Mùa nước nổi buồn ở phá Hạc Hải – Kỳ cuối: Cạn kiệt cá tôm vì đánh bắt tận diệt
Phá Hạc Hải, năm nay, mùa nước nổi không về, lượng tôm cá do vậy cũng giảm theo. Đã vậy, việc khai thác, đánh bắt kiểu tận diệt lại càng khiến nguồn lợi thủy sản tại đây ngày càng cạn kiệt.
Sử dụng xung điện tràn lan
Theo vợ chồng anh Long chị Lĩnh (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy) ra phá, chúng tôi ghé qua một điểm tập kết của ngư dân. Những người này ở xã Hoa Thủy; nhà khá xa nên thường đến sớm nấu cơm, chuẩn bị ngư cụ trước cho buổi đánh bắt xuyên đêm. Khác vợ chồng Long Lĩnh, ngư dân Hoa Thủy dùng rập đánh bắt cá tôm. Rập là một loại bẫy có nguồn gốc Trung Quốc, ngư dân ở đây thường dùng. Mỗi chuỗi rập dài hàng chục mét, là hàng trăm cái bẫy; cá, tôm, cua, rạm, ốc… vô dễ mà ra không được.
Đánh bắt cá bằng xung điện đang tận diệt nguồn lợi thủy sản ở Hạc Hải. Ảnh: Phan Phương
Hầu hết người thả lưới, rập, đơm nò, đóng đáy… trên phá Hạc Hải đều lo lắng, không chỉ vì năm nay nước lũ không về, cá tôm khan hiếm. Không ít kẻ hám lợi trước mắt, thường đánh bắt theo kiểu tận diệt. Những năm trước, không ít kẻ dùng cả thuốc trừ sâu bắt cua đồng (năm 2013, NTNN có loạt bài về vấn đề này). Nay nhờ chính quyền địa phương và cơ quan chức năng ngăn chặn quyết liệt, hành vi đó tạm dừng.
Tuy nhiên, gần đây, trên phá Hạc Hải lại rộ lên tình trạng đánh bắt tôm cá bằng xung điện. Nhiều ngày theo ngư dân đi đánh bắt bằng phương pháp truyền thống (thả lưới, đáy, làm nò…) trên phá Hạc Hải, chúng tôi chứng kiến những người dùng xung điện bố trí theo hàng ngang (từng tốp 10 người), càn quét cá tôm. Chỉ một loáng, cá tôm nổi lềnh bềnh, nước lũ không về, phá Hạc Hải càng cạn, cá tôm “dính” xung điện càng nhiều.
Địa phương cần kiên quyết xử lý
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Thịnh, một cán bộ nông nghiệp lâu năm nay đã nghỉ hưu của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) nhìn nhận: Những năm trời có lũ, nguồn cá từ các lưu vực sông Kiến Giang và Đại Giang đổ về phá Hạc Hải nhiều, cùng với loài tôm, cá nước lợ ngược dòng Nhật Lệ vào vùng phá Hạc Hải để sinh sản nên sản vật dồi dào.
Năm nay, do thời tiết không có các trận mưa lớn và nước lũ không về nên nguồn tôm cá, thủy hải sản bổ sung cho vùng phá Hạc Hải không nhiều. Số người tham gia đánh bắt ngày càng nhiều, lại dùng nhiều phương tiện cấm như xung điện nên nguồn lợi thủy sản nơi đây ngày càng cạn kiệt.
Đem vấn đề này trao đổi với lãnh đạo một số xã nơi đây, câu trả lời mà chúng tôi nhận được là “khó xử lý triệt để”.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Tùng – Trưởng Công an xã Lộc Thuỷ (Lệ Thủy) cho biết, công an xã đã nhiều lần tổ chức lực lượng vây bắt nhưng không mang lại kết quả như mong muốn.
Theo ông Tùng, do địa hình phá Hạc Hải thuộc sự quản lý của nhiều xã, những đối tượng đánh bắt cá bằng xung điện khi phát hiện công an của xã này đi tuần tra thì lại “lẩn” sang địa bàn của xã khác. Rồi thì, không phải công an của xã nào cũng mặn mà với việc này, đơn giản vì họ biết đó là người của xã mình, bà con, anh em mình nên cả nể, ngại đụng chạm. Việc triển khai giữa các xã với nhau chưa đồng bộ nên việc ngăn chặn không có hiệu quả…
“Những năm trước, đêm thu ít nhất cũng 300.000 đồng, nhiều đêm tiền triệu; năm nay hiếm đêm được 300.000 đồng, hầu hết chỉ khoảng 100.000 đồng, chưa đủ tiền dầu” – Lê Hồng Long, nông dân xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết.
Theo_Dân việt
Người ta không bán vé tàu chặng ngắn cho bố!
Con trai à, bố xin lỗi vì Tết năm nay rất có thể bố vẫn không về để thăm con và ông bà.
Bố biết con rất mong bố về vì đã hai năm rồi bố con mình không được gặp nhau. Năm trước vì bố chủ quan, không mua vé tàu sớm nên đến giáp Tết rồi mà cũng chẳng thể về được.
Còn năm nay, mới tháng trước thôi, khi bố nghe tin mấy anh bạn làm cùng bảo là đặt vé qua mạng được rồi, đỡ đông và thuận tiện hơn thì bố vui mừng biết bao mặc dù bố chẳng hiểu đặt qua mạng là như thế nào. Bố có hỏi và nhờ mấy người quen ở gần đây có máy vi tính để đặt vé mà vẫn không được. Rút kinh nghiệm từ năm ngoái nên bố phải tức tốc chạy ngay ra ga tàu để mua vé nhưng cũng cũng khó khăn quá con ạ.
