Mùa mưa ở TP.HCM, Nam bộ kéo dài đến khi nào?
Gần đây, TP.HCM thường xuất hiện mưa rào vào buổi chiều tối, nhiều ngày có mưa rất to, gây ngập một số tuyến đường.
Mùa mưa ở TP.HCM, Nam bộ kéo dài đến khi nào?
Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 8.10, một số khu vực tại TP.HCM xuất hiện mưa rào. Đây là cơn mưa xuất hiện vào buổi chiều tối liên tiếp trong cả tuần qua trên địa bàn.
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, vào lúc 15 giờ 30 phút, mây giông đang phát triển mạnh gây mưa rào kèm theo giông và sét cho huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, TP.Thủ Đức và các quận trung tâm của TP.HCM.
Mùa mưa ở TP.HCM, Nam bộ năm nay dự báo kết thúc vào đầu hoặc giữa tháng 11 – sớm hơn mọi năm . Nhật Thịnh
Lượng mưa phổ biến từ 10 – 20 mm, có nơi trên 25 mm. Trong cơn giông người dân cần đề phòng sét và gió giật mạnh khoảng cấp 5 – 6 (tức là từ 8 – 14 m/giây).
Mùa mưa có thể kết thúc sớm
Video đang HOT
Theo số liệu so sánh của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, năm 2023 khu vực có ngày bắt đầu mùa mưa hầu hết tập trung trong tuần đầu tháng 5, sớm hơn trung bình nhiều năm từ 1 – 15 ngày. Một số nơi ở phía bắc của Đông Nam bộ bắt đầu mùa mưa từ tháng 4 và một vài nơi ở miền Tây bắt đầu mùa mưa vào tuần giữa tháng 5.
Riêng Sở Sao ( Bình Dương) có mùa mưa đến sớm hơn 20 ngày và một số nơi ở miền Tây như Mỹ Tho (Tiền Giang), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu muộn hơn trung bình nhiều năm từ 1 – 3 ngày.
Ngày bắt đầu mùa mưa năm 2022, 2023 và trung bình nhiều năm trên khu vực Nam bộ
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ
8 tháng đầu năm 2023, Nam bộ có xu hướng mưa không đồng đều. Đơn vị này cho hay, có khoảng 60% số trạm phân tích có tổng lượng mưa trong 8 tháng đầu năm cao hơn trung bình nhiều năm, từ khoảng 12 – 270 mm, riêng Vị Thanh (Hậu Giang) cao hơn 335 mm.
40% số trạm còn lại thấp hơn trung bình nhiều năm từ 30 – 300 mm, trong đó Đồng Xoài (Bình Phước) thấp hơn 458 mm.
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cũng cho hay, ngày bắt đầu mùa mưa trong các năm 2015, 2016, 2019 và 2020 muộn hơn mọi năm (là đặc trưng của năm El-Nino). Năm 2022 hầu hết bắt đầu mùa mưa sớm hơn (là đặc trưng của năm La-Nina).
“Thời kỳ bắt đầu mùa mưa của năm 2023 nằm trong giai đoạn chuyển pha của ENSO nên ngày bắt đầu mùa mưa không đồng nhất trên toàn khu vực.
Ngày kết thúc mùa mưa trong các năm 2015, 2019, 2020 sớm hơn trung bình nhiều năm, các năm 2016 và 2022 đa phần kết thúc mùa mưa muộn hơn”, đơn vị này thông tin.
Tổng lượng mưa từ tháng 1 – tháng 8 năm 2023 và trung bình nhiều năm
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ
Các số liệu cũng cho thấy, năm 2022 tổng lượng mưa cao hơn mọi năm. Năm 2019 và 2023 xu hướng mưa không đồng đều ở trên khu vực. Theo dự báo, mùa mưa năm 2023, có khả năng kết thúc vào khoảng đầu và giữa tháng 11, sớm so với mọi năm.
Dự báo trong tháng 10 có thể xuất hiện vài đợt mưa diện rộng nữa còn xảy ra trước khi kết thúc mùa mưa bước vào mùa khô.
Dự báo ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, đỉnh triều cao nhất tháng ở mức cao trong 3 tháng cuối năm và tháng 1.2024. Mực nước đỉnh triều cao nhất năm 2023 có thể xuất hiện giữa tháng 12.2023 (tức đầu tháng 11 âm lịch), ở mức cao hơn báo động 3 từ 0,10 – 0,20 m.
Mưa lớn tại Bình Phước làm ngập nhiều nhà cùng hàng trăm ha cây trồng
Trận mưa lớn kéo dài đến rạng sáng 30/9, khiến nhiều ngôi nhà cùng hàng trăm ha cây trồng, nhiều vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Phước bị ngập sâu, gây thiệt hại nặng nề.
Nhiều ngôi nhà trên địa bàn huyện Phú Riềng ngập sâu trong nước.
Trận mưa lớn kéo dài từ khuya 29/9 đến rạng sáng 30/9, xảy ra tại địa bàn các xã Long Hà, Long Bình, Bù Nho của huyện Phú Riềng làm khoảng 40 căn nhà của người dân sinh sống bị ngập nặng, một số tuyến đường bị chia cắt. Ngoài ra hàng chục ao cá bị ngập, ảnh hưởng nhiều diện tích cây trồng.
Mưa lớn kéo dài trong đêm 29/9 đến rạng sáng 30/9 còn làm ngập sâu nhiều khu vực của xã Quang Minh, thị xã Chơn Thành.
Trong đó, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là ấp Ruộng 3. Hiện nơi đây có hơn 100 ha cây trồng bị ngập sâu trong nước. Ngoài cây cao su, có hơn 50ha cây ăn trái các loại như sầu riêng, vú sữa, mít, ổi vừa xuống giống và đang khai thác bị ngập nặng. Một số cây trồng bị nước cuốn trôi, số khác thất thu do ngập nước, thối bông, thối trái. 2 trại gà và 1 trại heo cũng bị ảnh hưởng nặng.
Lãnh đạo xã Quang Minh cho biết, tình trạng ngập úng này cứ mùa mưa đến lại tái diễn. Nước rút rất chậm, nguy cơ cây chết rất cao. Nguyên nhân chủ yếu do nước từ phía trên các lô cao su thuộc ấp Tranh 3, xã Tân Quan, huyện Hớn Quản đổ dồn về nhưng không có lối thoát. Thị xã Chơn Thành đã đầu tư một cống tiêu thoát nước cho địa phương, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế.
Lực lượng chức năng huyện Phú Riềng kịp thời có mặt sau mưa lũ để hỗ trợ di dời người và tài sản.
Ngay trong sáng 30/9, các lực lượng dân quân, công an và người dân khu vực lân cận tập trung giúp các hộ bị ngập kê cao tài sản, di chuyển người già và trẻ em ra khỏi khu vực ngập.
Lãnh đạo huyện Phú Riềng chỉ đạo cho các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai huyện và các đơn vị triển khai công tác trực ban, 10 xã phải theo dõi sát tình hình, xử lý kịp thời, không để xảy ra thiệt hại về người, hạn chế thiệt hại về tài sản, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ.
Mưa lớn khiến 6 người chết và mất tích ở Bắc Bộ và Trung Bộ Mưa lớn ở Trung Bộ và Bắc Bộ đã làm 3 người chết, 3 người mất tích, gây nhiều thiệt hại về nông nghiệp, gây ách tắc giao thông. Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sơn La, mưa lớn những ngày qua đã làm 3 người chết, 3 người mất tích. Mưa lớn gây...