Mùa phẫu thuật thẩm mỹ của học sinh Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, ngày càng có nhiều học sinh quyết định đi phẫu thuật thẩm mỹ vào mùa đông, thời điểm sau khi hoàn thành kỳ thi đại học quốc gia.
Học sinh Hàn Quốc đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ vào mùa đông. Ảnh minh họa: Getty Images
Hàng năm, cứ sau kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia (CSAT), hàng trăm nghìn học sinh, những người sẽ tốt nghiệp trung học phổ thông sau vài tháng tới, sẽ ghi lại một danh sách dài các kế hoạch của mình, như đi du lịch hoặc thi bằng lái xe. Đối với một số em, phẫu thuật thẩm mỹ sẽ được đưa vào danh sách những việc cần làm.
Không phản đối phẫu thuật thẩm mỹ giống như trước đây, nhiều bậc phụ huynh tại xứ sở kim chi đã ủng hộ kế hoạch “dao kéo” để thay đổi ngoại hình của con cái họ. Nhiều người đã lên mạng xã hội để nhờ tư vấn về các bệnh viện, phòng khám thẩm mỹ uy tín. Nhưng một số chuyên gia cho rằng, đối với những thanh thiếu niên chưa trưởng thành hoàn toàn, cần phải cận trọng trước khi đưa ra quyết định.
“Tôi muốn phẫu thuật cắt mí mắt cho con trai tôi. Thằng bé đã hoàn thành kỳ thi CSAT. Chúng tôi dự định đến Apgujeong-dong ở quận Gangnam, nhưng tôi muốn biết càng nhiều thông tin càng tốt trước khi đến đó. Bạn có thể cho tôi lời khuyên, chẳng hạn như giá bao nhiêu và phòng khám này có uy tín không?”, một người mẹ đăng tải trên mạng xã hội.
Một tài khoản khác viết: “Cháu gái của tôi đã thi CSAT và tôi rất vui vì cháu đã đạt điểm cao. Cháu muốn đi phẫu thuật mũi trước khi vào đại học. Con bé cho rằng chiếc mũi khoằm của mình là một nhược điểm. Tôi nói với mẹ cháu rằng tôi sẽ trả tiền cho ca phẫu thuật này như một món quà tặng cháu. Bạn có thể giới thiệu giúp tôi một phòng khám tốt ở Incheon không?”
Biển hiệu cho các phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ ở phố Apgujeong-dong, quận Gangnam, Seoul. Ảnh: Korea Times
Trên kênh YouTube “Gangnam Eonni”, kênh cung cấp thông tin về phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hur Wu-jin, cho biết nhiều người coi năm cuối cấp 3 là “thời gian vàng” để cải thiện ngoại hình.
“Năm cuối cấp ba, năm thứ ba và năm thứ tư đại học, và ngay trước khi đi làm là thời gian vàng để phẫu thuật thẩm mỹ. Đây là thời điểm mà một người chuẩn bị chuyển từ nhóm xã hội này sang nhóm xã hội khác. Đó là lúc họ có thể tránh được sự chú ý của những người xung quanh nếu phẫu thuật”, ông nói.
Bác sĩ Wu-jin cũng cho biết thêm nếu phẫu thuật vào thời điểm sau khi thi đại học, học sinh sẽ có một khoảng thời gian một vài tháng để hồi phục và các bộ phận thẩm mỹ sẽ trông tự nhiên hơn. Vì vậy, đây là mùa cao điểm không chỉ đối với phẫu thuật thẩm mỹ, mà còn đối với các phòng khám da liễu hoặc nhãn khoa, nơi họ có thể thực hiện phẫu thuật điều chỉnh thị lực bằng laser.
