Mua sắm tiết kiệm có thể rơi vào hố đen đạo đức
Tiết kiệm là điều nên làm nhưng nếu chúng ta thực hiện không đúng cách, đó sẽ là trải nghiệm hoàn toàn tội lỗi.
Mua sắm tiết kiệm có thể nằm trong danh sách việc cần làm của nhiều người. Tuy nhiên, sự trỗi dậy trong suy nghĩ có ý thức về môi trường và mức giá hấp dẫn của đồ cũ đã khiến những người trẻ tuổi tìm đến các tổ chức từ thiện, cửa hàng quần áo giá rẻ.
Theo báo cáo của dịch vụ bán hàng ThredUp, năm 2019, khoảng 40% Gen Z chọn mua quần áo cũ, so với 30% vào năm 2016.
Điều mà các nhà khoa học, nhà môi trường và quy hoạch đô thị đã nhận ra trong nhiều năm là việc mua sắm đồ cũ khiến cuộc sống của một số người trở nên khó khăn hơn. Ví dụ các lệnh cấm ống hút nhựa đã vô tình làm cho cuộc sống của người khuyết tật ngày càng vất vả vì không có việc làm.
Theo PopSci, có một số cách để vẫn kiếm được những món đồ độc đáo với mức giá xứng đáng mà không rơi vào hố đen đạo đức.
Nhiều người trẻ đang lầm tưởng về việc sử dụng đồ cũ có lợi cho môi trường. Ảnh: Jakala.
Giảm lượng quần áo lưu thông là cần thiết cho môi trường
Trong 50 năm qua, ngành công nghiệp quần áo đã trải qua cuộc lột xác lớn. Mọi người từng mua sắm khi họ thay đổi quy mô, công việc và khí hậu. Với sự bùng nổ của thời trang nhanh trong những năm gần đây, việc mua sắm đã trở nên ít đi sự cần thiết và ngày càng chạy theo xu hướng.
Thay vì chi 100 USD cho một chiếc áo len, chúng ta sẵn sàng mua nhiều kiểu dáng khác nhau giá 30 USD nhưng chỉ mặc được vài lần.
Video đang HOT
Bãi rác quần áo khổng lồ do chính con người tạo ra. Ảnh: The Guardian.
Theo cơ quan bảo vệ môi trường, trong năm 2018, thế giới sản xuất hơn 17 triệu tấn hàng dệt may – so với chỉ khoảng 2 triệu 50 năm trước. Từ số lượng quần áo khổng lồ đó, 11,3 triệu tấn đã được đưa vào bãi rác.
Theo báo cáo của mạng lưới kinh doanh ngành thời trang Common Objective, 35% nguyên liệu được sử dụng để tạo ra những bộ quần áo đó có thể là phế phẩm sau khi được tiêu hủy.
Lynda Grose, chuyên gia thời trang bền vững tại Đại học Nghệ thuật California, cho biết: “Mặc trang phục càng nhiều lần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho môi trường. Đáng tiếc thay, nhiều người lại chọn tiết kiệm tiền mà quên đi những tác hại khó lường”.
Việc tiêu xài tiết kiệm nhưng sai cách khiến bạn nhanh chóng chán những món đồ đã mua. Ảnh: The Times.
Mua sắm tiết kiệm không hề đơn giản
Những người yêu thời trang có thể nghĩ rằng việc đổi quần áo đắt tiền của họ để lấy đồ cũ đang giúp xây dựng tương lai bền vững – nhưng không phải vậy.
Trong một số trường hợp, sự tồn tại của các cửa hàng quyên góp đồ cũ mang lại cho chúng ta cảm giác vô tội, Fitzpatrick nói: “Mọi người có thể hoán đổi toàn bộ tủ quần áo của mình bằng cách trao đổi những thứ mình không mặc với hy vọng nó được sử dụng tốt. Thay vì mua ít hơn, chúng ta tự đánh lừa mình có thể mua sắm theo cách này”.
Thực tế, khối lượng quần áo nhiều nhưng chỉ khoảng 10-20% có thể sử dụng lâu dài. 80% biến thành vải vụn sau khi dùng. Thêm nữa, tái chế hàng dệt là công việc tiêu tốn nhiều năng lượng.
Chuyên gia thời trang de Castro cho biết một trong những cách để chống lại những hệ thống này là suy nghĩ kỹ trước khi mua sắm. Nếu bạn mua những món đồ của thời trang nhanh, bạn sẽ phải trả tiền sửa chữa hoặc nâng cấp chúng chỉ sau vài lần mặc. Vì đa số quần áo giá rẻ đều làm từ chất liệu kém chất lượng, dễ phai màu hoặc có thể bị rách nhanh chóng.
