Mua nhà của bố, bị “lôi” vào vụ án của con
Hợp đồng mua bán nhà đất ký kết với bố, thế nhưng lại bị “lôi” vào vụ án của con, dù không liên quan đến vụ án này. Số tiền gần chục tỷ đã bàn giao cho chủ đất nhưng quyền lợi không được bảo vệ khiến bị hại bức xúc.
Mua nhà của bố, bị “lôi” vào vụ án của con
Chị Đặng Thị Kim Hà (SN 1968, HKTT số 5, ngõ 79 phố Thái Thịnh, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội) vẫn chưa hết bất ngờ vì bỏ số tiền 5 tỷ đồng mua mảnh đất của ông bố, thế nhưng lại có tên với tư cách bị hại trong bản án xử chung thân của con gái chủ đất.
Nguy cơ chị mất tiền tỷ vì bản án Sơ thẩm số 369/2013/HSST ngày 23/9/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã “xử gộp” và bỏ lọt tội phạm.
Vợ chồng chị Đặng Kim Hà vẫn chưa hết bất ngờ khi bị “lôi” vào thành bị hại trong một vụ án bị “xử gộp” của TAND T. P hà Nội.
Sau phiên Tòa sơ thẩm kết thúc, những ngày tháng qua chị Hà vô cùng búc xúc và đã có đơn kháng cáo bản án số 369/2013/HSST ngày 23/9/2013 vì: Chị Hà đã bỏ 5 tỷ ra mua mảnh với ông Nguyễn Thi Sách (SN 1921, là cha đẻ của Nguyễn Thị Bằng An). Ông Sách chính là người trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán đất, có sự chứng thực của Văn phòng công chứng Long Biên (số 168, Ngô Gia Tự, quận Long Biên, Hà Nội).
Chị Hà và chị Oanh cho rằng mình không liên quan đến vụ án của Nguyễn Thị Bằng An nên đồng tình với luật sư đề nghị phải tách vụ án của 2 chị và ông Sách bằng một vụ án khác.
Đồng thời 2 chị đã làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Ngoài ra các chị còn viết đơn tố cáo hành vi lừa dối dùng GCNQSDĐ giả của ông Sách trong việc chuyển nhượng đất để chiếm đoạt 8,7 tỷ của 2 chị tới cơ quan công an quận Cầu giấy.
Trao đổi với phóng viên, chị Hà bức xúc: “Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng mảnh đất đứng tên ông Sách là chủ sở hữu, tất cả mọi thủ tục mua bán chúng tôi đều thực hiện với ông Nguyễn Thi Sách. Chúng tôi không liên quan đến vụ việc của Nguyễn Thị Bằng An – con gái ông Sách. Việc cơ quan điều tra, TAND T.P Hà Nội đưa chúng tôi thành bị hại trong một vụ án này là không có cơ sở”.
“Đánh tráo khái niệm” và “bỏ qua tội phạm”?!
Mảnh đất có tổng diện tích 453m2 tại tổ 47 phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) của ông Nguyễn Thi Sách và vợ (đã mất năm 2006) đã được UBND quận Cầu Giấy cấp GCNQSDĐ đứng tên ông Sách.
Ông Sách đã chia cho bốn người con mỗi người một mảnh để xây nhà ở. Diện tích 230,9m2 còn lại do vợ chồng ông quản lý, sử dụng. Nhưng, vì có sự tranh chấp giữa các anh chị em ruột trong gia đình nên mảnh đất nói trên chưa đủ thủ tục để đề nghị UBND quận Cầu Giấy làm thủ tục cho tách thửa để cấp GCN QSD riêng cho các con ông.
Mảnh đất 453m2 tại tổ 47, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy mà ông Nguyễn Thi Sách chuyển nhượng 1/2 diện tích đất cho chị Hà, chị Oanh.
Video đang HOT
Ngày 15/6/2011, hợp đồng chuyển nhượng, mua bán thửa đất nói trên do ông Nguyễn Thi Sách đứng ra giao dịch với chị Hà, chị Oanh.
