Mùa “mưa” điểm số
Một cô giáo THPT mới đây đã viết lên facebook cá nhân những điều sâu thẳm từ lòng mình với tư cách là một người đứng trên bục giảng phải dõi theo và chịu trách nhiệm về những “sản phẩm” tâm hồn mà mình đã góp công nhào nặn.
(Ảnh minh họa)
Đó là câu chuyện về những “cơn mưa” điểm số, mà cô là một trong những người dù không muốn, nhưng đang phải góp phần làm nên “cơn mưa” ấy.
Nhưng biết làm sao được, chả lẽ mình lại gây khó khăn với học trò của mình. Biết đâu lứa tuổi của chúng chưa hiểu hết, lại oán hận cô giáo. Nhưng rõ là sau mỗi lần ghi điểm vào học bạ cô lại thấy ớn lạnh trong người. Có sự thiếu dũng cảm và cả thiếu trách nhiệm của người làm thầy, làm cô trong những “cơn mưa” điểm ấy không?
Khi điểm số trong những cuốn học bạ còn đóng vai trò quan trọng trong việc “ vượt vũ môn” cuối cấp của học trò, vì thành tích của cả một tập thể, dù không đành lòng, nhưng chắc chắn nhiều giáo viên sẽ phải cân nhắc khi cầm bút.
Đánh giá đúng năng lực học sinh, cho điểm số đúng với học lực có thể làm các em mất đi cơ hội trước mắt, nhưng chúng sẽ không bị huyễn hoặc lâu dài.
Video đang HOT
Những điểm số cao chót vót so với năng lực thực tế của nhiều học sinh khiến cuốn học bạ của các em đẹp hơn, dùng để xét vào nhiều trường đại học, trường điểm, giúp nhiều em học lực yếu vượt qua kỳ thi tốt nghiệp, nhưng chỉ có thế.
Những con điểm ấy rồi sẽ qua nhanh, khi các em đậu tốt nghiệp, vào đại học rồi liệu có còn nhớ đến chiếc “phao cứu sinh” ấy không, hay là nó sẽ trở thành một điều gì đó, thậm chí nuôi dưỡng thói ỷ lại, sự chờ đợi mà chúng nghĩ rằng thầy, cô giáo sẽ đem đến cho chúng khi cần. Lớn hơn sẽ là thói gian dối và tự phụ…
Vì thành tích sẽ khó có chỗ đứng cho sự đề cao tính trung thực, trong khi sự trung thực lại là thứ tối cần, được xem như tín điều trong trường học.
Nghịch lý ấy đang mặc nhiên tồn tại ở nhiều môi trường sư phạm khi mà ít giáo viên và trường học nào muốn thành tích của mình thua kém cả.
Thêm một cái tặc lưỡi khi cả làng tặc lưỡi có sao đâu, nhưng nó lại chính là nỗi niềm, mà tôi tin rằng khiến cho cô giáo kia phải day dứt viết lên trang cá nhân của mình, rồi lại xóa đi, bởi cô biết viết như thế dường như mình đang làm điều khác biệt, dễ bị chỉ trích của học sinh, thậm chí là người quản lý.
Tuần này hầu hết trường học sẽ tổng kết năm học, những cuốn học bạ cuối cấp rồi sẽ được trả cho học sinh để các em dùng vào việc thi, việc xét tuyển…
Và như thường lệ nhiều người tin rằng sẽ không có nhiều cuốn học bạ xấu, những “cơn mưa” điểm số trong những cuốn học bạ không hiếm.
Khi mà cách đánh giá năng lực học sinh còn chưa thay đổi, thì điểm số vẫn phải là thước đo số một. Nó đang khiến tạo ra sự day dứt và giật mình.
Nam sinh làm clip Tiktok 'gây bão' mạng xã hội: Có ai thấu hiểu nỗi niềm khi thiếu 0,1 điểm!
Thời đi học, mấy ai mà không một lần nếm trải cảm giác thi cử rồi hồi hộp đợi nhận điểm, thế nhưng quả thật một điều rằng, đời không như là mơ!
Tuổi học trò gắn liền với biết bao hồi ức, kỷ niệm đẹp, thế nên sau này dù có rời xa thầy cô, bạn bè, mái trường thân yêu thì nhiều bạn trẻ vẫn giữ mãi chúng như là một phần thanh xuân tươi đẹp trong cuộc đời của mình. Không những thế, quãng thời gian cắp sách đến trường còn gắn liền với hàng tá những câu chuyện "nhọ" hơn bao giờ hết và chỉ học sinh mới thấu hiểu được điều này.
Và một trong số những điều này đó chính là các câu chuyện về điểm số. Mới đây, một đoạn clip Tiktok được đăng tải trên mạng xã hội đã thu về hàng ngàn lượt like và bình luận. Nội dung của đoạn clip này sau đó cũng khiến cư dân mạng được một phen "cười ra nước mắt".
Theo nội dung đoạn clip, một bạn học cùng lớp đã gọi điện cho nam sinh tên Tùng thông báo về việc đã có điểm tổng kết và yêu cầu cậu bạn này hãy nhanh chóng đến xem. Trước thông báo này, chàng trai như bất chấp tất cả để chạy ngay đến trường để nhận kết quả. Biểu cảm của nam sinh cùng đoạn nhạc được chèn trong clip cũng khiến nhiều người thích thú.
Thế nhưng sau khi đến nơi, cậu bạn lại nhận được một tin "sét đánh" từ người bạn của mình, nội dung của câu nói này đã chạm đến nỗi đau của bao thế hệ học trò: "Tao xem điểm cho mày rồi. Tao rất tiếc, mày còn thiếu 0,1".
Biểu cảm ngã khụy xuống sàn sau khi nhận bảng điểm tổng 7,9 là nỗi đau mà không ít học sinh đã từng trải qua. Ngay bên dưới phần bình luận, cộng đồng mạng đã để lại những cảm xúc thích thú pha lẫn hài hước của mình.
- "Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau này, chỉ có những đứa học sinh khá như mình mới hiểu".
- "Nhọ nhất là các môn đều đạt điểm giỏi, xuất sắc, nhưng bị một môn khống chế, điều này cũng không thua kém gì so với chuyện điểm tổng kết được 7,9".
- "Cảm giác này theo mình tới tận thời đại học, 4 điểm là qua môn, nhưng cuối cùng lại rớt khi chỉ được 3,9".
Học trò tranh cãi nảy lửa với câu hỏi "Đây là điểm mấy", chuyện tưởng dễ nhưng khi nhìn vào bức hình thì ai cũng phải lắc đầu 7 hay là 8 khi giả thiết nào cũng có tỷ lệ 50-50... Một điểm số cô chấm mà trò tranh cãi vì không biết đây là điểm 7 hay điểm 8 khi con số lại cho thấy 2 hình ảnh mà góc nào cũng đúng. Điểm số gây tranh cãi. Người thì bảo đây là số 7 viết nhanh, người bảo 8,...