Mua PS4 ở Việt Nam tuy đắt nhưng vẫn… rẻ chán
Vì sao lại khẳng định như vậy? Vì Brazil.
Khi công bố cái giá 400 USD tại E3 2013, PS4 bên cạnh sự hưởng ứng nhiệt liệt từ dưới sân khấu còn nhận được hàng triệu cái vỗ tay trước màn hình của những người theo dõi trực tiếp khắp nơi trên thế giới. Dù vậy sau đó, nhiều gamer Việt Nam vẫn bày tỏ sự bi quan vì khi về tới Việt Nam, như nhiều thiết bị điện tử khác giá bán của PS4 chắc chắn còn bị đội lên vì nhiều yếu tố như thuế má, chi phí vận chuyển, cửa hàng ăn chênh lệch… Và quả thực đúng là như vậy.
PS4 khi về Việt Nam sẽ có giá cao hơn 8 triệu đồng, đó là điều không cần bàn cãi.
Nhưng liệu gamer Việt Nam đã phải là quá “bất hạnh” nếu như muốn sở hữu PS4? Chắc chắn là không bởi theo tuyên bố mới đây từ Sony, giá bán của chiếc console next-gen này tại Brazil còn lên tới 4000 Reais (đơn vị tiền tệ tại quốc gia này) hay 1850 USD – tương đương 37 triệu đồng, giá trị ngang với một chiếc xe máy tại nước ta. Trong khi đó khi PS4 về Việt Nam trong thời gian tới, ngay cả những chiếc đầu tiên có lẽ cũng không vượt quá con số 15 triệu.
Brazil cũng không phải là nước duy nhất mà ở hầu hết các nước thuộc khu vực Nam Mỹ, họ đều phải những chịu cái giá cắt cổ này nếu muốn chơi game. Chưa hết, để sở hữu đĩa game PS4 tại đây số tiền cần bỏ ra cũng lớn hơn nhiều, lên tới 83 USD thay vì 60 USD như thông thường. Về khoản này rõ ràng gamer Việt Nam sung sướng hơn hẳn vì game vẫn được bán sát với giá gốc khoảng trên 1 triệu đồng.
Video đang HOT
Một số gamer Brazil còn so sánh rằng nếu họ đặt vé máy bay tới Mỹ để mua PS4 rồi quay lại, tổng thiệt hại vẫn còn rẻ hơn so với giá bán tại nước mình.
Thực chất tiền mua đĩa game mới là vấn đề lớn, và Brazil cũng phải chịu giá cao hơn hẳn các khu vực khác.
Về mức sống, người dân Nam Mỹ cũng không cao hơn qúa nhiều bởi theo số liệu thống kê cho thấy, các nghề nghiệp xếp vào hàng hot như nha sĩ, luật sư, kiến trúc sư cũng chỉ có thu nhập cao nhất vào khoảng 18.000 USD/năm, tức chiếc PS4 sẽ ngốn của họ hơn 1 tháng lương, còn đối với đại đa số thì cái giá 1800 USD chắc chắn vẫn rất khủng khiếp, có hơn chăng chỉ là họ được hưởng dịch vụ bảo hành từ chính hãng Sony thay vì vài tháng sau khi mua từ các cửa hàng game như ở Việt Nam.
Tương tự PS4, Xbox One cũng có giá gần gấp 3 lần tại khu vực Nam Mỹ.
Vì vậy nếu bạn là người đang có ý định tậu PS4 vào ngày 15/11 tới mà đang nghĩ rằng thật bất công khi phải chịu giá cao hơn so với châu Âu, Mỹ thì hãy nhớ đến Brazil, nơi các gamer còn phải mua máy với giá cao gấp 5 lần.
Theo VNE
PS4 không yêu cầu bất cứ ràng buộc nào như Xbox One
Liệu có sự thay đổi nào về chính sách của Xbox One khi PS4 đang thể hiện rõ lợi thế của mình trong cuộc chiến console?
Hiện nay khi đi khắp các trang tin tức hay diễn đàn có liên quan tới game, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chủ đề đang được bàn tán nhiều nhất là ấn tượng về hai hệ máy console mới của Sony và Microsoft khi chúng vừa hoàn thiện màn ra mắt của mình tại E3 2013 sau các buổi giới thiệu lấp lửng lần lượt vào tháng 2 và tháng 5. PS4 đã đưa ra mẫu thiết kế, còn Xbox One trình chiếu những tựa game của mình.
Và đại đa số ý kiến cho rằng PS4 đã giành chiến thắng khi cuộc chơi còn chưa bắt đầu. Lý do? Ngoài giá bán thấp hơn tận 100 USD, những ai theo dõi chương trình E3 trực tiếp vào sáng nay còn thấy rằng toàn bộ những ràng buộc có trong Xbox One, những thứ bị phản đôi gay gắt khi Microsoft công bố đều không hề tồn tại ở PS4.
Qua ngày đầu tiên của E3 2013, có thể thấy Sony đã giành ưu thế trong cuộc chiến console.
Nếu như trước khi E3 diễn ra người ta nghi ngờ về việc Sony cũng sẽ áp dụng hình thức kiểm soát tương tự như Microsoft bao nhiêu thì sau buổi sáng hôm nay lại bất ngờ bấy nhiêu khi PS4 xuất hiện và đưa ra chính sách cực kì thân thiện với người dùng đến mức khó tin: Không yêu cầu kết nối internet, không chặn đĩa đã sử dụng, chia sẻ, mua bán đĩa game không giới hạn và không phân biệt vùng miền (region).
Đoạn Slideshow khiến cho đông đảo người hâm mộ Sony trên thế giới thở phào nhẹ nhõm.
"Bên cạnh việc tạo ra một thư viện game hấp dẫn cho PS4, chúng tôi đang tập trung hết sức để mang lại những gì mà gamer muốn nhất mà không yêu cầu hình thức kiểm soát nào làm giảm giá trị của sản phẩm mà họ đã bỏ tiền ra mua. Lấy ví dụ, PS4 sẽ không có ràng buộc nào đối với cách mà người chơi sử dụng đĩa game" - đại diện Sony phát biểu tại buổi họp báo.
Những thông tin đề cập đến từng ràng buộc cụ thể có trên Xbox One tạo cho người xem cảm giác rằng Sony đang cố tình thể hiện sự thuận tiện của PS4 so với đối thủ, đến mức họ còn thực hiện một clip chế nhạo với sự tham gia của chủ tịch Sony Shuhei Yoshida và người đứng đầu bộ phận phát hành SCEA Adam Boyes.
Không hề có ràng buộc nào cũng với giá bán rẻ hơn 100 USD khi ra mắt, thật khó có thể tưởng tượng ai đó sẽ chọn Xbox One thay vì PS4 vào mùa nghỉ lễ năm nay nếu như Microsoft vẫn giữ nguyên những chính sách của mình.
Theo GameK
Xbox One không tệ hại như chúng ta nghĩ? Những thông tin mẫu thuẫn về Xbox One lại xuất phát từ chính Microsoft. Như vậy là sau buổi giới thiệu chính thức vào ngày 22/5 vừa qua, Xbox One đang phải hứng chịu rất nhiều gạch đá từ cộng đồng mạng do có nhiều ràng buộc phức tạp so với thế hệ console trước. Yêu cầu kiểm tra internet định kì, không...