Ông Sách đưa ra GCNQSDĐ đứng tên mình. Văn bản công chứng của Phòng công chứng 168 Long Biên cũng chứng thực: các giấy tờ chứng minh đều hợp pháp, hợp lệ, do các cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa, thêm bớt làm sai lệch nội dung; thửa đất và tài sản trên đất thuôc trường hợp được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật…
Tuy nhiên, Tại bản Kết luận điều tra số 350 KLĐT/PC46 (DD10) đối với vụ án Nguyễn Thị Bằng An và đồng phạm có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cơ quan điều tra kết luận: 13 bìa đỏ do An và đồng phạm làm giả để đi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác, trong đó có bìa đỏ đứng tên ông Nguyễn Thi Sách (đã bán cho chị Hà, chị Oanh).
Cơ quan điều tra kết luận: ông Sách không biết đó là giấy giả, mọi thỏa thuận đều do An thực hiện, số tiền chiếm đoạt An trực tiếp nhận và sử dụng. Ông Sách đã cao tuổi nên CQĐT không xem xét xử lý hình sự.
Đối với các VPCC và Công chứng viên, trong quá trình thực hiện việc công chứng chuyển nhượng đều không biết những GCNQSD đất đó là giấy giả nên CQĐT không xem xét trách nhiệm hình sự đối với các công chứng viên này!?
Bản án sơ thẩm số 369/2013/HSST ngày 23/9/2013, TAND T.P Hà Nội tuyên Nguyễn Thị Bằng An nhận mức án Chung thân cho hai tội danh, và có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại, trong đó có chị Hà, chị Oanh.
Liên quan đến vụ việc, LS Vương Thanh (VP Luật sư An Khánh, Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích: Cơ quan điều tra đã bỏ lọt tội phạm. Trong vụ việc của chị Hà, chị Oanh, hai chị là bị hại của ông Nguyễn Thi Sách – người chủ sở hữu đã chuyển nhượng thửa đất mình đứng tên nhưng bìa đỏ lại là giả con dấu, chữ ký.
“Ông Nguyễn Thi Sách phải bị truy tố trước pháp luật về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” và hành vi “Sử dụng tài liệu, chứng cứ giả”.
Chị Hà, chị Oanh đã có đơn tố cáo ra cơ quan Công an; TAND quận Cầu Giấy, hai cơ quan đó phải có trách nhiệm xử lý, giải quyết đơn tố cáo của công dân. Việc TAND TP Hà Nội đưa hai chị này là bị hại trong một vụ án khác mà các chị không có liên quan với bị can là không có căn cứ, vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Chị Hà, chị Oanh có quyền yêu cầu hủy bản án sơ thẩm mà TAND T.P Hà Nội tuyên.
Luật sư Thanh cũng cho biết, việc cơ quan điều tra không xem xét vai trò của Văn phòng công chứng trong việc chứng thực các tài liệu (hợp đồng chuyển nhượng giữa chị Hà, chị Oanh và ông Sách diễn ra) là sai.
“Văn phòng Công chứng có trách nhiệm liên đới trong vụ việc, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì đã chứng thực những giấy tờ giả là thật khiến các giao dịch mua bán mới được tiến hành”.
Theo LS Thanh, ông Sách hiện đang là chủ sở hữu duy nhất của thửa đất 453m2 đã được UBND quận Cầu Giấy cấp GCNQSDĐ. Việc ông chia đất cho các con xây nhà chưa được tách thửa, tách bìa và đang phát sinh những tranh chấp, như vậy là chưa được pháp luật thừa nhận.
Vì vợ ông Sách đã chết (và nếu không có di chúc để lại), ông Sách sẽ là người sở hữu duy nhất của thửa đất này. Theo luật thừa kế, ông sẽ sở hữu tổng diện tích mảnh đất và 1/5 diện tích của một nửa còn lại chia đều cho năm người (ông Sách và bốn người con).
LS Thanh cho biết thêm, thửa đất chị Hà, chị Oanh mua là phần diện tích ông Sách được sở hữu theo pháp luật, chưa tính thêm phần sở hữu chia theo luật thừa kế, do đó, ông Sách có nghĩa vụ bàn giao đất đã bán theo hợp đồng cho chị Hà, chị Oanh. Đó cũng là tài sản để ông Sách thi hành án, hoặc trả bằng tiền, hoặc trả bằng đất.
“Vụ việc của chị Hà, chị Oanh phải được tách riêng ở một vụ án khác. Ông Nguyễn Thi Sách là người ký kết hợp đồng mua bán phải bị truy tố trước pháp luật về hành vi lừa đảo. Cơ quan điều tra, TAND quận Cầu Giấy cũng cần truy tố, xem xét vai trò, trách nhiệm của VP công chứng” LS Thanh nói.
