Mùa nước nổi: Háo hức đi ngủ rừng, “vào vai” ngư dân bắt cá tôm
Cứ vào độ tháng 8, các khu, điểm tham quan du lịch sinh thái trong tỉnh Đồng Tháp thường xuyên nhận những cuộc gọi của du khách hỏi về hoạt động tham quan trải nghiệm mùa nước nổi. Quả thực, kể từ khi con nước tràn đồng, người dân Đồng Tháp còn cảm thấy nôn nao, háo hức với việc đi ngủ rừng “sắm vai” ngư dân đi đánh bắt cá tôm mùa lũ…
Có thú vị nào bằng khi đến với Tràm Chim vào mùa này! Mùa mà những khu rừng, những đồng cỏ đã mênh mông nước. Còn các “tín đồ” yêu du lịch ở xa “vùng lũ”, những ngày này cũng nôn nao, háo hức chuẩn bị cho mình một chuyến xuôi miền Tây, đến vùng Đất Sen hồng để được thả mình trước cảnh trời nước mênh mông.
Một anh bạn ngụ tỉnh Đắc Nông, điện thoại cho chúng tôi, bảo: “Đã một lần được đi cùng đoàn đến Đồng Tháp tham quan mùa nước nổi rồi. Giờ định đưa bà xã và con đi Đồng Tháp để biết mùa nước nổi, tham quan cảnh vật, ăn sản vật mùa nước nổi. Cả nhà ai cũng nôn nao, háo hức được đến Tràm Chim tham quan”.
Du khách tham quan, trải nghiệm mùa nước nổi tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
Dù đã không ít lần, du khách trong và ngoài tỉnh đến với các khu du lịch sinh thái của Đồng Tháp tham quan, nhưng cứ mỗi khi báo, đài “loan tin” con nước đã tràn đồng, hay bản tin thời tiết cho hay mực nước năm nay cao là trong lòng những người yêu thích du lịch trải nghiệm cảm thấy khoai khoái.
Không thích, không nôn nao sao được khi mà cả 1 năm trời, có khi còn lâu hơn mới được dịp ngồi trên xuồng, thuyền du lịch để được trải nghiệm đúng nghĩa của một ngư dân mùa nước nổi. Sự trải nghiệm ấy còn ít nhiều gợi nên trong mỗi chúng ta hình ảnh của cha ông, có khi đó là chính mình của một thời lênh đênh mưu sinh trong mùa lũ.
Thực ra, khi nghĩ về một chuyến tham quan tại Đồng Tháp, đến thời điểm này cũng còn không ít du khách băn khoăn về tính chuyên nghiệp trong làm du lịch của các khu, điểm nơi đây. Những suy nghĩ ấy không phải là không có cơ sở vì trong quá trình đón tiếp khách, các dịch vụ ẩm thực,… tại một số điểm tham quan trải nghiệm vẫn chưa được như ý.
Trải nghiệm mùa nước nổi tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Ảnh tư liệu (Báo Đồng Tháp).
Dù còn những hạn chế nhất định, nhưng với những cố gắng trong cung cách phục vụ khách tham quan, đặc biệt là tham quan mùa nước nổi của những người làm du lịch ở Đồng Tháp, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách sự trải nghiệm đầy thú vị.
Anh Lê Hoàng Long – Giám đốc Khu du lịch Tràm Chim cho biết: “Loại hình tham quan mùa nước nổi chỉ có trong thời gian gần đây, nhưng được xem là “đặc sản” của Đồng Tháp. Chúng tôi luôn cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nhất là các sản phẩm du lịch vào mùa nước nổi. Đây là dịp lý tưởng để du khách có thể tham gia vào những chương trình tham quan, trải nghiệm hòa mình vào cuộc sống người dân và tự tay thực hiện công việc sinh kế miền sông nước”.
