Mua phân bón trả chậm, nông dân Lào Cai bớt lo hàng nhái
Những năm qua, Hội Nông dân (ND) tỉnh Lào Cai đã phối hợp các đơn vị sản xuất vật tư nông nghiệp, trong đó có Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cung ứng phân bón cho hội viên, ND theo hình thức trả chậm.
Nhờ đó, ND có điều kiện tiếp cận và sử dụng vật tư nông nghiệp với giá rẻ, được trả tiền sau khi thu hoạch, bớt lo phân bón giả, phân kém chất lượng.
Đầu năm mua phân bón, cuối năm mới phải trả tiền
Gia đình bà Lù Thị Lan (thôn Sấn Pán, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương) có 5ha chuối, 2ha ngô và hơn 1ha đất trồng bí. Với diện tích sản xuất lớn, mỗi vụ gia đình bà Lan cần khoảng 10 tấn phân bón các loại để phục vụ sản xuất. Theo bà Lan, khi vào vụ sản xuất, nông dân phải lo nhiều chi phí như làm đất, mua giống, thuê nhân công, đặc biệt là phân bón.
Do vốn ít nên những nông dân như bà thường xuyên phải nợ tiền mua phân bón tại các đại lý. Tuy vậy, các đại lý chỉ cho nợ thời gian ngắn và tính lãi nên chi phí sản xuất tăng.
Cán bộ Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hướng dẫn cách sử dụng phân bón Lâm Thao với bà con nông dân xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, Lào Cai). T.L
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ khi Hội ND xã triển khai chương trình liên kết với doanh nghiệp tín chấp cung ứng phân bón trả chậm cho các hội viên. Bà Lan và nhiều ND trong thôn không còn lo lắng về khoản tiền mua phân bón như trước. Đầu mùa vụ, người dân chỉ cần đăng ký với Hội ND xã về số lượng, chủng loại phân bón, sau đó doanh nghiệp cung ứng sẽ đưa phân bón về tận thôn, đến cuối năm người dân mới phải trả tiền.
Tương tự, gia đình ông Lù Chẩn Lèng (thôn Lùng Phìn A, xã Nậm Chảy) có hơn 6ha cây ăn quả (cam, quýt, ổi, mận). Mỗi năm, ông Lèng mua khoảng 8 tấn phân bón các loại. Trước kia, ông thường mua nợ phân bón ở các đại lý tư nhân với lãi suất cao (khoảng 3%/tháng). Những năm gần đây, việc mua phân bón trả chậm không chịu lãi suất thông qua Hội ND xã đã giúp ông tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Video đang HOT
Với đặc thù huyện nghèo, nhiều nông dân Mường Khương thiếu vốn sản xuất, chưa có thói quen dùng phân bón cho cây trồng. Nhằm tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận và yên tâm sử dụng vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón bảo đảm chất lượng, những năm qua, Hội ND huyện Mường Khương chủ động tìm kiếm, vận động các đơn vị sản xuất phân bón cung ứng cho ND với chất lượng và giá thành hợp lý.
Ông Nguyễn Duy Chinh – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Mường khương cho biết: Thực hiện chương trình cung ứng phân bón trả chậm, ngay từ đầu năm, Hội ND huyện đã chỉ đạo hội nông dân các xã, thị trấn vận động người dân đăng ký số lượng, chủng loại phân bón để huyện ký hợp đồng với đơn vị cung ứng. Nhờ đó, giá thành phân bón rẻ hơn, ND được trả tiền chậm và không tính lãi, chất lượng phân bón đảm bảo.
Phát huy tốt vai trò cầu nối
Trong những năm qua, các cấp Hội ND trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò là cầu nối, phối hợp với doanh nghiệp cung ứng hàng nghìn tấn phân bón cho hội viên ND theo hình thức trả chậm, không tính lãi, góp phần hỗ trợ các hộ ND đầu tư thâm canh, mở rộng mô hình kinh tế nông nghiệp.
