Mua máy quay camera nhỏ đeo tay cho con, bố choáng váng với những gì xem được
Cô giáo đã có những hành động không đúng mực.
Mới đây, một câu chuyện học đường đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm, chú ý của cư dân mạng, gây ra một cuộc tranh luận lớn về cách hành xử của giáo viên đối với học sinh. Câu chuyện được kể bởi một gia đình tình khi thấy con mình có quá nhiều biểu hiện lạ.
Đây là sự vụ xảy ra tại thị trấn Wulantuga ở quận Qianguo, Trung Quốc. Gia đình nọ có con đang học lớp 4. Dạo gần đây nhận thấy con mình có nhiều cảm xúc bất thường, chính vì vậy họ đã mua một thiết bị quay phim đeo tay để con mang theo bên mình. Vị phụ huynh này nghĩ rằng bằng cách đó sẽ biết được chuyện gì xảy ra với con mỗi ngày để tìm hiểu nguyên nhân về việc con mình hay buồn bã, trầm lắng, ít nói. Và những gì mà họ phát hiện ra thật đáng sợ.
Bị cô giáo buông lời xúc phạm, học sinh căng thẳng, dẫn đến rối loạn cảm xúc, tâm lý (Ảnh minh họa)
“Đầu em rống tuếch à?”; “Em không có não à?”; “Em thực sự là một người không có đầu óc…”… đó chính xác là những gì mà giáo viên của bé đã nói với bé mỗi ngày. Chính điều này đã tạo nên một sự rối loạn tâm lý khiến bé thành ra bất ổn như vậy.
Ngay khi phát hiện ra nguyên nhân, bố mẹ đã đưa bé đến gặp chuyên gia tâm lý. Kết quả chẩn đoán cho thấy đứa trẻ có vấn đề về tâm lý.
Nhận được phản ánh của phụ huynh, văn phòng giáo dục quận Qiangou đã thành lập nhóm điều tra ngay lập tức. Nguyên nhân câu chuyện là do học sinh không hoàn toàn bài tập nên cô giáo Lưu – người giảng dạy cháu bé đã có những lời lẽ xúc phạm, bạo lực và hành động thái quá trong quá trình tiếp xúc với học trò của mình.
Ngay sau đó cô giáo Lưu đã chịu những hình thức kỷ luật, hạ bậc hành chính, thuyên chuyển công tác. Hiệu trưởng của ngôi trường này cũng phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã không quản lý, giáo dục đạo đức nhà giáo cho các giáo viên trong ngôi trường mình quản lý. Cô giáo Lưu cũng đã gửi lời xin lỗi tới các phụ huynh và học sinh trong lớp mà mình chủ nhiệm.
Trẻ em hiện nay phải đối diện với những áp lực học hành rất lớn, giáo viên và gia đình cần có những biện pháp dạy hợp lý để không làm ảnh hưởng tới cảm xúc và sự phát triển lành mạnh của trẻ (Ảnh minh họa)
Làm cha mẹ, sự nhạy cảm và thấu hiểu con cái là điều rất quan trọng. Để nhận ra những dấu hiệu khi con mình đang bị bạo hành ở trường về tinh thần mà không cần đến máy quay nhỏ như ông bố này, phụ huynh có thể chú ý quan sát con:
Video đang HOT
Theo các nghiên cứu của The National Child Traumatic Stress Netwwork (Hệ thống trẻ em bị chấn động mạnh quốc gia) của Mỹ, việc trẻ bị bạo hành có thể dẫn đến các nguy cơ sau:
- Tất cả những hành động như đánh đập, vùi dập, làm nhục… đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị cẳng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất… ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
- Khi bị bạo hành hoặc nhìn thấy những đứa trẻ khác bị bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình.
- Thiếu tin tưởng vào mọi người.
- Sống khép kín, gặp trở ngại trong giao tiếp xã hội.
- Mặc cảm, thiếu tự tin vào bản thân.
- Hung hăng, bạo lực với mọi người, thậm chí có hành vi tự hại. Luôn muốn tự làm đau mình để giảm stress căng thẳng.
- Khi liên tục bị đánh đập, hành hạ hoặc bị làm nhục dưới mọi hình thức, trẻ trở nên mất lòng tự trọng, lì lợm, ngang bướng, và không còn coi chuyện vi phạm lỗi là quan trọng.
Đón con gái lớp 4 đi học về, mẹ run bần bật khi nhìn thấy đỉnh đầu con, cuống cuống lên mạng nhờ các phụ huynh cứu giúp
Thấy con có nhiều biểu hiện lạ trên đường đi học về, chị Hồng vội vàng dừng xe lại để kiểm tra.