Video đang HOT
Thú vị bắt cá, lươn và ngủ giữa rừng
Đến với dịch vụ tham quan bãi chim sinh sản tại khu A2 của Vườn Quốc gia Tràm Chim, du khách sẽ được len lõi vào rừng tràm và được hướng dẫn viên đưa đi tham quan thực địa, khám phá bãi chim sinh sản.
Du khách tham quan mùa nước nổi tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (ảnh tư liệu). Báo Đồng Tháp.
Không gian dành cho dịch vụ trải nghiệm làm ngư dân sẽ được mở rộng tại 2 khu A1, A2. Ngư cụ du khách được sử dụng gồm: câu, lưới, lọp, lờ, trúm lươn và bẫy chuột. Mỗi du khách được lựa chọn tối đa 3 loại ngư cụ để sử dụng cho một lần trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của người dân địa phương. Sản phẩm thu được, du khách có thể tự tay chế biến hoặc chuyển dịch vụ ẩm thực tại điểm trải nghiệm để chế biến theo yêu cầu.
Khu du lịch cũng chuẩn bị phương tiện vận chuyển trải nghiệm cùng các dụng cụ cần thiết phục vụ khách tham quan. Đặc biệt, có trang bị bộ quần áo nông dân và khăn rằn truyền thống phục vụ khách sử dụng dịch vụ.
Du khách đi tàu du lịch tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Hữu Nghĩa (Báo Đồng Tháp).
Đối với việc kết hợp ngủ trong rừng, du khách sẽ ngủ trên sàn (vạc tre) hoặc bằng võng (loại có mùng). Tùy theo số lượng của từng đoàn, đơn vị sẽ tổ chức cho khách ngủ tập thể hay ngủ riêng lẻ.
Đối với dịch vụ ngủ tại homestay, du khách sẽ hòa mình vào cuộc sống của người dân, cùng thực hiện dịch vụ, chế biến món ăn và trò chuyện về những câu chuyện đời thường với các thành viên gia đình tại Homestay Tư Cá Linh, Homestay Minh Thiện (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông).
Theo Hữu Nghĩa (Báo Đồng Tháp)
Sao lại coi ngắm thiên nga ở Hồ Gươm là may mắn?
12 con thiên nga đen, trắng được thả xuống Hồ Gươm trong ngày 5.2 đã được di chuyển đi nơi khác. Thế nhưng, câu chuyện làm đẹp Hà Nội bằng những cây phong lá đỏ xa lạ hay những loài chim thiên di khiến cho ta nhiều băn khoăn, suy nghĩ.
Tôi đã từng đôi lần đi cùng các thành viên tổ chức Bảo tồn Chim quốc tế Bird Life và Trung tâm Thiên nhiên Việt Nam, vào mùa chớm đông, đến những khu rừng ngập mặn, ngóng và đếm từng cánh chim di cư.
Năm 2013, tại Vườn quốc gia Tràm Chim , Đồng Tháp, lần đầu có một sự kiện tên là Chào đón chim di cư Việt Nam...
Những cuộc đi như thế, ngoài những trải nghiệm tuyệt vời, thì quan trọng là hiểu biết thêm được chút ít về chim di cư, mùa di cư của chim, sự cần thiết phải bảo vệ sinh cảnh dọc theo đường bay chim di cư...
Đàn thiên nga được thả ngày 5.2 tại Hồ Gươm. Ảnh: Vietnamnet
Đó là lý do khiến lòng tôi thắt lại khi thấy bỗng một ngày mùa đông rét mướt, trên Hồ Gươm ở Thủ đô Hà Nội, có 12 cá thể chim di cư, 12 con thiên nga đen và trắng, bơi lội tung tăng.
Chúng sẽ bơi lội ở đấy được bao lâu? Loài chim thiên di đâu có quen khí hậu nhiệt đới.
