Mùa mưa về vùng Bảy Núi ăn bọ rầy
Bọ rầy làt loại côn trùng cánh cứng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và kéo dài trong khoảngt tháng, nhiều nhất là ở vùng Bảy Núi, thuộc hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) và vùng biên giới Tây Nam.
Vào thời điểmy, cây cối đâm chồi nẩy lộc, loại côn trùng (nông dân gọi là đuông đất) từ dưới lòng đất chui lên, trưởng thành và biến thành bọ rầy tìm đến các ngọn cây để sinh sống. Trước kia bọ rầy được coi là loại côn trùng có hại cho nhà nông vì chúng thường hay cắn phá các đọt non, nhất là xoài, dâu, điều… Nhưng gần đây, bà con vùng biên giới, người Khmer đã phát hiện thịt bọ rầy chiên rất thm ngon và béo bổ nên nhiều người tìm cách săn bắt để chế biến thành món ngon độc đáo.
Đi săn bọ rầy vào ban đêm, công việc cũng khá đn giãn. Người bắt chỉ cần treot chiếc đèn bình thật sáng ngay dưới gốc xoài, ni có bọ rầy đang quần tụ trên cây. Chỉ vài phút sau, những con bọ rầy mê ánh sáng cứ đua nhau bay và ri nằm ngổn ngang trên mặt đất. Cũng có người dùng phân bò, phân trâu khô đốt cho khói tỏa lan ra khiến cho bọ rầy say khói, bay loạn xạ rớt xuống đất, chỉ cần nhặt cho vào túi.
Bọ rầy vừa bắt được bán ở chợ. Ảnh: Thiên Lộc.
Cũng như cách chế biến dế cm, nhộng ve hoặc bò cạp, chỉ cần làm sạch bọ rầy bằng cách ngắt bỏ cánh, chân và rút ruột, sau đó rửa lại bằng nước ấm pha muối, xong đem ướp với đường, bột ngọt, tiêu, tỏi chom đều độ 20 phút rồi bắt chảo lên chiên cho thật giòn. Ai thích cầu kỳ có thể nhét vào ng mỗi con bọ rầyt hạt đậu phộng (lạc) rang trước khi cho vào chảo dầu đang sôi. Chỉ chớp mắt, chú bọ rầy căng lên, no tròn, vàng ruộmi thm phưng phức bốc lên…
Video đang HOT
Bọ rầy chiên giòn chấm muối tiêu chanh. Ảnh: Thiên Lộc.
Kể từ khi bọ rầy vùng Bảy Núi trở thành món ăn phổ biến trong dân gian và đặc sản ở các quán nhậu, nhiều người, có cả trẻ con, cứ đến đầu mùa mưa là hằng đêm rủ nhau đi săn bắt để bán. Người bắt giỏi có thể kiếm được vài nghìn, ít nhất cũng đượct nghìn, sáng hôm sau mang ra chợ bái giá từ 5.000 đến 6.000 đồng 100 con.
Vào những ngàyy, muốn có món bọ rầy chiên phải đi thật sớm đến các chợ Tịnh Biên, Văn Giáo, Nhà Bàng, Lâm Viên núi Cấm họa may mới còn. Chị Nguyễn Thị Em, người chuyên bán bọ rầy ở góc chợ Tịnh Biên cho biết có lúc thiếu hàng, chị phải mua từ bên kia Campuchia chở qua để bán lại chch hàng.
Thiên Lộc
Theo VNE
Ốc gai - món quà của biển Phú Quốc
Đây là loại ốc có hình dáng hơi lạ mắt, vỏ gồm nhiều gai nhọn tủa ra nên mới có tên ốc gai - thường sinh sống quanh các hải đảo vùng biển Tây Nam. Giới sành hải sản rất thích loại ốc này nhờ thịt nhiều, béo và ngọt.
Ngay những ngư dân ở Phú Quốc mỗi lần đánh bắt được loại ốc gai cũng thường dùng để ăn chứ không bán, coi đó là món quà của biển.
Theo kinh nghiệm của ngư dân ở các bãi Khem, bãi Sao - Phú Quốc, muốn bắt ốc gai người ta phải dùng tay để mò hoặc cào lưới đánh bắt chung với cá. Ốc gai tương đối hiếm nên ít bày bán ở các cửa hàng hải sản như các loại ốc khác. Ra Phú Quốc, Hòn Tre hoặc Hòn Nghệ, muốn ăn loại ốc này thì phải dặn trước các ghe lưới mới có.
Ốc gai vừa đánh bắt được dưới biển Phú Quốc. Ảnh: Thiên Lộc.
Ốc gai có nhiều cách chế biến khác nhau như nướng, luộc, xào tỏi, hấp gừng, trộn gỏi, nhưng thông thường nhất là ăn nướng hoặc luộc, vừa thơm ngon, vừa tiện lợi và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ốc bắt được chỉ cần rửa sạch là có thể chế biến ăn liền. Nếu muốn ăn luộc thì rất đơn giản, chỉ cần cho tất cả ốc vào nồi, đổ ít nước, chút muối và cho thêm vài tép sả rồi đậy nắp lại, nấu sôi độ 15 phút là chín.
Món ốc gai nướng có mùi vị thơm ngon độc đáo. Trước khi ăn nên chọn những con vừa nướng chín rồi dùng chiếc tăm tre nhọn khều thịt ra, mùi thơm xông lên tận mũi đủ kích thích vị giác, làm mọi người háo hức muốn vào cuộc. Thịt ốc có màu trắng đục, no tròn, cho vào miệng nhai từ từ sẽ cảm thấy vừa béo, vừa dai dai, giòn giòn, hương vị đậm đà khác hẳn với mùi vị của ốc mỡ, vọp hoặc nghêu, sò.
Ốc gai luộc chung với ốc mỡ. Ảnh: Thiên Lộc.
Nước chấm ốc gai rất đa dạng, tùy theo điều kiện và người chế biến, đơn giản nhất là chấm muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua cay. Người thích cầu kỳ thì có thể dùng nước chấm cơm mẻ, nước mắm hòn dầm ớt hiểm xanh hoặc nước mắm sả ớt vừa cay cay, nồng nàn, vừa lạ miệng.
Thiên Lộc
Theo VNE
Dơi - món khoái khẩu của dân nhậu miền Tây Dân miền Tây phân biệt hai loại dơi chính: dơi sen và dơi quạ. Dơi quạ là dơi đen và to con hơn, dơi sen màu lông chuột. Theo lời truyền tụng của người dân miền Tây, hai loại dơi này đều xấu và hôi, nhưng dơi bắt được ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm. Vào khoảng chập tối, một nhóm...