Diễn biến việc nhận chuyển nhượng đất từ ông Sách sang chị Hà: Ngày 15/6/2011, chị Đặng Thị Kim Hà và chị Nguyễn Thị Kim Oanh cùng góp số tiền 8,7 tỷ đồng để mua mảnh đất rộng 230,9m2 tại tổ 47 phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, HN mà chủ sở hữu là đứng tên ông Nguyễn Thi Sách SN 1921, trú tại địa chỉ nêu trên. Thửa đất chị Hà và chị Oanh nhận chuyển nhượng của ông Sách có GCN QSDĐ số AK 304560 do UBND quận Cầu Giấy cấp ngày 21/1/2011, thửa đất số 113 (IT), tờ bản đồ số 20. Việc mua bán, chuyển nhượng, giao tiền được thể hiện trong Hợp đồng văn bản công chứng (VP Công chứng Long Biên, trụ sở 168 Ngô Gia Tự, Long Biên, HN) chứng thực. Việc chuyển nhượng nhà đất được hoàn tất nhưng ông Sách đề nghị chị Hà, chị Oanh cho ở lại đến ngày 15/8/2011 sẽ bàn giao nhà. Hết thời gian cho ông Sách ở nhờ, chị Hà, chị Oanh đến nhận nhà thì không gặp ông Sách, nhà khóa cửa. Con trai ông Sách nói cha mình đi nghỉ mát. Nhiều ngày sau đó, chị Hà, chị Oanh đi tìm nhưng không gặp được ông Sách, cũng không liên lạc được với ông theo số điện thoại mà ông đã cho các chị. Ngày 29/8/2011, chị Hà, chị Oanh đi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ thì được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội trả lời: “Giấy CNQSDĐ này là giả”, hai chị vội viết đơn trình báo đến Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an T.P Hà Nội) để cơ quan công an điều tra làm rõ sự việc. Cùng thời điểm này, chị Hà, chị Oanh gửi đơn tố cáo và đơn khiếu kiện tới Công an quận Cầu Giấy, TAND quận Cầu Giấy về hành vì lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ông Nguyễn Thi Sách đối với mình Thế nhưng, hai chị đã rất bất ngờ khi TAND T.P Hà Nội đưa tên mình vào danh sách “bị hại” trong một vụ án khác mà kẻ phạm tội lừa đảo lại không phải là ông Nguyễn Thi Sách – người lừa bán thửa đất có GCNQSDĐ bị làm giả con dấu và chữ ký. Ngày 23/9/2013, Tòa Hình sự (TAND TP Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” đối với Nguyễn Thị Bằng An và đồng phạm. Trong vụ án này, Nguyễn Thị Bằng An bị cơ quan điều tra kết luận các hành vi phạm tội : An có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt hơn 40 tỷ đồng và An còn là đồng phạm trong việc làm giả 13 giấy CNQSDĐ. Song, điều khiến chị Hà và chị Oanh bất ngờ đó là việc các chị mua 230,9m2 của ông Nguyễn Thi Sách được HĐXX triệu tập tới Tòa với tư cách là người bị hại của Nguyễn Thị Bằng An, trong khi các chị với chị An không có giao dịch chuyển nhượng đất. Và lạ kỳ hơn, ông Sách không hề được triệu tập trong vụ án này. Ngạc nhiên hơn, bản án tuyên Nguyễn Thị Bằng An phải trả cho Đặng Thị Kim Hà 4,28 tỷ đồng và Nguyễn Thị Kim Oanh 5,730 tỷ đồng.
Kiên Trung
Theo_VietNamNet
Kịch bản kiều nữ khiến hàng loạt đại gia sập bẫy trăm tỷ
Chỉ với những giấy tờ giả cùng lời nói ngon ngọt, Thanh lừa đảo hàng chục người và nạn nhân thiệt hại ít nhất cũng chục tỉ đồng. Đặc biệt, trong quá trình trốn truy nã, Thanh lập công ty với với ý định tiếp tục lừa đảo.
Trốn truy nã vẫn lập được công ty
Lã Thị Thanh (SN 1973, ngụ tỉnh Nam Định, tạm trú quận 1, TP.HCM) là người phụ nữ có nhan sắc, giọng nói ngọt ngào. Thanh biết rất rõ lợi thế của mình nên bất kể đi đâu, làm gì cũng xem đây là vũ khí lợi hại. Năm 2007, Thanh thành lập công ty Quang Anh ở đường Trần Hưng Đạo, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM, chuyên kinh doanh sim card điện thoại di động.