Những người thả thiên nga hoặc ủng hộ việc thả thiên nga xuống hồ Hoàn Kiếm giải thích rằng chim thiên nga là loài chim có sức đề kháng tốt, hầu như rất ít mắc các bệnh thông thường của thủy cầm (cũng may lâu rồi người ta quên mất cụm từ H5N1, H5N7), có thể dễ dàng thích nghi với nhiều môi trường sống trong đầm và hồ lớn (tất nhiên môi trường sống không phải là một cái ao hoặc tương tự ao).
12 con thiên nga đem thả xuống hồ hôm 5.2 đã được nuôi dưỡng ở một trang trại ngoại thành, đã được thuần dưỡng để không bay được nữa.
Thuần dưỡng thực ra là mỹ từ thôi. Muốn cho thiên nga không bay, ông chủ trại cho biết đã phải cắt cánh nó.
Bất cứ một người nào có hiểu biết chút ít về loài chim đều biết rằng lông vũ ở trên cánh chim đóng vai trò quan trong trong việc bay lượn thế nào.
Cắt cánh, nhổ lông vũ, cắt xương khớp cánh của chim non, làm cho lông vũ không có chỗ để mọc lên, không có sức để vẫy mạnh cánh thì chim không bay được. Người ta vẫn làm thế ở vườn thú.
12 con thiên nga đẹp đẽ không- biết bay trên Hồ Gươm chắc chắn đã bị can thiệp như thế để không bay.
Hồ Gươm trở nên một "góc vườn thú". Để thỏa mãn ý muốn của một số người, người ta không ngần ngại phô diễn sự đối xử tàn tệ với loài chim. Và không chỉ với một loài chim, với cả tự nhiên nói chung.
Những con thiên nga bất hạnh, chỉ có thể nói được thế, bị coi như những chú vịt ao. Thành thật mà nói, vịt trong ao đẹp chẳng kém và không hề có giá đến 20 triệu một con.
"Nhưng là người dân, có lẽ chúng ta nên cảm thấy may mắn vì việc thả thiên nga mới đang trong giai đoạn "thử nghiệm" và đơn vị thử nghiệm đã tiến hành thả thiên nga - biểu tượng của sự đẹp đẽ và sang trọng, là hình ảnh quen thuộc trong thần thoại và nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng".
Tôi đọc thấy một câu như thế trên một tờ báo. Tôi không thể hiểu thế nào là may mắn, may mắn có phải là không phải bỏ tiền mà được ngắm thiên nga bơi lội, ngắm lá phong đỏ rực góc nào đó Thủ đô (cây phong phải 70-80 năm mới phát triển hoàn thiện nên cứ kiên nhẫn mà chờ).
Những cây phong lá đỏ được trồng tại Hà Nội.
Sự đẹp đẽ và sang trọng nào chứ? Chỉ cần giữ lại được hồn cốt của Hà Nội thanh lịch và văn minh là đủ đẹp đẽ và sang trọng rồi, đâu có cần đem những cây những lá, những loài vật những con chim xa lạ ở đâu về, rồi bắt chúng...không sống được.
Cái chết của con thiên nga là môt cái chết được báo trước, với một loài chim thiên di quen với bầu trời, với tự do bị giam cầm trong một cái hồ nhỏ nơi đô thị chật chội.
Nếu chúng ta coi việc ngắm thiên nga ở Hồ Gươm là may mắn thì hãy cố gắng quên đi sự bất hạnh của những con vật ấy. Quên đi những cánh chim thiên di cần một bầu trời!
Theo Danviet
Về đồng nước nổi xem phái đẹp miền Tây đặt lọp bắt cá rô Chị Nguyễn Thị Hiền (người đã có hơn 40 năm gắn bó cùng mùa lũ) chia sẻ: "Năm nay nước "chụp" nhanh quá, con cá không lớn kịp nên chợ chưa phong phú lắm. Miệt đầu nguồn tui không biết, chứ ở đây cá mắm chưa nhiều. Được cái, lũ năm nay lên cao nên lúc nước bêu chắc sẽ có cá nhiều...