Trước xu hướng phẫu thuật gia tăng trong mùa đông, nhiều phòng khám cũng đã tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho học sinh mang theo phiếu dự thi CSAT. Thông thường, cha mẹ của các em cũng sẽ được giảm giá với lý do họ đã làm việc chăm chỉ để hỗ trợ con cái của mình
Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Gallup Korea, 89% người Hàn Quốc tin rằng ngoại hình là rất quan trọng và là một phần trong cuộc sống, trong khi chỉ 11% nói rằng họ không nghĩ vậy. Đặc biệt, phụ nữ trẻ có xu hướng nghĩ rằng vẻ ngoài của họ rất quan trọng, còn nhóm đàn ông ngoài 50 ít khi nghĩ về điều đó. Khi được hỏi liệu phẫu thuật thẩm mỹ có liên quan đến mục tiêu kiếm việc làm hay kết hôn hay không, 67% người tham gia khẳng định là có ảnh hưởng, trong khi 28% cho rằng họ không quan tâm đến điều đó.
Cũng theo cuộc khảo sát, 25% phụ nữ ở độ tuổi 20 nói rằng họ đã trải qua phẫu thuật thẩm mỹ, thấp hơn con số 31% trong một cuộc khảo sát năm 2015.
Trong đại dịch, giới trẻ Hàn Quốc đã đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ. Các chuyên gia cho biết việc có thời gian hồi phục ở nhà và thoải mái đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng mà không gây chú ý là yếu tố thúc đẩy nhiều người quyết định đụng chạm “dao kéo”. Suy nghĩ này đã khiến nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ gia tăng ở Hàn Quốc, quốc gia đã chứng kiến đợt tăng trưởng mạnh trong ngành công nghiệp làm đẹp bằng dao kéo vào năm 2020.
Hàn Quốc là một trong những thủ phủ phẫu thuật thẩm mỹ của thế giới ngay cả trước khi xảy ra đại dịch. Năm 2020, ngành công nghiệp này ước tính trị giá khoảng 10,7 tỉ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến đạt khoảng 11,8 tỉ USD trong năm nay, theo Gangnam Unni, nền tàng phẫu thuật thẫm mỹ trực tuyến lớn nhất Hàn Quốc.
Kinh hoàng nạn 'bác sĩ ma' phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc
Sau ca phẫu thuật, cả hai bác sĩ đều về nhà, bỏ lại các y tá túc trực trong lúc Kwon mất máu nghiêm trọng. Các y tá thì vẫn mải trang điểm hoặc chăm chăm nhìn điện thoại di động. Tổng cộng, họ đã lau sàn nhà đẫm máu đến 13 lần.
Video đang HOT
Nạn "bác sĩ ma" phẫu thuật thẩm mỹ được cho là vẫn lan tràn ở Hàn Quốc, khi các trung tâm thẩm mỹ muốn tối đa hoá lợi nhuận. Ảnh: CNN
Một đêm thứ Sáu, Kwon Tae-hoon nhận được cuộc gọi. "Anh có phải là anh trai của Kwon Dae-hee không?", người gọi hỏi. "Em trai anh đang ở phòng cấp cứu. Anh có thể đến ngay bây giờ không?".
Bệnh viện cho biết tình trạng của Kwon "không nghiêm trọng lắm". Kwon cho rằng cậu em đã đánh nhau khi say xỉn, liền bắt taxi đến bệnh viện Seoul và chuẩn bị trước những lời mắng mỏ.
Nhưng Kwon Tae-hoon không bao giờ có cơ hội làm điều đó. Khi anh đến, cậu em trai 24 tuổi đã bất tỉnh. Sau khi phẫu thuật để gọt hàm cho thon gọn hơn, cậu đã bị chảy máu quá nhiều đến mức dải băng quanh mặt biến thành màu đỏ thẫm.
Kwon Dae-hee không qua khỏi, anh qua đời tại bệnh viện 7 tuần sau đó.
Gia đình Kwon nói rằng anh là nạn nhân của một "bác sĩ ma", biệt danh đáng sợ được đặt cho người thực hiện ca phẫu thuật thay cho một bác sĩ khác đã được thuê để làm, khi bệnh nhân đã được gây mê toàn thân.
Hoạt động này là bất hợp pháp ở Hàn Quốc, nhưng các nhà hoạt động nói rằng, những quy định yếu thiếu trong ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ trị giá 10,7 tỷ USD của Hàn Quốc đã cho phép các phòng khám giống như nhà máy, nơi nhân viên không đủ trình độ làm thay cho bác sĩ phẫu thuật.
