở đẹp, tươi lâu. Chỉ tính riêng những tháng sen nở rộ, Khu du lịch Hang Múa thu hút từ 700 – 1.000 du khách đến thăm quan và chụp ảnh mỗi ngày, tăng gấp nhiều lần so với những ngày thường.
Thời điểm sen nở rộ thu hút rất đông người dân và du khách đến chụp ảnh. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Trong tâm thức của người Việt, hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng, tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Màu xanh của lá, sắc hồng phấn hay trắng tinh khiết của những cánh hoa trải khắp cả một vùng rộng lớn càng khiến hình ảnh của Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình lịch sử trở nên thanh bình hơn bao giờ hết.
Trong nắng sớm, những hạt sương trong suốt đọng trên những tàu lá rộng xanh ngát phản chiếu sắc nắng lung linh. Sương lấp lánh trên nhụy sen vàng tươi, bao quanh là những cánh hoa nở xòa trong nắng. Những cánh sen có màu hồng nhạt vào buổi sáng, đến trưa thì chuyển sang sắc hồng. Khoảng 3 giờ chiều là lúc sen đẹp nhất, những bông sen nở rộ khoe sắc dưới ánh mặt trời. Chiều đến, màu hoa sen chuyển sang hồng đậm. Chu kỳ nở của hoa sen khoảng 3 ngày rồi chuyển sang màu tím thẫm và bắt đầu tàn. Khi bông hoa này tàn thì bông khác lại mọc lên làm cho hồ sen vẫn đầy ắp, đẹp lạ thường. Những năm gần đây, nhiều người dân Ninh Bình chọn cây sen để trồng nhằm phát triển kinh tế.
Chị Nguyễn Thị Lài, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình chia sẻ, đi chụp ảnh sen vào lúc sáng sớm là tuyệt vời nhất. Không khí vừa mát lành, vừa có thể thưởng thức mùi sen một cách rõ nhất. Trời không nắng gắt nên chị và các bạn có thể thoải mái chụp ảnh ở nhiều góc độ mà không lo ảnh bị cháy sáng hay ngược nắng. Du khách đến đây nên mặc áo dài, yếm có tông sáng hoặc những bộ đồ có màu sắc nhẹ nhàng, tránh những màu quá trầm và xanh nếu không muốn bị “ẩn” mình giữa thiên nhiên.
Những cánh sen có màu hồng nhạt vào buổi sáng nhưng đến trưa thì chuyển sang sắc hồng. Ảnh: Thùy Dung/TTXVN
Anh Iro Vair, du khách Israel chia sẻ rất ấn tượng khi đến Việt Nam vào đúng dịp mùa sen nở rộ. Những đầm sen lung linh giữa màu xanh mênh mang của mây núi, cây cỏ; đầm sen bạt ngàn những búp sen hồng, sen trắng bồng bềnh, xen lẫn trong gió mùi thơm dịu mát của loài hoa này càng làm tăng thêm vẻ đẹp, sự lãng mạn cho mảnh đất Ninh Bình. Đặc biệt, du khách càng ấn tượng hơn bởi những người con gái Việt trong những bộ áo dài, áo yếm càng tô điểm thêm cho khung cảnh lãng mạn, độc đáo mà ít nơi có được.
Đến với các đầm sen ở Ninh Bình, du khách cũng có thể thử trải nghiệm đi thuyền hái sen, thưởng thức món cháo sen lạ miệng. Trà sen là thức uống tinh túy, sự kết hợp quyến rũ giữa sen và trà. Vị đăng đắng của lá trà, hương thơm của hoa sen và sự tinh khiết của buổi sớm mai làm cho người thưởng trà như được tiếp thêm năng lượng khởi đầu cho một ngày mới. Tại địa phương, một số sản phẩm làm từ sen đã được công nhận là sản phẩm OCOP có thể giúp du khách có thêm những sản phẩm làm quà lưu niệm mang hương vị đặc trưng của vùng đất Cố đô. Sen từ lâu không chỉ còn là một loài hoa đẹp mà còn mang lại giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.
