Mùa Rú Chá Thừa Thiên Huế
Rú Chá được ví như một “Lá phổi xanh” của Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), là nơi cư ngụ của nhiều loại cây ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang – hệ đầm phá lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Rú Chá nằm tại làng Thuận Hòa, xã Hương Phong cách trung tâm thành phố Huế tầm 15km. Từ trung tâm thành phố đi dọc theo quốc lộ 49B rẽ trái qua cầu Diên Trường 2, đi tiếp sẽ đến Đập Thảo Long. Đây là một công trình đập ngăn mặn được xây dựng ở hạ lưu sông Hương tại thành phố Huế. Từ đây đi thêm khoảng 2km là thấy bảng chỉ dẫn vào Rú Chá.
Đập ngăn mặn Thảo Long
Cái tên Rú Chá được người dân lý giải có nghĩa là rừng của những cây Chá, một trong những loại cây đặc trưng nhất, chiếm phần lớn diện tích tại khu rừng ngập mặn này.
Mùa thay lá
Video đang HOT
Nơi này đã hấp dẫn du khách từ cái tên nghe lạ tai, bí ẩn cho đến vẻ đẹp khi vào thu đầy hoang sơ bí ẩn. Luồng lách dưới những tán cây chá thấp đi sâu vào rừng càng bị thu hút bởi vè đẹp nguyên sinh của khu rừng ngập mặn. Những bộ rễ cây chá mọc nổi trên mặt nước dần hiện ra với hình thù lạ mắt bạn sẽ có được những bức ảnh checkin cực kỳ thú vị. Bên dưới những hốc rễ là cả một hệ sinh thái các loại giáp xác đang trú ẩn.
Mùa này về Rú Chá đã thấy hoa nở vàng cả một vùng, hoa chá có màu vàng nhẹ, một nách là cũng mọc ra vài chùm. Cả khu rừng ngập mặn như bừng sáng cùng mùa hoa nở đẹp vô cùng.
Hoa Chá nở rộ
Đã có những con đường bêtông để du khách dễ dàng vào sâu bên trong Rú Chá
Thời điểm giao mùa là thời điểm Rú Chá bước vào mùa thay lá, khi những chiếc lá xanh bắt đầu ngả màu vàng ươm. Nhìn từ trên cao những mảng màu vàng – xanh đan xen tạo nên bức tranh thiên nhiên không những thu hút nhiều bạn trẻ, khách du lịch đến check-in, mà còn nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến sáng tác ghi lại những khoảnh khắc sống động chân thực của thiên nhiên.
Khi đứng trên đài quan sát có thể khám phá trọn vẹn cảnh đẹp toàn cảnh rừng ngập mặn Rú Chá
Rú Chá những ngày vào thu
Một số thông tin dành cho du khách:
Thời điểm thích hợp để ghé thăm rừng ngập mặn Rú Chá là từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, khi mà thời tiết đẹp, khô ráo và chuẩn bị vào mùa ra hoa thay lá của cây Chá.
Khu vực xung quanh đây không có nhiều người dân địa phương nên không có hàng quán phục vụ ăn uống cho du khách. Nếu đem theo thực phẩm thì phải thu dọn sạch sẽ trước khi rời khỏi Rú Chá nhằm bảo vệ môi trường sinh thái nơi đây.
Hiện tại, thành phố Huế tổ chức Cuộc thi ảnh nghệ thuật, video clip “Rú Chá, Cồn Tè – Sắc màu sông nước dành cho tất cả các nhà nhiếp ảnh, nhà quay phim chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, những người yêu thích nhiếp ảnh nghệ thuật, quay phim trên toàn quốc tham gia gửi tác phẩm dự thi. Cuộc thi nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh đẹp của Rú Chá, Cồn Tè, phá Tam Giang đến với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời tuyên truyền về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường ở Thừa Thiên Huế, đặc biệt là khu vực đầm phá, ven biển.
Tham quan Rú Chá đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế
Cái tên Rú Chá do người dân địa phương gọi từ đời này sang đời khác, vì trên vùng đất ngập nước này cây chá mọc dày đặc, như một bình phong án ngữ che chắn cho đất liền trước biển Thuận An (Thừa Thiên Huế).
