Mua mía, đừng cứ cây to thì lấy, người trồng mách 3 mẹo chọn mía vừa ngọt lại nhiều nước
Đảm bảo với những mẹo này bạn sẽ sở hữu những cây mía không chỉ ngọt mà còn rất nhiều nước, làm gì cũng ngon.
Mía là loại cây có vị ngọt, không chỉ sản xuất ra đường mà nó còn giúp giải khát rất tốt. Ngoài việc ép mía lấy nước uống thì bạn có thể làm nhiều món ăn từ mía chẳng hạn như mía hấp quế, mía ướp hoa bưởi, mía nướng, cá kho mía… Mỗi món ăn đem lại hương vị và sức hấp dẫn khác nhau. Ngay bản thân nước mía cũng có nhiều biến thể. Chẳng bạn như bạn có thể uống nước mía vắt thêm ít quất rất thơm. Hoặc cũng có thể thêm trân châu hoặc sầu riêng uống kèm cũng vô cùng thú vị.
Khi mua mía, nhiều người thường có tâm lý cứ thấy cây to là chọn vì cho rằng sẽ ngọt và nhiều nước. Thực tế, người trồng mía lại mách, mua mía, đừng cứ thấy cây to là chọn, vì chưa chắc nó đã ngọt như bề ngoài hấp dẫn của nó. Dưới đây là 3 mẹo chọn mía người đầu bếp mách, bạn có thể tham khảo:
Không chọn những cây quá to
Người trồng chia sẻ, không phải vì cây mía càng to mà nó sẽ ngọt và ngon. Việc bạn nên làm là chọn những cây mía vừa phải, không quá dày mình nhưng phải mẩy. Những cây mía như vậy có nhiều nước và vị ngọt tương đối.
Đồng thời phải chọn những có thân hơi thẳng sẽ càng ngon hơn.
Khi mua mía, cần quan sát vỏ. Nói chung, vỏ mía càng mịn có nghĩa là nó đủ độ ẩm và nhiều nước. Có vị ngọt tương đối. Đồng thời khi mua mía, bạn có thể thấy có một lớp phấn trắng như sương muối bám bên ngoài. Thực chất lớp phấn này là do mía tiết ra, càng nhiều phấn chứng tỏ mía càng tươi, mới được chặt, những cây như vậy bạn nên chọn.
Ngược lại, khi sờ vào những cây mía mà thấy vỏ sần sùi, thô ráp, chứng tỏ ít nước, cứng, bạn không nên chọn. Ngoài ra khi mua nhớ quan sát rõ, nếu thấy lõi mía có màu đỏ là chứng tỏ mía đã bị sâu và hư hỏng tốt nhất nên tránh.
Nhìn vào các đốt của mía
Video đang HOT
Lúc chọn mía, bạn cũng nên quan sát cả phần đốt mía. Nói chung, các khớp càng ngắn thì nước mía càng ít, mùi vị không đặc biệt, cũng kém ngọt hơn. Những cây này mía thường bị cứng.
Nên chọn những cây có đốt dài, như vậy mía sẽ nhiều nước, đặc biệt ngọt và ngon.
Nếu bạn đã mua được mía ngon, ngoài cắt khúc ăn trực tiếp, bạn có thể tham khảo các cách chế biến mía dưới đây:
1. Cá kho mía
Nguyên liệu:
- 3 – 4 khúc cá ngon (bạn có thể chọn cá trắm, cá chim, cá cam, cá nục… tùy ý), 1 túi mía đã trẻ và cắt khúc nhỏ (khoảng 10 khúc)
- Gia vị: nước mắm, muối vừa đủ
- Hành, tỏi, tiêu, nước hàng
Cách làm:
- Các khúc cá đem rửa sạch, ướp với hành khô băm nhỏ, tỏi băm nhỏ, nước mắm, muối vừa đủ. Ướp trong khoảng 20-30 phút cho ngấm.
- Cho cá vào chảo có láng chút dầu, chiên sơ vàng hai mặt cá.
- Cho mía vào nồi sạch, thêm khoảng 1 lít nước, nấu mía lên cho mía ra nước ngọt.