Các bác sĩ chính thức đôi khi tiến hành cùng lúc nhiều ca phẫu thuật - đồng nghĩa họ lệ thuộc vào "bác sĩ ma" thay thế, có thể là những bác sĩ, nha sĩ mới vào nghề, các y tá, thậm chí có cả nhân viên bán thiết bị y tế, đảm nhận một số công việc thay mình.
Kwon Dae-hee thường xuyên chỉnh ảnh để khuôn mặt trông thon gọn hơn. Ảnh: CNN
Theo luật pháp Hàn Quốc, người nào ra lệnh hoặc thực hiện hành vi y tế không được cấp phép sẽ phải chịu hình phạt tối đa là 5 năm tù giam hoặc phạt tiền tối đa là 50 triệu won (khoảng 1,03 tỷ đồng). Nếu một ca phẫu thuật ma được tiến hành bởi một bác sĩ được cấp phép, điều đó có thể chỉ dẫn đến cáo buộc tội danh gây hại hoặc gian lận. Nhưng những tội này rất khó chứng minh. Nhiều phòng khám không có camera quan sát, bác sĩ không ghi lại trình tự ca phẫu thuật. Và ngay cả khi vụ việc được đưa ra toà, các "bác sĩ ma" cũng hiếm khi chịu mức án nặng, các phòng khám thì vẫn tiếp tục hành nghề.
Nhưng trường hợp nghiêm trọng của Kwon Dae-hee đã thu hút sự chú ý mới của dư luận với nạn phẫu thuật thẩm mỹ "ma". Gia đình anh không chỉ tố cáo các bác sĩ có liên quan, mà còn yêu cầu thay đổi pháp lý để ngăn chặn vấn nạn này.
Câu chuyện của Kwon
Kwon Dae-hee là một sinh viên đại học hiền hoà, khiêm tốn. Là một người đạt những thành tích cao, nhưng Kwon lại không tự tin về ngoại hình của mình và tin rằng phẫu thuật thẩm mỹ có thể giúp anh thành công hơn.
Trong những bức ảnh được chụp không lâu trước khi qua đời, Kwon dùng photoshop để chính sửa khuôn mặt mình thành V-line thường thấy ở các thần tượng K-pop.
Mẹ và anh trai của Kwon đã từng khuyên ngăn, nhưng cậu sinh viên vẫn bí mật đăng ký tại một phòng khám nổi tiếng về phẫu thuật hàm ở Gangnam, khu phố xa hoa của Seoul.
Vào ngày 8/9/2016, bác sĩ đã gọt xương hàm để thay đổi hình dạng khuôn hàm của Kwon trong một ca phẫu thuật phổ biến ở Đông Á, thường diễn ra trong 1-2 tiếng. Theo mẹ của Kwon, anh phải trả chi phí 6,5 triệu won (5.766 USD).
Nhưng ca mổ đã không diễn ra suôn sẻ như kế hoạch. Sau khi bị chảy máu quá nhiều, Kwon được đưa đến bệnh viện. 9 giờ sáng hôm sau, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cho Kwon mới tới bệnh viện. Ông ta bảo gia đình rằng mọi thủ tục phẫu thuật được tiến hành bình thường, thậm chí còn cung cấp hình ảnh quay CCTV để chứng minh điều đó. Điều này không bắt buộc trên toàn quốc, nhưng một số phòng khác làm vậy để tăng độ tin tưởng.
"Ngay lập tức tôi cảm thấy rằng tôi cần bằng chứng đó", mẹ của Kwon, bà Lee Na Geum nói.
Bà Lee, mẹ nạn nhân Kwon Dae-hee chuẩn bị hồ sơ kiện. Ảnh: CNN
Bà Lee đã xem đoạn clip từ CCTV từ phòng phẫu thuật tới 500 lần. Đoạn video cho thấy cuộc phẫu thuật bắt đầu lúc 12h56', khi bác sĩ thẩm mỹ bắt đầu cắt xương hàm của Kwon. Ba trợ lý điều dưỡng cũng có mặt trong phòng.
