Mùa rươi xứ biển, mời bạn về thăm
Tháng mười một âm lịch năm ấy, bạn nhắn tin bảo tôi mau chân tới quê nhà bạn ở huyện Duyên Hải, Trà Vinh vì đang mùa rươi lên. Con đường từ “ruột” đồng bằng nơi tôi sinh sống theo xe đò tới quê biển của bạn xa thăm thẳm.
Tới nơi, trời âm u với những cơn mưa lắc rắc. Bạn mừng rỡ cho biết: “Tiết trời này mấy bữa nay người ta đổ xô đi hớt rươi như đi hội”. Rồi bạn cùng tôi lội bộ trên những con đường lầy lội bùn nhão để tới mấy cái vuông. Tiếng là vuông những thật ra có cái dài sọc, lại có cái hình chữ nhật hoặc một hình nào đó mà người ta sở hữu. Vuông là nơi nước biển vào theo thủy triều lên ngập tới đầu gối. Nước trong vuông là nước sông pha với nước biển thành nước lợ, là điều kiện tối ưu để rươi xuất hiện trong thời tiết mưa dầm lắc rắc. Thật may mắn, khi hai đứa tôi chưa tới vuông đã nghe tiếng người ta ơi ới gọi nhau rồi cùng khom lưng trong mấy cái vuông nhiều nước. Trên tay mỗi hai người cầm hai đầu cái mùng vải kéo dài trong nước bùn xam xám. Vậy là rất nhiều con rươi từ đáy vuông phun lên vướng vào đó.
Rươi xứ biển. Ảnh: T.L
Bạn rủ tôi lội xuống vuông với cái lưới tự chế để hớt rươi. Công việc lạ lùng nhưng vô cùng thú vị với một người xa lạ như tôi. Chúng tôi cùng những nông dân khác dầm chân trong bùn nước vui với công việc của mình.
Video đang HOT
Rươi là loài động vật họ trùn, thân có nhiều lông tơ. Mỗi năm rươi từ trong lòng đất vuông chun lên trong khoảng thời gian từ tháng chín tới tháng mười một âm lịch. Nhưng mỗi tháng rươi chỉ xuất hiện hai đợt vào đầu và giữa tháng. Mỗi đợt chừng vài ba ngày trong điều kiện mưa lâm râm. Người ta nói rươi lên là để giao phối, sinh sản, bảo vệ nòi giống.
Vuông nào có phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ thì mưa có mù trời mù đất cũng chẳng bao giờ có rươi”. Tới nhà, bạn bắt tay làm món chả rươi vô cùng ngon cho tôi lần đầu thưởng thức mùi vị xứ biển xa xôi.
Theo Danviet
Không khí lạnh gây mưa to cho miền Trung
Từ hôm nay đến 26.11, những đợt không khí lạnh tăng cường liên tiếp gây mưa to cho các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.
Sớm 19.11, sau khi đi vào khu vực biển Ninh Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, bão số 14 Kirogi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Chiều và tối nay nhiều khả năng nó sẽ đổ bộ các tỉnh từ Bình Thuận trở vào Bến Tre, sau đó sang nam Campuchia và tan dần.
Tây Nguyên và Nam Bộ ngày và đêm nay chịu ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới nên có mưa vừa, mưa to và gió giật mạnh. Từ ngày mai, khi vùng áp thấp tan đi, các khu vực này mưa sẽ giảm dần, trời nắng trở lại.
Ở phía Bắc, khối không khí lạnh tiếp tục tăng cường mạnh, gây mưa sáng nay. Nhiệt độ vùng đồng bằng Bắc Bộ giảm dưới 20 độ, vùng núi 16-18 độ C. Đỉnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) rét 9,5 độ, Đồng Văn (Hà Giang) 14 độ. Tại Hà Nội, hầu hết trạm đo ghi nhận 19 độ C.
Ông Trần Quang Hoài tại cuộc họp sáng 19.11. Ảnh: Phạm Dự.
Trong 2-3 ngày tới, không khí lạnh tiếp tục tăng cường, nền nhiệt miền Bắc sẽ giảm thêm 1-2 độ nữa, thấp nhất ở Hà Nội và vùng đồng bằng còn 16-17 độ. Các tỉnh vùng núi nền nhiệt xuống dưới 15 độ, cao nhất ngày chỉ 21-23 độ C.
Do cường độ mạnh, không khí lạnh đã tràn tới Thừa Thiên Huế, ngày và đêm nay tiếp tục tràn đến các tỉnh khác của miền Trung. Từ Thanh Hóa trở vào Hà Tĩnh hôm nay nhiệt độ cao nhất ngày xuống dưới 24 độ, các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế dưới 26 độ C.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường liên tục từ nay đến hết ngày 26.11, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi liên tục mưa to.
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai sáng 19/11, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho hay, những ngày này cùng lúc xuất hiện ba tình huống thời tiết xấu gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống. Một là áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, hai là mưa cùng gió mùa, ba là rét đậm ở miền núi.
Ông Hoài nhấn mạnh "cần cảnh giác cao độ với các tình huống thời tiết xấu này". Các tỉnh từ Khánh Hòa đến Ninh Thuận phải luôn có kế hoạch di chuyển kịp thời khi áp thấp nhiệt đới đổ bộ. "Theo dự báo, có nơi mưa từ 100 đến 200 mm trong thời gian ngắn. Bởi vậy cần chú ý trong việc giữ nước và xả lũ để vừa đảm bảo an toàn, vừa đủ nước cho mùa vụ", ông Hoài nói.
Cơ quan khí tượng dự báo, trong mùa Đông Xuân năm 2017-2018, rét có xu hướng xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Nhiều khả năng trong tháng 1-2.2018 sẽ xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại kéo dài (7-10 ngày).Đông Xuân năm 2015-2016, Việt Nam đã trải qua 24 đợt không khí lạnh. Mạnh nhất là ngày 21.1 gây ra nhiệt độ thấp kỷ lục trong 40 năm qua. Mưa tuyết, băng giá diện rộng xuất hiện ở vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Theo Phạm Dự (VnExpress)
Người dân xã đảo bội thu trong chuyến vươn biển đầu tiên sau bão Sau khi cơn bão số 12 đổ bộ vào đất liền và suy yếu thành vùng áp thấp, ngư dân xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM đã trở lại với những chuyến đi biển mưu sinh. Người dân vui mừng vì chuyến vươn biển đêm đầu tiên sau bão lại bội thu, đầy ắp cá. Ngư dân Thạnh An trở lại...