Ông Phạm Văn Thuân – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Lào Cai cho biết: Chương trình là một trong những hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục quán triệt hội cơ sở phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín ký kết cung ứng sản phẩm cho ND; tập huấn chuyển giao KHKT sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao đời sống cho hội viên.
Theo đó, các cấp hội đã chủ động phối hợp, ký kết hợp đồng cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cho ND với các công ty như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ), Công ty CP Phân bón Bình Điền (Long An), Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Lào Cai)…
Trước mỗi vụ sản xuất, Hội ND tỉnh chỉ đạo hội ND các huyện, thành phố, thị xã thông báo bảng giá từng loại phân bón để hội viên đăng ký. Hội ND cơ sở có trách nhiệm giao hàng cho hội viên và thu hồi nợ khi đến hạn.
Trước đó, trong năm 2019, các cấp hội đã ký hợp đồng trách nhiệm với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong và ngoài tỉnh để tín chấp cho ND mua gần 4.000 tấn phân bón theo hình thức trả chậm, không tính lãi.
Đáng chú ý, các cấp hội còn phối hợp với Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao và một số công ty cung ứng phân bón mở 44 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về sử dụng phân bón đúng cách, hiệu quả, cách phân biệt phân bón thật – giả cho hơn 2.700 lượt hội viên.
Ví dụ như Hội ND huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã phối hợp Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức 10 lớp tập huấn sử dụng phân bón NPK Lâm Thao cho 750 học viên. Qua đó học viên được hướng dẫn về tác dụng của các loại phân bón, quy trình bón phân hiệu quả, cách sử dụng. Đồng thời, đại diện Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cũng đã giải đáp một số thắc mắc của người dân về sản phẩm phân bón Lâm Thao, hướng dẫn cách phân biệt các sản phẩm phân bón thật, giả, kém chất lượng.
Theo kế hoạch, trong năm nay, các cấp hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện chương trình nhằm giúp nhiều hội viên ND được mua phân bón trả chậm để phát triển sản xuất.
Nhiều triệu phú ra đời từ mô hình trình diễn điểm
Những năm qua, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tích cực xây dựng hàng trăm mô hình trình diễn điểm tại nhiều địa phương.
Tham gia mô hình này, bà con nông dân rất phấn khởi vì vừa được sử dụng phân bón chất lượng cao, vừa được tập huấn kiến thức bón phân khoa học, tăng hiệu quả kinh tế cây trồng.
Hỗ trợ nông dân vùng chuyển đổi
Từ nhiều năm nay, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con nông dân xã Tứ Xã, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đã mạnh dạn cải tạo ruộng lúa ngoài triều bãi năng suất thấp để chuyển sang trồng chuối kết hợp nuôi rươi, cáy.
Để hỗ trợ người trồng chuối phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, Hội ND xã Tứ Xã đã phối hợp với Công ty Lâm Thao triển khai mô hình sử dụng phân bón NPK khép kín cho cây chuối trên đất triều bãi phù sa, diện tích 2ha, với sự tham gia của 10 hộ dân.
Các đại biểu tham quan mô hình trình diễn trên cây lúa ở xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao, Phú Thọ) sử dụng phân bón NPK TE hàm lượng cao của Lâm Thao. Ảnh: Đức Thịnh
Chị Đặng Thị Dung - Chủ tịch Hội ND xã Tứ Xã cho biết: "Khi Hội ND triển khai mô hình này, bà con rất phấn khởi. Các hộ tham gia được Công ty Lâm Thao hỗ trợ toàn bộ phân bón, cán bộ kỹ thuật của công ty về tận nơi hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản sau khi thu hoạch; cách nhận biết một số loại bệnh thường gặp ở cây chuối, quy trình bón phân NPK khép kín theo tỷ lệ phù hợp ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây chuối tiêu".