Trước khi mua sắm quần áo, bạn nên nghĩ về tính ứng dụng của chúng. Ảnh: Brunch.
Đạo đức xã hội về tiết kiệm trong mua sắm
Khi việc mua quần áo cũ đạt đến mức độ phổ biến mới, nhiều người đang nhận thấy sự gia tăng giá tại các cửa hàng này. Điều này có thể tạo nên miếng mồi béo bở đối với những người dựa vào thị trường đã qua sử dụng để kinh doanh quần áo kém chất lượng.
Ngành công nghiệp thời trang không phải lúc nào cũng tử tế với những người có kích thước cơ thể khác biệt. Theo Vogue Business , trong khi 70% phụ nữ Mỹ mặc size XL hoặc lớn hơn nhưng chỉ 20% quần áo được may theo kích cỡ đó. Cảm nhận về điều trên, biểu tượng thời trang Tim Gunn nói với The Washington Post: “Điều đó có thể khiến việc mua sắm trở thành trải nghiệm xúc phạm và mất tinh thần kinh khủng”.
Vì vậy, người tiêu dùng cần ghi nhớ khi nói đến tủ quần áo của bạn, “càng ít càng hữu ích cho xã hội và hành tinh”, de Castro nói.
Cặp chị em kiếm 4,1 triệu USD nhờ mở thương hiệu thời trang
Alice và Maisie từng bỏ ra số vốn 2.700 USD để kinh doanh quần áo.
Theo Dailymail , hai chị em Alice Jones (25 tuổi) và Maisie Jones (22 tuổi) đang sở hữu thương hiệu trị giá hàng triệu USD. Sau nhiều năm cố gắng, doanh thu của thương hiệu trong 12 tháng qua đạt 4,1 triệu USD.
Cụ thể, năm 2017, Alice và Maisie tiết kiệm được hơn 2.700 USD. Họ quyết định đầu tư vào lĩnh vực thời trang. Hai cô gái bắt đầu kinh doanh quần áo vintage bằng hình thức trực tuyến. Đây cũng là nền tảng để thương hiệu Sisters & Seekers ra đời.
Chị em nhà Jones có phong cách thời trang cá tính. Ảnh: Sisters & Seekers, Scan .
Sau đó, chị em nhà Jones chuyển sang bán thời trang thể thao với tiêu chí hiện đại và sành điệu, nhắm đến đối tượng khách hàng từ 18-30 tuổi. Khi ấy, kho hàng của họ chính là vườn nhà.
Cặp chị em chia sẻ với Daily Post : "Chúng tôi có nhiều khoảnh khắc đáng tự hào như chuyển đến nhà kho mới không phải sân vườn, thuê nhân viên đầu tiên".
Trong 12 tháng đầu mở thương hiệu, hai cô gái cho biết họ đã làm việc tới 16 giờ/ngày với mong muốn công việc kinh doanh khởi sắc. Khi thương hiệu được 2 năm tuổi, họ mới bắt đầu có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
Đặc biệt, cả hai từng đạt doanh thu kỷ lục trong mùa giảm giá Black Friday 2019. Họ thu về hơn 137.000 USD chỉ trong vòng một giờ vào lúc nửa đêm.
Alice kể: "Tôi bất ngờ và choáng ngợp. Tôi không thể tin khi nhìn vào số lượng đơn đặt hàng. Ai cũng nghĩ đó là lỗi hệ thống".
Các thiết kế đến từ Sisters & Seekers được yêu thích. Ảnh: @sistersandseekers .
Sức hút của thương hiệu thời trang này đến từ sự đơn giản, bắt kịp xu hướng. Không dừng lại ở đó, họ tiếp tục phát triển thêm mảng thời trang nam, đặt tên thương hiệu là Brother Kin.
Hà Nội: Thời tiết trở lạnh, thị trường quần áo rét rục rịch vào mùa Thời tiết đang chuyển dần vào mùa lạnh, do vậy các cửa hàng thời trang trên khắp tuyến phố tại Hà Nội đã rục rịch chuyển sang bán mặt hàng chống rét với đủ chủng loại, mẫu mã để phục vụ khách. Các cửa hàng kinh doanh thời trang đã ngập tràn đồ mùa Đông để phục vụ khách. (Ảnh: PV/Vietnam ) Năm...