Du lịch cộng đồng - sinh kế mới bền vững cho người dân Ninh Bình
"Viên ngọc ẩn" Ninh Bình giờ đây đang dần "lột xác" trở thành một trong những điểm đến được khách trong nước và quốc tế yêu thích nhờ phát triển du lịch cộng đồng.
Từ những căn tính văn hóa sẵn có, du lịch cộng đồng làm hiển lộ những đặc tính ấy, tạo ra những trải nghiệm hấp dẫn thu hút du khách, góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Video đang HOT
Người dân Ninh Bình thắp lửa du lịch cộng đồng
Ninh Bình không chỉ được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh mà còn giàu tiềm năng du lịch văn hóa. Tận dụng lợi thế ấy, nhiều sản phẩm du lịch đã phát triển, trong đó dịch vụ du lịch cộng đồng được người dân đầu tư, kinh doanh hiệu quả.
Tour du lịch mới Mường Tour - Động Thiên Hà.
Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở Ninh Bình từ những năm 2010. Đây là loại hình hoạt động phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của tỉnh cũng như xu thế lựa chọn của ngày càng nhiều du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Đến nay, toàn tỉnh đã có 265 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ làm du lịch cộng đồng, phổ biến nhất là mô hình homestay, farmstay.
Ở huyện Gia Viễn, loại hình farmstay bắt đầu hình thành từ năm 2005 khi du khách đến tham quan Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long và có nhu cầu lưu trú tại nhà dân. Từ đó đến nay, loại hình du lịch này đã được nhân rộng trên địa bàn huyện. Người dân Gia Viễn bên cạnh các nghề kiếm sống chính là trồng lúa nước, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm còn cung cấp dịch vụ du lịch, từ tổ chức đón tiếp đến giới thiệu, quảng bá các giá trị thiên nhiên, văn hóa đặc sắc của địa phương đến người thăm quan.
Du khách khi đến đây, ngoài dịp được trải nghiệm các sinh hoạt hàng ngày cùng người dân bản địa như: đi chợ, nấu ăn, xay lúa, giã gạo, cuốc đất, tát nước bằng gầu ở bờ ruộng, tham gia tour du lịch bằng xe trâu, xe bò để tham quan khung cảnh làng quê Bắc Bộ, ngồi thuyền nan chiêm ngưỡng vẻ đẹp non nước hữu tình trong khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long...
Trồng lúa là một dịch vụ hút khách của Buffalo Cave Farmstay
Mô hình homestay là loại hình "du lịch xanh", thay vì chọn những nhà nghỉ, khách sạn du khách đang có xu hướng ở tại nhà của người dân địa phương để tìm hiểu về văn hóa, cuộc sống bản địa.
Homestay phát triển nhất tại huyện Hoa Lư. Dịch vụ lưu trú này đã giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Bên cạnh ăn, ngủ, du khách còn được tham gia các hoạt động của gia đình như nấu ăn, tổ chức tiệc. Nhiều hộ còn kết hợp bán một số mặt hàng địa phương làm quà lưu niệm như: cơm cháy, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan. Giá phòng homestay ổn định, từ 150.000 - 200.000 đồng/người.
Vợ chồng anh Thiêm và chị Hương là chủ homestay Tam Coc White Swan cho biết: "Khách đến homestay gần như 100% chủ yếu là người Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha,... Họ du lịch với mục đích trải nghiệm nên muốn ở nhà dân để được khám phá đời sống của người Việt. Họ thường ở lại từ 1 tuần đến cả tháng".
Những nhà chòi bên trong farmstay.
Cũng theo anh Thiêm, du lịch cộng đồng ngoài trải nghiệm văn hóa, khám phá vẻ đẹp tự nhiên, lịch sử, du khách còn cần được thỏa mãn với chất lượng dịch vụ cũng như thái độ phục vụ. Chính vì vậy, việc tạo được ấn tượng tốt về ứng xử được người dân địa phương đề cao và là một thành tố thu hút du khách quay trở lại hoặc giới thiệu người thân. Thậm chí, có du khách sau khi ở cùng nhà dân, thấy chủ nhà vất vả, khi ra về còn đề nghị tặng tiền hỗ trợ hàng tháng nhưng chủ nhà từ chối, nhưng họ vẫn thường xuyên liên lạc.