Sau một tiếng, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ rời đi, và một bác sĩ khác vào phòng mổ. Cả hai ra vào phòng nhưng gần 30 phút vẫn không thấy bác sĩ nào trong phòng mổ dù các trợ lý điều dưỡng đều có mặt.
Bà Lee nhận thấy rằng mặc dù bác sĩ phẫu thuật mà Kwon thuê đã cắt xương hàm của anh, nhưng ông ta không hoàn thành ca phẫu thuật. Hầu hết phần còn lại của ca mổ được thực hiện bởi một bác sĩ khác - một bác sĩ đa khoa không có bằng phẫu thuật thẩm mỹ và mới tốt nghiệp trường y, trong khi phòng khám đã cam kết rõ rằng bác sĩ trưởng của họ sẽ thực hiện ca mổ từ đầu đến cuôi.
"Em trai tôi tin tưởng vào bác sĩ chính, và đó là lý do cậu ấy quyết định phẫu thuật ở đó", anh Kwon Tae-hoon nói.
Ca phẫu thuật cuối cùng kết thúc lúc 4h17 chiều, hơn 3 tiếng sau khi bắt đầu. Cựu giám đốc luật của Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc, Kim Seon-woong cho biết, phẫu thuật hàm thường chỉ mất 1,5 tiếng hoặc ít hơn.
Sau ca phẫu thuật, cả hai bác sĩ đều về nhà, bỏ lại các y tá túc trực trong lúc Kwon mất máu nghiêm trọng. Bà Lee cho biết, bà đã bị sốc nặng bởi đoạn băng, khi chứng kiến con trai mình chảy máu còn các y tá thì vẫn trang điểm hoặc chăm chăm nhìn điện thoại di động. Tổng cộng, họ đã lau sàn nhà đẫm máu đến 13 lần. Khi các chuyên gia y tế đánh giá đoạn video, họ nhận thấy Kwon có thể đã mất gấp 3 lần lượng máu mà bác sĩ phòng khám đã nói.
Bất chấp cái chết của Kwon, phòng khám trên vẫn mở cửa và tiếp tục quảng cáo rằng họ đã hoạt động 14 năm mà không có bệnh nhân nào gặp tai nạn. Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ này chỉ đóng cửa vào năm ngoái, không rõ nguyên nhân.
Biển hiệu phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ bên hông một tòa nhà ở khu Sinsa-dong, quận Gangnam, Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: CNN
Tình trạng luật chưa chặt chẽ
Gia đình nạn nhân Kwon muốn buộc những người có trách nhiệm phải giải trình. Nhưng họ sớm nhận ra rằng các luật liên quan đến nạn "bác sĩ ma" còn thiếu và chưa hoàn thiện.
Toà án Tối cao Hàn Quốc đã phê duyệt phẫu thuật thẩm mỹ như một hoạt động y tế vào năm 1974, và năm sau đó, các bác sĩ phẫu thuật buộc phải vượt qua các cuộc kiểm tra chuyên môn.
Đến năm 2014, giới chức mới nắm được tình trạng "phẫu thuật ma". Năm 2015, một nhóm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã đề nghị Bộ Y tế và An sinh xã hội siết chặt các quy định bằng cách yêu cầu phòng khám phải nói rõ ai đã thực hiện phẫu thuật và lắp camera quan sát trong các phòng khám.
Năm 2018, luật đã được thay đổi, tăng hình phạt với các bác sĩ thực hiện "phẫu thuật ma", nhưng một bài báo đăng cùng năm trên ấn phẩm y khoa Nghiên cứu và điều trị phẫu thuật cho rằng hoạt động này vẫn tràn lan.
Một bác sĩ giấu tên tiết lộ với CNN về tình trạng "bác sĩ ma". Ảnh: CNN
Khi lợi nhuận quyết định
Thực trạng kinh khủng trên xảy ra vì một lý do đơn giản: lợi nhuận. Hàn Quốc có tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ trên đầu người cao nhất thế giới. Trước đại dịch COVID-19, nước này thu hút hàng nghìn du khách phẫu thuật thẩm mỹ hàng năm. Chỉ tính riêng ở thủ đô Seoul đã có 561 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ.
