Mùa mưa lũ lịch sử khiến miền Trung thiệt hại 36.000 tỷ đồng
Năm 2020, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất xảy ra trên diện rộng tại khu vực miền Trung gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản.
Ước tính thiệt hại về kinh tế lên tới hơn 36.000 tỷ đồng.
Chiều ngày 26/11, tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai tổ chức hội nghị công tác phòng chống thiên tai năm 2021 tại các tỉnh miền Trung.
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hải – Phó cục trưởng Cục ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai cho biết, năm 2020, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất xảy ra trên diện rộng tại khu vực miền Trung gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản. Ước tính thiệt hại về kinh tế lên tới hơn 36.000 tỷ đồng.
Từ giữa tháng 9/2021 đến nay, khu vực miền Trung chịu ảnh hưởng liên tiếp 4 cơn bão (số 5, 6, 7, 8) và 5 đợt mưa lớn với tổng lượng phổ biến từ 800-1.500mm, một số nơi mưa lớn hơn trên 2.000mm.
Ông Nguyễn Văn Hải – Phó cục trưởng Cục ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai báo cáo tại hội nghị (Ảnh: Khánh Hồng).
Theo ông Hải, bão, mưa, lũ đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản và làm ảnh hưởng đến công tác khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai, nhất là trong bối cảnh Covid-19 kéo dài, diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, công tác khắc phục hậu quả mưa, lũ năm 2020 tại một số địa phương còn chậm tiến độ, nhiều hạng mục công trình hạ tầng chưa hoàn thành.
Ông Trần Phước Hiền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, vai trò của công tác dự báo hết sức quan trọng. Nếu dự báo làm chính xác, thu hẹp được phạm vi thì công tác phòng chống thiên tai từ trung ương đến địa phương sẽ rất chủ động, thuận lợi.
Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trong năm 2020, Quảng Nam là địa phương chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, ước tính thiệt hại trên 11.000 tỷ đồng.
Ông Trần Quang Hoài – Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Khánh Hồng).
Theo ông Bửu, khi thiên tai xảy ra thì “4 tại chỗ” cực kỳ quan trọng, đặc biệt là việc ứng cứu người bị thương, rất hiệu quả.
“Ví dụ như xã A gặp thiên tai thì xã B đến hỗ trợ. Sự giúp đỡ của người dân với nhau cực kỳ quan trọng, góp phần giảm thiểu sức tàn phá của thiên nhiên”, ông Bửu nói.
Ông Bửu kiến nghị cần phát huy đội xung kích cho “4 tại chỗ”, đề nghị Trung ương có khung phòng chống thiên tai thích ứng với từng vùng và đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai giúp Quảng Nam hướng giải pháp để chống ngập tại TP Tam Kỳ…
Kết luận hội nghị, ông Trần Quang Hoài – Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai – cho biết, năm 2020, thiên tai diễn ra rất phức tạp, liên tiếp 8 cơn bão đổ bộ chỉ trong một tháng rưỡi. Lượng mưa lớn chưa từng có được ghi nhận.
May mắn là trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như sự vào cuộc của chính quyền địa phương nên đã kịp thời sơ tán người dân để ứng phó với thiên tai nên thiệt hại được giảm thiểu nhiều.
Theo ông Hoài, thiên tai ngày càng diễn biến phức, nền kinh tế – xã hội ảnh hưởng bởi thiên tai ngày càng nặng nề hơn… Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên trách về phòng chống thiên tai thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu về nhân lực, trang thiết bị, bộ máy phục vụ.
Ông Hoài cho hay, hiện các địa phương đang xây dựng quy hoạch triển kinh tế – xã hội và rất mong các địa phương lồng ghép phòng chống thiên tai vào, đối với miền Trung việc này rất quan trọng.
Trước ý kiến cho rằng dự báo thiên tai còn quá rộng, thời gian dự báo quá dài, ông Hoài xác nhận: “Công tác dự báo thật sự còn rất khó khăn, kể cả với các quốc gia phát triển trên thế giới. Chúng tôi cần tăng cường hơn nữa để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn”.
Mưa lũ gây thiệt hại cho miền Trung hơn 36.000 tỉ đồng
Hội nghị về Phòng chống thiên tai năm 2021 diễn ra tại TP.Đà Nẵng chiều nay với sự tham dự của 10 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.
Thông tin tại hội nghị cho biết trong năm 2020 mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại cho miền Trung hơn 36.000 tỉ đồng và làm 249 người chết, mất tích...
