Mưa sao băng mang theo vàng đến trái đất?
Chuyên gia địa chất Matthias Willbold tại Học viện Hoàng gia London – Anh vừa nêu thêm giả thuyết về nguồn gốc của vàng trên trái đất.
Giả thuyết mới nêu khả năng mưa sao băng đem vàng đến trái đất. Ảnh: BBC
Chuyên gia Willbold giải thích rằng sau khi ra đời cách nay khoảng 4,5 tỉ năm, trái đất vốn có bề mặt là núi lửa và đá nóng chảy dâng trào. Khoảng vài chục triệu năm sau, hầu hết các chất sắt bị chìm xuyên qua lớp ngoài, được gọi là lớp áp choàng, vào sâu trong lõi trái đất.
Video đang HOT
Giả thuyết nói trên cho rằng sau khi lõi trái đất hình thành, đã có một trận mưa sao băng rớt xuống trái đất. Những thiên thạch này mang theo vàng xuống “lớp áo choàng”, khiến vỏ trái đất có chứa vàng. Ông Willborn nói rằng giả thuyết này phù hợp với mẫu hoạt động thiên thạch mà giới khoa học đã biết, với cao điểm là cơn bão sao băng lớn được gọi là “trận bom cuối cùng” xuống trái đất cách nay 3,8 tỉ năm. Dấu vết còn lại là những hố trên mặt trăng do các thiên thạch từ vành đai hành tinh nhỏ tồn tại giữa trái đất và sao Hỏa rơi xuống để lại.
Giả thuyết này cũng góp phần giải thích nhiều bất thường vốn có khác trong thành phần trái đất và khiến nhiều người suy ra rằng carbon, nitrogen, nước và acid amin – những thành phần thiết yếu cho sự sống – cũng bắt nguồn từ thiên thạch.
Hai năm trước, ông Willbold và các cộng sự tại ĐH Bristol và ĐH Oxford đã khảo sát các hòn đá ở Greenland được cho là thuộc lớp áo choàng của trái đất và thoát khỏi hoạt động thiên thạch trong khoảng 600 triệu năm. Nhóm nghiên cứu không thấy vàng chứa trong các hòn đá 4,4 tỉ năm tuổi này nhưng họ phát hiện tungsten. Tungsten cũng tương tự vàng nhưng tồn tại dưới dạng chất đồng vị khác và điều này cung cấp thêm thông tin cho họ để củng cố luận cứ nói trên.
Theo Xahoi
Đêm 12/8, mưa sao băng đạt cực điểm
Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch CLB Thiên văn trẻ Việt Nam (VACA), cho hay nếu thời tiết thuận lợi, vào đêm 12 và 13/8, người yêu thích thiên văn sẽ có cơ hội quan sát mưa sao băng Perseids đạt cực điểm.
Một sao băng của Perseids 2012 do nhiếp ảnh gia Jeff Rose chụp được
Tại cực điểm của mình, mưa sao băng Perseids cho phép bạn có thể quan sát hơn 70 hay thậm chí 100 sao băng mỗi giờ, một phần không nhỏ trong số đó là sao băng dài và sáng. Trên thực tế, các sao băng của trận mưa sao băng này xuất hiện kéo dài suốt từ 23/7 tới 22/8, tuy nhiên chỉ ở mật độ khá nhỏ; trừ thời gian cực điểm là đêm 12 và 13/8, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn cho hay.
Trong những ngày vừa qua, thời tiết tại các miền Việt Nam khá thất thường, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc mưa khá nhiều và khó dự đoán chính xác. Do đó, hy vọng đến ngày cực điểm của trận mưa sao băng này sẽ là những ngày nắng, để mọi người có thể được mãn nhãn hiện tượng kỳ thú này.
Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát là vào tối 12, rạng sáng 13/8 (bạn cũng có thể quan sát vào tối 13, rạng sáng 14). "Hãy nhìn bầu trời phía Đông, Đông Bắc nơi chòm sao Perseus mọc lên như hình bên dưới đây, đó là nơi tập trung hầu hết các sao băng của trận mưa sao băng này"- anh Đặng Vũ Tuấn Sơn hướng dẫn thêm.
Ảnh chụp bầu trời tại thời điểm 2 giờ ngày 3/8 qua phần mềm Stellarium. Ảnh: ĐVTS
Năm nay ngoài yếu tố thời tiết thì người quan sát có một thuận lợi rất lớn, đó là không bị cản trở bởi ánh sáng từ mặt trăng. Tối 12/8 tới tương ứng với ngày mùng 6 âm lịch, mặt trăng lặn từ rất sớm và việc quan sát hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Vì lí do này, thời gian phù hợp nhất trong 2 đêm nêu trên để bạn có thể quan sát các sao băng của Perseids là từ 0 giờ 30 (khi chòm sao Perseus bắt đầu mọc lên đủ cao) cho tới trước khi trời sáng.
Theo Chánh Trung (Người lao động)
Thiên thạch khổng lồ sắp bay qua Trái đất Một thiên thạch dài 2,7 km sẽ bay qua Trái đất vào cuối tháng này. Các nhà khoa học cho biết, thiên thạch 1998 QE2 sẽ gần Trái đất nhất ở khoảng cách 5,7 triệu km (gấp 15 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng) vào ngày 31/5 tới. Sau khi bay qua Trái đất, thiên thạch này sẽ không quay...