Ban đầu, Thanh làm ăn khá uy tín, thu hút được rất nhiều đối tác lớn. Tuy nhiên, chỉ một khoảng thời gian sau, Thanh cho rằng, nếu cứ "lấy công làm lời" thì không thể phất lên được nên nảy sinh lòng tham, muốn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác để làm của riêng.
Mở đầu "chiến dịch" lừa đảo, Thanh lấy danh là giám đốc công ty Quang Anh gỉa vờ đứng ra ký kết là đại lý mua thẻ cào, sim card điện thoại di động với công ty Viettel thuộc tập đoàn Viễn thông Quân đội. Sau đó, Thanh giả chữ ký, con dấu. Khi đã giả được tư cách pháp nhân, Thanh kêu gọi nhiều người góp vốn để kinh doanh sim card điện thoại kiếm lời. "Con mồi" Thanh nhắm đến là những đại gia giàu có, nổi tiếng trong giới kinh doanh. Thanh thuyết phục "con mồi" không chỉ bằng lời nói mà bằng cả một hợp đồng lên đến 500 tỷ đồng.
Thanh trong hồ sơ bị truy nã
Tin tưởng vào những điều Thanh nói, 2 công ty lớn và 13 vị đại gia chấp nhận ký kết hợp đồng mua bán sim card điện thoại với công ty Quang Anh. Họ không ngần ngại chi tiền cho Thanh để làm ăn. Tuy nhiên, khi đã gom được số tiền lớn, Thanh không thực hiện đúng như hợp đồng đã ký kết.
Thanh không giao sim card, hoặc giao mà bị thiếu, hay giao nhiều sim card đã được kích hoạt, không có giá trị sử dụng. Đối tác phát hiện ra điều này, tìm thẳng đến công ty để nói chuyện. Thanh tìm mọi cách để tránh né. Khi không thể tránh né, Thanh chấp nhận gặp mặt nhưng hẹn lần hẹn lữa mãi.
Đối tác của Thanh nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo trong việc làm ăn nên viết đơn tố cáo. Công an TP.HCM vào cuộc điều tra và xác định Thanh làm giả hợp đồng, chữ ký, con dấu chiếm đoạt tổng cộng hơn 240 tỷ đồng. Tuy nhiên, Thanh thấy việc lừa đảo có nguy cơ bị bại lộ nên trốn chạy. Sau đó, công an phát lệnh truy nã toàn quốc.
Cách đây chưa lâu, công an phát hiện có người giống Thanh thường xuất hiện ở phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Sau thời gian theo dõi, công an mời người này về phường làm việc. Hơn nửa ngày "đấu trí" Thanh thừa nhận mình chính là "nữ hoàng lừa đảo" bị truy nã.
Bên cạnh đó, Thanh khai, từng trốn chạy qua nhiều tỉnh thành khác nhau như Đồng Nai, Nam Định, Khánh Hòa... Đến mỗi tỉnh, Thanh lại sử dụng một tên giả khác nhau. Bất kể đi đâu, Thanh đều dùng khẩu trang che mặt để tránh bị nhận dạng. Đặc biệt hơn, mặc dù đang trốn lệnh truy nã, Thanh vẫn lấy tên của con gái ruột để thành lập công ty Khánh Linh với ý định tiếp tục lừa đảo.
Sáng 8/5/2013, Cục cảnh sát truy nã tội phạm, thuộc Tổng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ công an Phía Nam cho hay đã tiếp nhận Thanh và di lý vào đến TP.HCM để điều tra, xử lý về hai hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Gỉa mạo hồ sơ, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Các đại gia lên tiếng
Theo tường trình của anh N.M.T, giám đốc một công ty viễn thông tại quận 1, TP.HCM cho biết, vào đầu tháng 2/2011, anh và Thanh ký kết hợp đồng mua bán thẻ cào. Thanh yêu cầu đóng tiền cọc 10 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng có giá trị tương ứng, khi anh nhận hàng sẽ được hoàn trả toàn bộ số tiền này. Cuối năm, mặc dù hợp đồng chấm dứt nhưng Thanh không hoàn trả 10 tỷ đồng này.