- Cho cá đã chiên và 1 nồi, thêm nước hàng vào, sau đó đổ nước mía đã đun vào cùng vài khúc mía. Bạn có thể nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Đun sôi ở lửa lớn sau đó hạ lửa, đun liu riu khoảng 30-40 phút cho cá chín mềm. Lúc này có thể thêm chút tiêu cho thơm, hành lá. Cho cá kho mía ra đĩa, ăn cùng cơm nóng.
- Cá kho mía có vị đậm đà của gia vị, có vị ngọt dịu và thơm mùi mía rất hấp dẫn.
2. Mía hấp quế
Chuẩn bị: Vài thanh quế, 1 túi mía đã róc vỏ và chặt khúc nhỏ (khoảng 20 khúc)
Cách làm:
- Cho quế vào nồi nước, đun sôi.
- Cho mía vào sửng, đặt sửng vào nồi nước. Sau đó hấp mía khoảng 15-20 phút để hương quế quyện vào mía vừa thơm ngọt lại thú vị. Mía hấp lên cũng có vị ngọt đặc biệt.
Đây là món ăn chơi không phải ai cũng biết, bạn hãy thử nhé!
Hết mặn mà với mía
Mía đường đang vào vụ thu hoạch rộ nhất. Giá thu mua mía nguyên liệu tăng so với năm trước, thế nhưng những hộ có diện tích nhỏ lẻ không còn mặn mà với cây mía.
Mía không còn "ngọt"
Tháng 3, cái nắng dường như gay gắt hơn trên những ruộng mía khô khốc đã đến lúc thu hoạch. Con đường nội đồng nối xã Ninh Xuân qua Ninh Thân (thị xã Ninh Hòa) ngút tầm mắt bởi cây mía đường. Tuy nhiên, giữa vùng mía đường ở độ thu hoạch, không khí lại vắng vẻ, thật khó khăn chúng tôi mới tìm được vài người đang chặt mía. Bắt chuyện ông Trần Tới đang thu hoạch mía ở khu vực Phước Lâm, xã Ninh Xuân, ông cho biết: "Bây giờ, bọn trẻ đi làm công nhân hết nên khó thuê được người chặt mía. Vợ chồng tôi có 2ha mía nhưng năm nay chỉ làm 1ha, thuê không ai chặt. Vợ chồng tôi tự chặt khoảng 1 tuần mới xong, sản lượng chắc được 4 tấn".
Người dân thu hoạch mía.
Cách rẫy mía ông Tới không xa, gia đình bà Lê Thị Kim Phi cũng đang thu hoạch mía. Bà Phi cho biết: "Nhà tôi có 4ha mía, đăng ký với nhà máy đường chỉ 30 tấn mà chưa biết có đạt nổi không. Năm nay mưa ít, nắng nhiều, vùng này không chủ động được nguồn nước nên thất thu hết. Vụ mía năm nay tuy giá nhỉnh hơn năm trước nhưng do năng suất thấp nên phần lớn nông dân vẫn thua lỗ".
Thời điểm này, những diện tích mía bảo đảm nguồn nước, đầu tư tốt, thuận tiện giao thông cũng chỉ cho thu nhập khoảng 12 triệu đồng/ha. Như vậy, người dân phải trồng diện tích lớn mới có thể sống nhờ cây mía, trong khi diện tích trồng mía của đa số các hộ ở vùng mía Ninh Thân, Ninh Thượng, Ninh Tây không quá lớn, phổ biến 1 - 3ha. Ông Đặng Văn Huy có 25ha mía ở xã Ninh Tân cho biết, ông có 15ha chủ động nước tưới. Với diện tích này, năng suất bình quân mía tơ khoảng 80 tấn/ha, mía lưu gốc 60 tấn/ha. Ở những diện tích phụ thuộc nước trời, hầu hết chỉ đạt chưa đầy 40 tấn/ha. Niên vụ này, 25ha đạt sản lượng 1.200 tấn mía, gia đình ông thu lợi nhuận 210 triệu đồng. "Trồng mía không lãi bao nhiêu, chỉ hơn nhau nhờ diện tích lớn. Vì thế, xã Ninh Tân bây giờ chỉ còn ít hộ trồng mía; phần lớn chuyển sang trồng cây khác, bỏ không, cho thuê, thậm chí bán luôn rẫy mía để chuyển sang làm nghề khác", ông Huy chia sẻ.
