Mưa sao băng đẹp nhất tháng 4 sắp xuất hiện
Một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất năm có tên Lyrid sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 22/4 rạng sáng ngày 23/4.
Hình ảnh về Mưa sao băng Thiên Cầm (Lyrid) tại New Mexico vào tháng 4/2012.
Mưa sao băng Lyrid hay còn gọi là mưa sao băng Thiên Cầm đặt tên theo chòm sao Lyra, có thể được nhìn thấy từ ngày 16/4 đến 25/4. Tuy nhiên, đỉnh điểm của mưa sao băng dự kiến sẽ xảy ra trước đó, trong đêm ngày 22/4 đến sáng ngày 23/4.
Đây là trận mưa sao băng trung bình, có thể tạo ra từ 10 đến 15 vệt sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm nhưng luôn được người yêu thiên văn chờ đón.
Người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Thiên Cầm bắt đầu từ khoảng 21h, tối ngày 22/4, đến khoảng 6h sáng 23/4.
Trận mưa sao băng Lyrids hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher. Hàng năm, vào cuối tháng 4, Trái Đất sẽ đi qua quỹ đạo của sao chổi này. Khi các mảnh vụn từ sao chổi rơi xuống bầu khí quyển của Trái Đất chúng bay hơi biến thành mưa sao băng đầy màu sắc.
Đây là một trong những trận mưa sao băng lâu đời nhất được ghi nhận trong lịch sử. Các ghi chép về trận mưa sao băng này có từ khoảng 2.700 năm trước.
Người Trung Quốc cổ đại đã quan sát thấy thiên thạch Lyrif ‘rơi như mưa rào’ vào năm 687 TCN.
Vào năm 1982, các nhà quan sát Mỹ đã có cơ hội chứng kiến có gần 100 vệt sáng mưa sao băng mỗi giờ trên bầu trời vào lúc cực điểm.
Năm 1945, các nhà quan sát Nhật Bản đã nhìn thấy khoảng 100 vệt trong khi đó, ở Hy Lạp, cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa với số lượng vệt sáng khủng xuất hiện vào năm 1922.
Video đang HOT
Quan sát mưa sao băng ở đâu tốt nhất?
Người yêu thiên văn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng sự kiện đáng chú ý bằng mắt thường mà không cần bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào. Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối. Bạn chú ý chọn nơi thoáng đãng, ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng đèn để có thể tận hưởng trọn vẹn đêm mưa sao băng.
Năm nay, ngày cực điểm mưa sao băng không trùng với thời gian gần trăng tròn, do đó sẽ không lo bị ảnh hưởng đến khả năng quan sát. Tuy nhiên bạn nên theo dõi dự báo thời tiết để có một buổi chiêm ngưỡng hoàn hảo nhất. Nếu trời có mây mù hoặc có mưa, việc quan sát sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thực hiện được.
Những sự kiện thiên văn đáng mong chờ trong năm 2021
Năm 2021 người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng những trận mưa sao băng đẹp mắt cùng hiện tượng nhật thực toàn phần, nguyệt thực.
Nhìn lên bầu trời chiêm ngưỡng những vì sao, những hiện tượng thiên văn kỳ thú, hay đôi khi là những hiện tượng thắp sáng không có lời giải thích đã làm say đắm lòng người từ thời cổ đại.
Năm 2021, những người yêu thiên văn mong chờ được chiêm ngưỡng nhiều hiện tượng thú vị rực rỡ trên bầu trời, từ mưa sao băng đến nguyệt thực, nhật thực ... Dưới đây là những sự kiện ngắm bầu trời thú vị nhất đáng mong đợi trong năm mới:
Mưa sao băng Lyrids - Tháng 4
Mưa sao băng Lyrids là một trong những trận mưa sao băng lâu đời nhất được biết đến. Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, nó xuất hiện lần đầu trong ghi chép của Trung Quốc từ năm 687 TCN rằng "ngôi sao rơi như mưa".
Năm 2021, mưa sao băng Lyrids sẽ xuất hiện từ ngày 16/4 đến ngày 25/4, đạt đỉnh trước bình minh ngày 22/4.
Đây là trận mưa sao băng có thể mang đến 100 vệt sao băng mỗi giờ, nhưng trung bình rơi vào khoảng 10 đến 15 sao. Sao băng Thiên Cầm (Lyrids) đặt tên theo chòm sao Lyra, được hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher, chu kỳ 415 năm, phát hiện lần đầu năm 1861.