Người ta bảo là nếu bố muốn mua vé ngay thì bố phải mua vé chặng dài, đến Thanh Hóa, Nam Định hoặc Hà Nội. Chứ vé về nhà mình thì không bán. Người ta bảo phải đợi khi nào có thông báo bán vé chặng ngắn thì mới bán. Bố có hỏi là khi nào có lịch, người ta lại bảo không biết. Nên thành ra ngày nào bố cũng đi nhờ chú làm cùng đi ra ga xem đã bán vé chặng ngắn chưa rồi lại lẩn thẩn đi bộ về.
Đến hôm nọ tình cờ bố có đọc báo thấy bảo đầu tháng 11 sẽ bán vé chặng ngắn, bố vội vàng chạy ngay đến ga để mua nên đã vô tình làm mất cả kiện hàng của ông chủ. Kiện hàng đó bằng cả số tiền mà bố tiết kiệm được nửa năm nay. Dù sao cũng là lỗi của bố, bố vui vẻ chấp nhận. Chỉ buồn một nỗi tiền tiết kiệm cho con ăn một cái Tết tử tế, chuẩn bị cho kì học mới cũng chẳng còn. Dù saobố biết chắc chắn con sẽ vui hơn khi có bố ở bên cạnh nên bố đã cố vay mượn tạm vài trăm để mua vé Tết về với con.
Nhưng người ta vẫn không bán vé chặng ngắn con ạ. Bố cũng không hiểu tại sao nữa. Mà vé chặng dài thì bố không đủ tiền. Nếu có mua thì bố về đến nơi chắc cũng chẳng còn một xu để mừng tuổi ông bà, để mua cân thịt, bánh kẹo ăn ngày Tết.
Vé tàu Tết đừng bỏ rơi người lao động nghèo. Ảnh minh họa: Internet
Bố liền hỏi mấy người ở quán nước gần chỗ bố làm, người ta bảo rằng ngành đường sắt sẽ lỗ nếu như tăng những chặng khách ngắn. Nhưng bố chẳng tin đâu. Bao nhiêu năm ngành đường sắt vẫn duy trì, bao nhiêu năm nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng chứ không hề giảm. Vậy họ lỗ làm sao được? Vả lại, nếu như họ có lỗ thật thì chắc chắn họ sẽ không đưa ra phương án giải quyết như vậy.Làm thế thì chẳng khác gì bắt người dân gánh lỗ cho ngành! Bố tin chắc đây không phải là lí do chính vì bố biết ngành đường sắt đâu có nhắm tới lợi nhuận, họ đã tuyên bố rằng hoạt động của họ mang ý nghĩa phục vụ hành khách mà.
Bố chợt nhớ ra, đợt đầu hè vì nóng quá, bố nhặt tờ báo người ta bỏ đi ở ngoài quán nước để quạt cho mát và tình cờ có đọc được một tin đại loại như Ngành đường sắt ráo riết thực hiện "4 xin - 4 luôn" để người dân thích đi tàu hơn. Với một người nghĩ đơn giản như bố thì bố thấy có lẽ đây mới là lí do chính. Vì bố thấy nhân viên ở ga không thực hiện phong trào đó đâu con ạ. Chắc là chỉ nhân viên phục vụ trên toa tàu mới phải thực hiện nên họ muốn hành khách ở trên tàu lâu hơn để có cơ hội hoàn thành chỉ tiêu đưa ra đó mà.
Bố là người lạc quan nên bố nghĩ rằng mục đích của ngành đường sắt khi làm vậy chắc cũng tốtthôi vì họ từng bảo hoạt động của họ luôn mang ý nghĩa phục vụ người dân. Chắc vì họ chưa nghĩ ra phương án nào khá hơn nên mới làm vậy thôi con nhỉ?
Người miền Trung mình thiệt thòi từ trong trứng nước thiệt ra, thiệt từ quá khứ thiệt về, thiệt từ thiên nhiên thiệt đến xã hội nên bố cũng quen rồi. Giờ bố chỉ cảm thấy có lỗi với con khi sắp đến Tết rồi mà bố cũng không chắc có được về với con hay không.
Ngành đường sắt có sứ mệnh cao cả như vậy nên bố rất muốn sau này con lớn lên, học tập thật tốt để vào ngành, đề xuất và thực hiện những phương án phù hợp với người dân, đặc biệt là những người lao động nghèo như bố và các chú bạn bố. Con hãy nhớ nếu như sau này con có đi làm, nhất là những ngành dịch vụ thì con hãycho khách hàng những thứ họ cần, đừng chỉ cung cấp những gì mình có con nhé! Thế mới đúng với lương tâm nghề nghiệp con ạ.
Giờ bố phải đi bốc hàng đây. Bố sẽ cố gắng nhất có thể để được về với con!
Bố của con!
Theo_Người Đưa Tin
Ngày 20/10, sôi động thị trường hoa, quà cho dịp lễ Ngày 20/10, thị trường hoa, quà nhân dịp 20/10 năm nay tại TP.HCM khá sôi động, những con thú bông giá từ vài trăm ngàn đồng đến 1.200.000/con nhưng khách ít khi để ý đến giá cả... Dạo qua một số tuyến phố trên địa bàn TP.HCM... không khí chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam diễn ra khá sôi động. Nhiều băng-rôn...