Những nỗ lực từ chính quyền và người dân
Du lịch cộng đồng phát triển đã tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân bên cạnh thu nhập từ công việc truyền thống; tạo liên kết bền vững nhiều ngành kinh tế, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Đồng thời, quảng bá hình ảnh của địa phương, quốc gia đến với bạn bè trên toàn thế giới.
Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương mà còn góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân.
Gia đình bà Tâm là chủ sở hữu Ninh Bình Bamboo Farmstay ở huyện Gia Viễn, chia sẻ: "Con trai tôi bỏ công việc trên thành phố để về quê làm du lịch vì công việc không áp lực, lại được gần nhà. Khoảng thời gian dịch Covid-19 kéo dài đã khiến hoạt động kinh doanh trở nên vô cùng khó khăn, có thời điểm tôi khuyên con đóng cửa để làm việc khác, nhưng vì đam mê và nhiều người làm du lịch cộng đồng ở đây cũng quyết tâm giữ thương hiệu nên vẫn còn duy trì được đến hôm nay."
Trải nghiệm cho trâu ăn.
Thời gian qua, du lịch cộng đồng ở Ninh Bình đã khai thác có hiệu quả những giá trị văn hóa và truyền thống đặc trưng, riêng có của vùng miền, đồng thời tập trung vào hoạt động trải nghiệm, thưởng thức những "đặc sản" truyền thống bản địa như dê núi, cơm cháy; làng nghề đá Ninh Vân, đan cói Kim Sơn, hoạt động dân gian với đồng bào dân tộc Mường trong tour du lịch mới Mường Tour - Động Thiên Hà.
Trong những năm qua, quy hoạch tổng thể du lịch của Ninh Bình đều ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có khoảng 18 khu, điểm du lịch chính được đầu tư hoàn thiện và đi vào phục vụ khách du lịch. Trong đó, 13 khu, điểm du lịch sinh thái đều có sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương.
Theo ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Ninh Bình: "Ngành du lịch tỉnh nhà sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền trong cộng đồng địa phương góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch; sản phẩm OCOP; đẩy mạnh liên kết quảng bá với các tỉnh trong tứ giác tăng trưởng.
Sở Du lịch cũng đã tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức du lịch, văn hóa ứng xử đối với du khách cho người dân, xây dựng hình ảnh con người Ninh Bình thân thiện, mến khách. Cùng với đó, tỉnh chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương đối với lĩnh vực du lịch; phục hồi các làng nghề truyền thống, sinh hoạt, văn hóa của địa phương, lồng ghép với loại hình du lịch homestay."
Ông Minh cũng nhấn mạnh, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục phát triển loại hình homestay theo hướng khuyến khích các hộ dân trên địa bàn đầu tư phát triển nhà ở có phòng cho khách theo quy hoạch phát triển đã được duyệt. Đặc biệt, việc phát triển loại hình kinh doanh homestay phải đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương, tạo việc làm, có thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Không quá khi cho rằng một trong những giá trị cốt lõi xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình được như ngày hôm nay đến từ chính những người dân bản địa. Việc khơi dậy, phát huy bản sắc văn hóa và tích cực xây dựng mô hình du lịch cộng đồng đã giúp Ninh Bình có tên trên nhiều bảng xếp hạng về du lịch và trở thành bài học thương hiệu cho nhiều điểm đến khác.
Vạn người tới Ninh Bình ngắm bức tranh "mục đồng thổi sáo" khổng lồ Tuần du lịch Ninh Bình đã thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước đổ về tham quan, trải nghiệm, tận thấy bức tranh "mục đồng thổi sáo" khổng lồ trên cánh đồng lúa chín vàng Tối 1-6, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức chương trình khai mạc Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024 với chủ đề "Sắc vàng Tam...