Mưa sao băng Eta Aquarids - Tháng 5
Trận mưa sao băng này sẽ mang đến màn quan sát tuyệt vời nhất cho những ai ở Nam bán cầu. Trận mưa sao băng đạt cực đại vào khoảng một hoặc hai giờ trước bình minh ngày 5/5.
Trận mưa sao băng này có "cực đại rộng", có nghĩa là bạn có thể bắt gặp một vài thiên thạch bay vài ngày trước và sau khi đạt cực đại thực tế.
Theo NASA, những thiên thạch này có nguồn gốc từ sao chổi 1P/ Halley, và chúng được biết đến với tốc độ nhanh.
Nguyệt thực toàn phần - Tháng 5
Nguyệt thực toàn phần sẽ xuất hiện trên bầu trời vào ngày 26/5, có thể nhìn thấy từ phía đông châu Á, Australia, các khu vực trên Thái Bình Dương và hầu hết châu Mỹ.
Nhật thực - Tháng 6
Vào ngày 10/6, bạn có thể nhìn thấy "nhật thực hình khuyên", còn được gọi là "vòng lửa". Nhật thực này xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa Mặt trời và Trái đất nhưng không che hoàn toàn mặt trời, tạo ra một vòng phát sáng, hay còn được gọi là lửa xung quanh bóng tối.
Theo NASA, chỉ những người yêu thiên văn ở khu vực phía bắc Canada, Greenland và Nga mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng này.
Mưa sao băng Perseid - Tháng 8
Mưa sao băng Perseid được cho là trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm. Vào lúc cực đại, người xem có thể trông thấy khoảng 100 vệt sao băng mỗi giờ. Đây là trận mưa sao băng bắt nguồn từ sao chổi 109P/ Swift-Tuttle.
Năm 2021, Perseids có thể sẽ đạt đỉnh vào đêm ngày 11/8 đến ngày 12/8, nhưng cũng có thể xem được vào các đêm trước và sau đó. Mưa sao băng có thể nhìn rõ nhất từ Bắc bán cầu vào khoảng giờ trước bình minh.
Mưa sao băng Orionid - Tháng 10
Orionids được coi là một trong những trận mưa đẹp nhất trong năm. Những thiên thạch di chuyển tương đối nhanh, ước tính vận tốc khoảng 238.183 km/ h đôi khi để lại những "đoàn tàu" phát sáng.
Theo NASA, các thiên thạch bắt nguồn từ sao chổi 1P / Halley, có thể nhìn thấy từ cả hai bán cầu Bắc và Nam sau nửa đêm. Vào lúc cực điểm, người xem có thể nhìn thấy khoảng 15 sao băng mỗi giờ trên bầu trời.
Tuy nhiên, năm nay, theo Đài quan sát Griffith, trận mưa sao băng xuất hiện gần ngày trăng tròn nên sẽ gây cản trở cho việc quan sát. Ước tính, trận mưa sao băng đạt đỉnh vào đêm ngày 20/10, 21/10.
Nguyệt thực một phần - Tháng 11
Theo NASA, có thể quan sát nguyệt thực một phần từ châu Mỹ, Australia và một phần châu Âu, châu Á. Nguyệt thực một phần là nguyệt thực trong đó bóng của Trái đất chỉ che một phần mặt trăng. Hiện tượng xảy ra vào ngày 19/11.
Mưa sao băng Geminid - Tháng 12
Theo Tổ chức Sao băng Quốc tế, mưa sao băng Geminid sẽ xảy ra từ ngày 4/12 đến ngày 20/12, đạt đỉnh vào đêm ngày 13/12. Trong điều kiện tốt, người chiêm ngưỡng có thể nhìn thấy khoảng 120 vệt sao băng mỗi giờ.
Chờ đón trận mưa sao băng ngay trong những ngày đầu năm 2021 Vào đêm ngày 2 và rạng sáng ngày 3/1, người yêu thiên văn Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Quadrantids đầu tiên trong năm 2019. Chờ đón trận mưa sao băng ngay trong những ngày đầu năm 2021 Mưa sao băng Quadrantid năm 2021, một trong những trận mưa sao băng lý tưởng nhất trong năm đồng thời...