Jo Elfving-Hwang, phó giáo sư về Hàn Quốc học tại Đại học Tây Australia, cho biết các bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng thường sử dụng các ngôi sao K-pop hoặc người nổi tiếng để quảng cáo cho phòng khám của họ. Nhưng do thời gian bận rộn, một số người đã không thể đáp ứng hết lượng bệnh nhân, đặc biệt là khi các bác sĩ ngôi sao cũng cần phải có mặt để tư vấn cho khách hàng mới. "Bác sĩ ma" là một cách để các phòng khám tối đa hóa lợi nhuận bằng cách nhờ một bác sĩ khác thế chân bất hợp pháp cho những bác sĩ ngôi sao.
"Tôi đoán lý do tại sao hoạt động này vẫn tồn tại là vì bác sĩ trẻ, thiếu kinh nghiệm cần việc làm để lấy kinh nghiệm dù được trả ít tiền. Bằng cách này, các phòng khám có thể nhận nhiều bệnh nhân và làm nhiều ca phẫu thuật hơn".
Theo Cơ quan Người tiêu dùng Hàn Quốc, không phải tất cả các ca phẫu thuật do "bác sĩ ma" thực hiện đều dẫn đến sự cố, nhưng từ năm 2016-2020 đã có 226 người bị thương, bị tác dụng phụ, phải phẫu thuật xử lý hoặc tử vong trong khi phẫu thuật thẩm mỹ. Một số người đã chết sau ca phẫu thuật thẩm mỹ, bao gồm cả du khách nước ngoài.
Đi tìm công lý
Bất chấp những rào cản, gia đình nạn nhân Kwon quyết tâm đi tìm công lý. Họ theo đuổi một vụ kiện dân sự chống lại phòng khám, cáo buộc rằng họ đã sơ suất vì không giải thích sự nguy hiểm của cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân và không thực hiện các biện pháp thích hợp để cứu bệnh nhân.
Vào tháng 5/2019, gia đình thắng kiện, giành được số tiền bồi thường thiệt hại là 430 triệu won (381.000 USD).
Ba bác sĩ liên quan đến vụ án của Kwon hiện đang phải đối mặt với tội danh ngộ sát, hai bác sĩ và một trợ lý điều dưỡng phải đối mặt với tội danh hoạt động y tế không có giấy phép và một bác sĩ phải đối mặt với cáo buộc vi phạm luật y tế do phóng đại trong quảng cáo.
Bà Lee Na Geum cầm tấm biển đấu tranh cho công lý. Ảnh: CNN
Không chỉ đòi bồi thường, hầu như ngày nào mẹ của Kwon cũng đứng bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Seoul, bà cầm một tấm biển yêu cầu nhà chức trách đưa ra một dự luật bắt buộc đặt máy CCTV trong các phòng phẫu thuật - dự luật được đặt theo tên con trai bà: "luật Kwon Dae-hee".
Vào năm 2018, tỉnh Gyeonggi đã trở thành tỉnh đầu tiên bắt buộc lắp camera quan sát trong tất cả các phòng phẫu thuật do chính phủ điều hành, nhưng thống đốc Lee Jae-myung muốn camera phải được đặt ở tất cả các bệnh viện và phòng khám trên toàn quốc - để ngăn chặn nạn "bác sĩ ma" và các sơ suất y tế khác, bao gồm cả dùng thuốc mê tấn công tình dục.
Camera được lắp đặt tại một phòng phẫu thuật thẩm mỹ ở tỉnh Gyeonggi. Ảnh: CNN
Hàn Quốc mở trung tâm cách ly Covid-19 cho thí sinh thi đại học Các trung tâm cách ly mở cửa hôm 4/11 tiếp nhận những trường hợp mắc Covid-19 đã được xác nhận và bất kỳ học sinh nào tiếp xúc với người mắc. Hôm 4/11, Hàn Quốc mở các trung tâm cách ly Covid-19 để tiếp nhận hàng nghìn thanh thiếu niên có khả năng mắc Covid-19 trước kỳ thi tuyển sinh vào đại học...