Mua nhà sẽ không phải qua sàn giao dịch
Ngày 10-3, phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc tại Hà Nội. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi).
Kiến nghị không bắt buộc bán nhà qua sàn giao dịch để hạn chế tăng giá ảo
(Trong ảnh: Khách hàng đi xem nhà mẫu ở khu bán đảo Linh Đàm, Hà Nội)
Theo tờ trình dự án Luật nhà ở (sửa đổi), sẽ cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được phép về Việt Nam thì sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức phi Chính phủ) khi được phép vào Việt Nam làm việc, hoạt động, sẽ được mua và sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, kể cả nhà ở trong khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng.
Thẩm tra của Thường trực UB Pháp luật tán thành định hướng mở rộng cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, UB đề nghị, cần nghiên cứu quy định, điều kiện chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và quốc phòng, an ninh, nhất là tại địa bàn, khu vực trọng yếu. Chẳng hạn như quy định không được mua nhà ở tại các khu vực đặc biệt; hạn chế về số lượng nhà ở được mua trong một khu vực; hạn chế số lượng căn hộ được mua trong một tòa nhà chung cư… tránh hình thành những khu vực biệt lập hoàn toàn chỉ có người nước ngoài sinh sống. Chủ nhiệm UB Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa lưu ý, dự thảo quy định quá đơn giản trong khi điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam hiện nay khá dễ dàng.
Video đang HOT
Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở không nhận được sự đồng tình của nhiều Ủy viên UBTVQH. Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm UB Kinh tế nói: “Đưa vào luật nhiều quỹ quá thì nguồn lực ở đâu để thực hiện? Đưa ra phải xem xét tính khả thi. Tôi cho rằng, cần tập trung vào mảng cơ chế, chính sách để hỗ trợ người dân tạo lập nhà ở thay vì mở quỹ”. Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cùng quan điểm: “Tôi thấy liệt kê nhiều loại quỹ quá. Như thế, sẽ thêm tầng nấc trung gian, khó quản lý và làm phân tán nguồn lực tài chính quốc gia. Sắp tới, khi sửa Luật ngân sách, chúng tôi sẽ kiến nghị quy định hạn chế việc thành lập các loại quỹ có liên quan tới ngân sách Nhà nước.”
Quan tâm tới phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn đối tượng được mua nhà. Ông Phùng Quốc Hiển nói: “Quy định như dự thảo quá rộng. Cứ vậy thì có tới 50% dân số Việt Nam thuộc diện được hỗ trợ”. Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách cũng cho rằng, ưu đãi cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội là cần thiết, song cũng phải quy định chặt chẽ, tránh việc các chủ đầu tư lợi dụng, làm méo mó chính sách.
Trình bày một số điểm mới trong dự án Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị bỏ quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản (BĐS) khi bán, cho thuê BĐS phải thông qua sàn giao dịch. Dự luật chỉ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giao dịch thông qua sàn. Dự thảo cũng cho phép các chủ đầu tư kinh doanh BĐS được cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn không yên tâm với quy định cho phép kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai. Ông Huỳnh Ngọc Sơn cảnh báo: “Thực tế, có rất nhiều khu nhà, chung cư dang dở hoặc đã làm xong mà không có người sống. Kiểu huy động vốn, làm nhà rồi bỏ không như vậy rất phản cảm, gây lãng phí lớn tài sản của người dân.”. Ông Phùng Quốc Hiển cũng lo ngại việc mở hơn nữa quy định này sẽ làm hoạt động kinh doanh BĐS gia tăng tình trạng ảo. Nhiều nhà đầu tư có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn của người dân, người góp vốn với mục đích khác.
Dù vậy, ông Phùng Quốc Hiển đồng tình gỡ bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp mua bán BĐS thông qua các sàn giao dịch. “Quy định hiện hành được áp dụng hơi cứng nhắc, làm thị trường mất linh hoạt, tạo ra trung gian, đẩy giá nhà tăng lên bất hợp lý, thậm chí nhiều sàn bắt tay nhau tạo nên giá ảo” – ông Phùng Quốc Hiển nói.
Theo ANTD
Nới điều kiện để kiều bào mua nhà
Ngày 6-3, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Đây là dự luật hết sức quan trọng vì liên quan tới quyền lợi sát sườn của mỗi người dân.