Cây mía ở vùng Ninh Xuân - Ninh Thân chỉ cho năng suất dưới 10 tấn/ha.
Định hướng mới
Theo ông Trần Tới, xong vụ mía này, ông quyết định chuyển hết sang trồng mì vì 1ha mì mỗi năm lời được tầm 6 - 7 triệu đồng, tuy không cao nhưng chắc ăn hơn mía. Một số hộ nông dân khác chuyển sang trồng keo như một giải pháp bất đắc dĩ trong quá trình thoát khỏi cây mía đường.
Được biết, dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng để có thể sử dụng máy móc, cải tiến cách làm và cây giống để nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị diện tích... là những giải pháp mà nông dân thực hiện trong những năm qua. Thực tế, những hộ canh tác hàng chục héc-ta vẫn có thể sống được từ cây mía. Những hộ này đầu tư vào kỹ thuật chăm sóc, phân bón, nước tưới để cây mía đạt năng suất hơn 60 tấn/ha. Với diện tích lớn, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, máy móc vào các khâu sản xuất cũng thuận tiện và hiệu quả cao hơn so với những hộ có diện tích nhỏ. Theo ông Đoàn Nguyễn Đại Việt - Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đường Biên Hòa - Ninh Hòa (BHS-NH), đến nay, công ty đã cùng với nông dân xây dựng được 300ha mía trồng, chăm sóc, thu hoạch hoàn toàn bằng máy móc. Niên vụ tới đây, dự kiến có thêm 50ha nữa. Đây là hướng đi cần thiết nhằm giảm công lao động, tăng năng suất, hiệu quả cho cây mía.
Cân mía tại Công ty TNHH một thành viên Đường Biên Hòa - Ninh Hòa.
Tuy nhiên, phần lớn diện tích trồng mía chưa đáp ứng được điều kiện nói trên: Diện tích nhỏ, lại nằm ở khu vực không chủ động nước tưới. Qua thống kê của ngành nông nghiệp vào năm 2019, diện tích mía toàn tỉnh khoảng 20.000ha, trong đó chỉ khoảng 20% chủ động tưới, còn lại phụ thuộc vào nước mưa. Bên cạnh đó, diện tích trồng mía cũng ngày càng thu hẹp lại. Đơn cử như vùng nguyên liệu của BHS-NH trên địa bàn tỉnh vào năm 2016 là 8.500ha; năm 2019 còn 4.500ha; niên vụ này chỉ còn 3.500ha.
Từ thực trạng nói trên, với vùng chưa chủ động nước tưới, BHS-NH đã nghiên cứu để triển khai áp dụng trong niên vụ tới kỹ thuật trồng mía trên đất đồi, khô hạn. Đó là trồng mía hố, mía rãnh để tăng khả năng giữ nước; trồng đậu xanh rồi cày vùi vào đất để hạn chế cỏ và bổ sung chất dinh dưỡng, giữ ẩm, làm tơi xốp cho đất... Đối với những vùng chủ động tưới, công ty sẽ đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ năng suất cao. Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ chi phí, kỹ thuật để đưa năng suất cây mía các thành viên trong câu lạc bộ lên bình quân 70 tấn/ha.
Theo thông tin từ UBND thị xã Ninh Hòa, hiện nay, địa phương đang tập trung thống kê, rà soát các diện tích mía kém hiệu quả, làm cơ sở để khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. Mặt khác, địa phương phối hợp với công ty đường vận động người trồng mía tham gia liên kết, xây dựng các dự án hoặc kế hoạch liên kết tại những diện tích mía đang phát triển tốt để nâng cao hiệu quả.
Hình ảnh nam sinh đứng "chết lặng" trong mưa lớn bên cạnh những cây mía ế ẩm và câu chuyện buồn khiến dân mạng xót xa Hình ảnh cậu thanh niên đứng như "chết lặng" cùng đống mía bên đường khiến bao người xót xa, thương cảm. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là bước sang năm mới Tân Sửu, thời điểm này, nhiều người tranh thủ bán hoa, cây cảnh... để mong mỏi 1 năm mới ấm no hơn. Thế nhưng năm nay, từ đêm qua (8/2), mưa...