Sau một khoảng thời gian, anh T. đến gặp trực tiếp, hỏi tại sao không hoàn trả số tiền đặt cọc. Lúc này, Thanh bày bộ mặt thảm hại và cho rằng mình đang đầu tư một lô hàng lớn với công ty Viettel. Do đó, Thanh nài nỉ cho mình được khất nợ. Cùng làm kinh doanh, anh T. cứ nghĩ Thanh đang nói thật nên chấp nhận.
Không chỉ thế, với lời nói ngon ngọt, đầu tháng 2/2012, Thanh lại rủ anh T. ký kết một hợp đồng khác có giá trị 21 tỷ đồng. Suốt hai tháng 6, 7 năm 2012, anh T. giao đủ tiền cho Thanh nhưng không nhận được hàng. Sau đó, anh phát hiện mình bị lừa đảo nên đã viết đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng.
Thanh tại cơ quan điều tra
Trong số nạn nhân của Thanh, có lẽ, chị T.T.H. (quận Gò Vấp) là người thiệt hại nặng nề nhất. Thông qua người chị gái, chị H. làm quen với Thanh. Sau vài lần trò chuyện, được Thanh trưng ra các giấy tờ pháp nhân, chị H. chấp nhận ký kết hợp đồng mua bán sim, card di động có giá trị 30 tỉ đồng. Hơn nửa năm sau, Thanh cười tươi cho hay lô hàng trước đã lời được 10 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Thanh không chia tiền lời mà ngỏ ý rủ chị H. mua một mảnh đất tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Sau đó, Thanh dẫn chị H. ra huyện đảo Phú Quốc để xem khu đất. Chị H. thấy mảnh đất có địa thế đắt địa nên chấp nhận góp vốn mua. Khi chị H. ngỏ ý muốn được xem giấy tờ thì Thanh cho biết đang làm thủ tục cấp thẻ đỏ. 33 tỷ đồng tiền vốn, Thanh cho hay sẽ chia lời mỗi tháng từ 4% đến 6%.
Giai đoạn đầu, Thanh trả lãi khá đàng hoàng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2011, Thanh cắt trả lãi với lý do đang tập trung toàn bộ tài sản để đặt mua lô thẻ cào với công ty Viettel giá trị 500 tỷ đồng. Thanh cũng đưa hợp đồng cho chị H. xem. Vẫn chưa thấy đủ, Thanh giả vờ đang thiếu 30% vốn nên công ty Viettel chưa giao hàng và nhờ chị H. vay giúp 25 tỷ đồng. Mong muốn nhận được tiền lãi chêch lệch nên chị H. chạy vạy khắp nơi vay mượn.
Đưa tiền suốt hai tháng vẫn không thấy Thanh đả động gì, chị H. tìm đến thì được Thanh trả lời là công ty Viettel hẹn cuối năm 2012 mới giao hàng, đồng thời đưa hợp đồng mua bán hai bên cho xem. Ngẫm ngợi thấy có nhiều điều bất thường, chị H. cầm hợp đồng mua bán đến công ty Viettel xác minh thì mới vỡ lẽ toàn bộ giấy tờ Thanh đưa là giả mạo.
Lúc này, chị H. biết bị lừa đảo liền đến yêu cầu Thanh trả tiền. Thanh bảo mình không có tiền và chấp nhận viết giấy nợ 66 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi, cam kết vào đầu tháng 7/2012 sẽ thanh toán. Tuy nhiên, sau đó Thanh tìm mọi cách để lánh mặt.
Đó chỉ là hai trong số hàng loạt đại gia bị Thanh "xỏ mũi". Không chỉ lừa đảo đối với những người ở TP.HCM mà nạn nhân của Thanh còn ở cả Hà Nội. Đặc biệt, nạn nhân của Thanh ít nhất cũng bị thiệt hại chục tỉ đồng.
Theo Khám phá
Từ vụ tiệm vàng Hoàng Mai: Ai sẽ tôn trọng dân? Mọi sự lạm dụng quyền lực nhà nước đều đưa đến một hậu quả tai hại là người dân không còn tin ở quyền lực nhà nước,... Những ngày qua, vụ việc bắt quả tang việc mua bán trái phép 100 USD và sau đó là khám xét, thu giữ một lượng lớn ngoại tệ, vàng ở tiệm vàng Hoàng Mai (quận Bình...