Chiều 26.11, tại TP.Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai tổ chức Hội nghị về Phòng chống thiên tai năm 2021 tại các tỉnh miền Trung. Tham dự hội nghị có 10 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và một số bộ ngành. Hội nghị nhằm đánh giá các kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, trao đổi về các chế độ chính sách mới có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và những công việc cần triển khai ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
Sạt lở kinh hoàng ở xã Trà Leng (H.Nam Trà My, Quảng Nam) hồi cuối tháng 10.2020 đã cướp đi sinh mạng 18 người, đến nay vẫn còn 14 người mất tích. Ảnh HUY ĐẠT
Kiến nghị ổn định hạ tầng tránh lũ ở miền núi
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, năm 2020, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng xảy ra tại khu vực miền Trung, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, làm 249 người chết, mất tích; 1.531 nhà sập, 239.341 nhà bị hư hại, tốc mái, 473.449 lượt nhà bị ngập; nhiều công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, dân sinh bị hư hỏng, sạt lở. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỉ đồng.
Toàn cảnh Hội nghị về Phòng chống thiên tai năm 2021 diễn ra tại TP.Đà Nẵng. Ảnh Đ.X
Ông Trần Văn Mẫn, Phó chủ tịch H.Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, do ảnh hưởng của bão số 9 trong năm 2020, địa phương đã gánh chịu hậu quả nặng nề, với nỗi đau, sự mất mát lớn chưa từng có trong 60 năm qua.
Theo ông Mẫn, vụ sạt lở kinh hoàng tại xã Trà Leng vào cuối tháng 10.2020 làm tử vong 18 người, 14 người mất tích và 33 người bị thương. Các khu dân cư tại miền núi bị sạt lở uy hiếp nghiêm trọng.
"Chúng tôi đã phải tức tốc di dời hơn 2.000 hộ dân, 95 ngôi nhà sụp đổ, trên 700 ngôi nhà tốc mái, hệ thống hạ tầng, giao thông bị sạt lở nghiêm trọng", ông Mẫn thông tin.
Lượng mưa, lũ tại Quảng Nam trong mùa mưa năm 2020 lớn chưa từng có trong 60 năm qua, gây sạt lở kinh hoàng tại xã Trà Leng, H.Nam Trà My. Ảnh HUY ĐẠT
Theo Phó chủ tịch H.Nam Trà My, năm 2021, địa phương càng gặp khó khăn hơn khi phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống thiên tai vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
"Trà Leng hiện vẫn còn bị ảnh hưởng rất lớn khi đỉnh lũ cao uy hiếp nhiều trường học, nhà ở của người dân. Địa phương rất cần sự quan tâm trong việc hỗ trợ khu dân cư, ổn định hạ tầng phục vụ cho người dân...", ông Mẫn kiến nghị.
Sạt lở núi, người dân nghẹn ngào rời bỏ ngôi nhà gắn bó hàng chục năm
Tích cực trồng rừng ứng phó thiên tai
Nhận định về sự tàn phá do thiên tai, ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trong thời gian qua, khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam là nơi gánh chịu rất nhiều thiệt hại vì thiên tai, nhất là sự ảnh hưởng trực tiếp do hiện tượng biến đổi khí hậu gần đây.
Theo ông Bửu, trong năm 2020, khi thiên tai xảy ra, địa phương thấy rằng, phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống thiên tai là cực kỳ quan trọng.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh Đ.X
Vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã thông qua 2 Nghị quyết HĐND, sắp xếp di dời dân cư đến 7.000 hộ và đặc biệt là vùng nguy cơ sạt lở trên vùng núi và giảm thiểu di dân trong điều kiện vừa phòng chống bão vừa phòng chống Covid-19. Chủ trương trồng rừng là giải pháp lâu dài trong phòng chống thiên tai tại địa phương.
Bộ đội tìm thấy thi thể nằm sâu trong đất đá ở vụ sạt lở kinh hoàng tại Trà Leng. Ảnh HUY ĐẠT
"Quảng Nam đang tích cực trồng rừng để làm sao vừa đảm bảo kinh tế cho người dân vừa phòng chống được thiên tai. Chúng tôi khuyến khích người dân trồng sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh không những đem lại kinh tế cho người dân mà ở đâu có tán rừng thì nơi đó mới trồng sâm được. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trồng cây dổi trong rừng, hạt và gỗ dổi đều mang lại lợi ích kinh tế. Đặc biệt là dưới tán dổi có thể trồng dược liệu", ông Bửu thông tin.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai cho hay, các địa phương khẩn trương hoàn thành các công trình khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xóa tạm cấp. Huy động nguồn lực khắc phục hậu quả mưa lũ từ tháng 9 đến tháng 11.2021 vừa qua.
Bên cạnh đó, địa phương khu vực miền Trung sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ còn có thể xảy ra trong tháng 12.2021, đảm bảo an toàn về người và sản xuất...
Bình Phước: Khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lớn kèm gió lốc Ngày 7/11, thông tin từ UBND xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú (Bình Phước) cho biết, lực lượng chức năng địa phương đã xuống kiểm tra hiện trường, cùng người dân khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lớn kèm gió lốc xảy ra vào tối 6/11. Hiện trường cây bị gãy đổ do gió lốc. Theo báo cáo nhanh của UBND...