Từ cảng cá Thuận An, có thể đi chơi Rú Chá bằng ghe hoặc tàu đánh cá. Sau khi vượt qua cửa biển, đến cuối thôn Thuận Hòa (xã Hương Phong, huyện Hương Trà), Rú Chá hiện ra trước mắt du khách với một màu xanh trải dài.
Ở vị trí đối diện với làng Thai Dương Hạ, Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh đang được phục hồi và bảo vệ với diện tích gần 5 ha.
Kể từ khi được đưa vào tour du lịch sinh thái của đầm phá Tam Giang, Rú Chá được biết đến nhiều hơn. Các trường học đưa học sinh về Rú Chá tham quan, khảo sát thực địa về một vùng đất ngập mặn có giá trị sinh thái đặc biệt.
Đặt chân xuống Rú Chá, men theo lối mòn của các đìa nuôi tôm, du khách bắt đầu tiến sâu vào khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại ở vùng phá Tam Giang.
Luồn lách dưới những vòm cây chá, trong không gian mát rượi của rừng cây và gió biển, sẽ phát hiện ra những cây chá tuy không cao nhưng lại có bộ rễ thật to, bám chặt vào lòng đất, nơi những chú còng dùng làm nơi trú ẩn, sống chung với loài chá còn nhiều loài cây rừng ngập mặn khác.
Trên đường đi dạo trong rừng, bạn sẽ tận mắt nhìn thấy quang cảnh của vùng đầm phá Tam Giang với những chiếc thuyền câu mỏng manh trên mặt nước trong xanh, những chiếc vó cá dăng dăng...
Và giữa sóng nước mênh mông đó, nổi lên một chiếc thuyền làm bằng bê tông cốt sắt, là ngôi đền thờ thần biển - nơi ngư dân đến cầu an trước mỗi chuyến ra khơi: Những ngày đẹp trời, đứng ở Rú Chá có thể ngắm cảnh biển Đông, qua cửa biển Thuận An. Đêm ở Rú Chá nhìn ra sóng nước, thấy dàn đèn của những chiếc tàu đánh cá tỏa sáng lung linh như nghìn vì sao.
Ngày xưa vì nghèo khó, người dân chặt phá cây chá, để làm củi, hay để lấy đất làm hồ nuôi tôm. Từ khi Nhà nước quy vùng bảo vệ, người dân bắt đầu có ý thức bảo vệ rừng chá, từ sau trận lũ năm 1999.
Bây giờ, Rú Chá là nơi cư trú thường xuyên của nhiều loài chim diệc, vạc, cò, chim cu... và cũng là địa điểm trú ẩn an toàn cho các đàn chim di trú vào cuối đông, đầu xuân.
Phong cảnh và môi trường thiên nhiên của Rú Chá chính là điểm hấp dẫn nhất. Các loại hải sản bày bán ở đây khá rẻ, còn tươi roi rói, có những thứ hết sức quý hiếm như con lệt sữa màu trắng đục như sữa bò, hay loài lệt huyết toàn thân đỏ hồng như máu...
Các loài cá chình, cá mú sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, chất lượng cao hơn các loại cá nuôi thả trong nhà hàng thành phố.
Đi theo tour phá Tam Giang, sau khi rời Rú Chá, du khách sẽ lên thuyền ra cửa biển Thuận An, đến tắm biển ở bãi biển yên tĩnh của làng Dừa (xã Hải Dương, huyện Hương Trà).
Trên đường về, không gì thú bằng khi vừa dùng hải sản trên thuyền, vừa ngắm hoàng hôn trên phá Tam Giang. Đường đến Rú Chá hôm nay hết sức thuận tiện, vì đã có cầu Thảo Long nối liền với QL 49, chỉ cách trung tâm thành phố Huế 10 km. Rú Chá thu hút rất đông du khách quốc tế, do vẻ đẹp nguyên sơ của nó.
Đến đây, thuê một chiếc thuyền nan nhỏ, chèo thuyền len lỏi trong rừng, tự mình khám phá khu rừng nguyên sinh ngập tràn tiếng hót của chim muông quý hiếm.
Về Huế trải nghiệm du lịch đầm phá Vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế được ví là bảo tàng nước lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây dần trở thành điểm đến hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên và nhịp sống bình dị của cư dân vùng sông nước. Những ngày nắng nóng, vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế tấp...