Định rõ "tuổi thọ" nhà chung cư
Một trong những đề xuất đáng chú ý của Bộ Xây dựng tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) là quy định về thơi han sư dung nha chung cư theo câp công trinh, đê tao điêu kiên thuân lơi trong viêc cai tao, xây dưng lai cac nha chung cư cu khi bi xuông câp, hư hong. Đông thơi, Bộ cũng đề nghị bô sung quy đinh cho phep cac bên tham gia giao dich mua ban nha ơ co thê thoa thuân đê bên mua đươc sơ hưu nha ơ trong môt thơi han nhât đinh nhăm gop phân giam gia ban nha ơ, tao điêu kiên cho cac doanh nghiêp va ngươi dân co thê lưa chon hinh thưc sơ hưu nha ơ phu hơp vơi kha năng chi tra cua minh.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, ông Đinh Xuân Thảo đồng ý kiến nghị của Bộ Xây dựng bởi thiếu quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư trên thực tế đã gây khó khăn cho việc sửa chữa, cải tạo các tòa nhà xập xệ, xuống cấp. Dù vậy, ông Đinh Xuân Thảo đề nghị làm rõ nội hàm khái niệm sở hữu nhà ở có thời hạn, để có thể hình dung đầy đủ hơn về tuổi thọ của 1 khu nhà là bao nhiêu.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông cũng đồng ý việc nhà chung cư phải có thời hạn sử dụng vì "công trình đó liên quan đến sự an toàn tính mạng con người hoặc gắn với thời hạn sử dụng đất". "Nếu không quy định thời hạn thì không thể đặt vấn đề cải tạo bộ mặt đô thị. Tuy nhiên, khi đã có thời hạn, thì việc xử lý công trình sau khi hết tuổi thọ, cũng là việc phải tính tới" - ông Lê Minh Thông nói.
Nới điều kiện cho kiều bào mua nhà
Theo tờ trình của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, lần sửa đổi này, đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được mở rộng. Cụ thể, quy định tại Điều 155 của dự luật cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được phép về Việt Nam thì được sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước, không phân biệt loại nhà và số lượng nhà được sở hữu. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức phi Chính phủ) khi được phép vào Việt Nam làm việc, hoạt động thì được mua và sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, bao gồm cả chung cư và nhà ở riêng lẻ, kể cả nhà ở trong khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Dù vậy, theo Bộ Xây dựng, hiện vẫn còn 2 luồng ý kiến khác nhau. Bên cạnh quan điểm thống nhất với dự thảo, có ý kiến cho rằng, nên quy định điều kiện chặt chẽ hơn (như chỉ cho phep cac ca nhân nươc ngoai đươc phep cư tru tai Viêt Nam tư 3 thang trơ lên thi mơi đươc sơ hưu nha ơ) đê han chê cac trương hơp lơi dung chinh sach, gây lung đoan thi trương bât đông san va đê bao đam quôc phong, an ninh quôc gia.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến cho rằng, quy định như dự thảo có phần dễ dãi. Ông kiến nghị, cần xác định được mục đích người nước ngoài đó vào Việt Nam để sinh sống, đầu tư hay du lịch... Nếu người đó hoạt động lâu dài mới được mua nhà vì hiện nay, nhà ở để phục vụ người dân trong nước còn chưa đủ. Ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội lại cho rằng, nếu cứ cân nhắc, chờ đến khi nguồn cung nhà trong nước dư thừa mới bán thì rất khó. Ông kiến nghị, chỉ nên hạn chế bán nhà trong trường hợp người nước ngoài đó có vấn đề, còn không cần quy định cứng nhắc chỉ bán nhà với mục đích để ở, không được làm văn phòng hoạt động, kinh doanh... Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông đồng tình: "Đây là thị trường, chính sách phải làm sao tạo điều kiện, khai thông chứ không phải để hạn chế thị trường. Kinh nghiệm các nước cũng không "bó chặt" việc cho phép người nước ngoài mua đất, sở hữu nhà, vấn đề chỉ là quản lý, kiểm soát việc sử dụng...".
Theo ANTD
Nghiêm cấm mua bán nhà ở công vụ Bộ Xây dựng vừa ban hành thông tư hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ (NOCV). Theo đó, Bộ Xây dựng chỉ rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng NOCV. Cụ thể, cấm tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng NOCV; cho thuê NOCV không đúng đối tượng; chuyển đổi, chuyển nhượng hợp...