Theo Chủ tịch Hội ND xã Tứ Xã, cùng với xây dựng mô hình, Hội ND còn phối hợp Công ty Lâm Thao cung ứng hơn 30 tấn phân bón trả chậm cho bà con nông dân. Ngoài ra, để gỡ khó cho người trồng chuối nói riêng và các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nói chung, hàng năm, Hội ND xã đều hỗ trợ vay nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, Ngân hàng Chính sách xã hội.
Là một trong những hộ tham gia mô hình trình diễn nói trên, ông Nguyễn Thiên Tấn cho biết, gia đình ông đã chuyển đổi 2ha đất ruộng lúa kém hiệu quả ngoài bãi triều để đầu tư trồng chuối, kết hợp nuôi rươi, nuôi cáy.
"Qua thực tế sản xuất tôi nhận thấy, bón phân NPK Lâm Thao khép kín cho cây chuối trồng trái vụ giúp cây phát triển tốt, ít sâu bệnh, buồng chuối dài, quả to đều, ăn thơm và ngọt hơn; năng suất cao hơn nhiều so với chuối trồng theo cách truyền thống. Bình quân mỗi cây chuối tôi bón 4 - 5 lần/năm, liều lượng mỗi lần bón từ 1 - 1,5kg phân NPK Lâm Thao, trong đó, tập trung chăm sóc vào 2 giai đoạn là sau khi trồng từ 9 - 10 tháng và khi chuối sắp trổ buồng" - ông Tấn chia sẻ.
Phân Lâm Thao giúp tăng năng suất lúa
Trong khi đó, tại Nam Định, nhằm đánh giá hiệu quả phân bón NPK Lâm Thao NPK 5:10:3 và NPK 16:8:16 từ đó làm cơ sở tuyên truyền, giới thiệu, khuyến cáo hội viên nông dân sử dụng, vụ mùa năm 2019 Hội ND tỉnh Nam Định phối hợp với doanh nghiệp xây dựng 4 mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK Lâm Thao hàm lượng cao tại 4 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Vụ Bản.
Đánh giá kết quả 4 mô hình cho thấy, khi sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín, do được cân đối giữa đạm, lân, kali nên cây lúa mập, cứng cây, khả năng chống đổ tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, chống chịu sâu bệnh tốt. Quan sát tại đầu bờ nhận thấy ruộng mô hình có mật độ bông dày, to, trùng bông, hạt chắc mẩy, lá vàng sáng...
Buổi tổng kết mô hình, chúng tôi có dịp gặp lão nông Nguyễn Văn Thạnh (ở xã Hải An, huyện Hải Hậu). Ông không chỉ là một trong những người tiên phong hiến đất xây dựng nông thôn mới của địa phương, vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen mà cũng là người trồng lúa giỏi.
Ông Thạnh cho biết, gia đình ông có 9 mẫu ruộng, trung bình 1 năm cấy 2 vụ lúa, chủ yếu cấy giống Bắc thơm số 7. Mỗi năm, ông đầu tư khoảng 2 tấn phân NPK Lâm Thao và supe Lâm Thao chia làm 2 vụ, năng suất lúa đều cao vượt trội, từ 1,8 - 2 tạ/sào (sào Bắc Bộ). So với ruộng lúa bón phân đơn, năng suất lúa tăng 20 - 30kg kg/sào.
Không chỉ gia đình ông Thạnh thường xuyên sử dụng phân Lâm Thao bón cho lúa và hoa màu, xã Hải An có đến 80% số hộ nông dân sử dụng phân NPK Lâm Thao cho trồng trọt.
Phụ nữ Lâm Thao giỏi việc nước, đảm việc nhà Mới đây, Ban Nữ công Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ) đã tổ chức tổng kết công tác nữ công năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020; gặp mặt kỷ niệm 110 năm Quốc tế phụ nữ 8/3 và kỷ niệm 1980 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đa dạng các hoạt động Theo báo...