"Vị khách lạ" bò lổm ngổm trên đầu
Với gia đình chị Hồng (Hà Nội), 2 tuần vừa qua thực sự là cơn ác mộng. Con gái chị năm nay học lớp 4 tại một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai. Trong một lần đón con tan học, chị Hồng phát hiện con gãi đầu xoành xoạch và liên tục than ngứa.
"Tôi cứ ngỡ hôm trước con gội đầu không sạch, còn sót lại xà phòng nên bảo "Tí về mẹ gội đầu lại cho". Nhưng đi đường con 5 lần 7 lượt đòi gỡ mũ bảo hiểm ra để gãi đầu. Hoảng quá, tôi dừng xe xem con bị làm sao thì bắt ngay được hai con... chấy đang lổm ngổm chui ra từ đường chân tóc", chị Hồng chia sẻ.
Bà mẹ này cho biết thêm, vì con đã học lớp 4 nên chị cho tự làm các công việc vệ sinh cá nhân, bao gồm gội đầu. Mỗi sáng con chị cũng tự chải tóc, buộc tóc đi học.
Con chị Hồng bị chấy. (Ảnh minh họa)
Cũng chính vì con tự lập nên chị Hồng không phát hiện con bị chấy sớm. Sau một hồi điều tra, chị biết được con bị lây từ bạn cùng lớp: "Có lẽ tụi trẻ con ngồi túm tụm, chụm đầu lại với nhau nên mới bị lây. Hỏi ra mới biết không chỉ con tôi mà còn một bé khác nữa cũng bị".
Thương con ngứa ngáy nên chị Hồng lên mạng "cầu cứu" các phụ huynh khác cách diệt chấy nhanh. Suốt 1 tuần lễ, tối nào chị và bà ngoại cũng xúm vào chải lược bí cho con. Chải xong 3 lượt lại ngồi vạch đầu, tuốt từng tràng chứng chấy bám trên tóc. Chị Hồng cũng đặt mua dầu gội trị chấy cho con, gội đều đặn và thay luôn vỏ gối.
Tối nào chị Hồng cũng phải chải chấy cho con. (Ảnh minh họa)
"Con mình bị chấy khá nhiều. Có hôm đang ngồi dạy con học bài, mình thấy 1 con đang bò lổm ngổm ngay đỉnh đầu. Mà con cũng ngứa quá nên không tập trung được. Con cứ vừa viết bài, vừa gãi. Mẹ cũng lo nơm nớp, sợ con gãi thì văng chấy ra người mẹ. Thế là thôi! Bỏ tạm sách vở sang một bên, cả bà cả mẹ vồ lấy đầu con để tuốt chấy.
Mình cũng dặn con: "Đến lớp nói chuyện với các bạn thì được nhưng nghiêm cấm chụm đầu", chị Hồng hài hước kể lại. Để phỏng tránh con lây chấy sang những thành viên khác trong gia đình, chị Hồng còn giặt riêng quần áo của con gái bằng nước nóng và phơi khăn mặt, khăn tắm của con sang một góc riêng.
"Sau 1 tuần "điều trị" thì con mình hết chấy. Nhưng sau đó thì mình lại bị. Chẳng hiểu sao lúc trị chấy cho con đã cẩn thận hết mức mà vẫn bị lây. Chỉ khổ cho mẹ đẻ mình, suốt 2 tuần lễ hết bắt chấy cho cháu lại đến bắt chấy cho con. Nghĩ lại mấy hôm đấy mà hãi quá. Sao trên đời có cái giống ký sinh kinh khủng thế!", bà mẹ này rùng mình nhớ lại.
Làm thế nào để trẻ không bị lây chấy ở trường học
Không chỉ riêng con chị Hồng mà nhiều đứa trẻ khác cũng bị lây chấy khi đi học. Dù là trẻ nông thôn hay thành thị thì vẫn có nguy cơ lây chấy như thường.
Theo đó, chấy là loại côn trùng hút máu để sống, có kích thước khoảng 2mm với 3 cặp chân có móc dùng để bám vào da đầu và tóc. Chúng sống chủ yếu trên da đầu, con cái thường đẻ từ 5 - 10 trứng/ngày dính trên tóc. Chấy có thể sống sót khoảng 2 ngày, còn trứng chấy có thể tồn tại hơn 10 ngày sau khi rơi vãi ra khỏi môi trường da đầu.
Chấy có thể gặp ở người lớn nhưng thường gặp ở trẻ em từ 3 - 12 tuổi. Đối với trẻ nhỏ, do sinh hoạt ở lớp, tiếp xúc gần gũi như ngồi học, ngủ trưa cùng nhau hay sử dụng chung một số đồ dùng như mũ, gối, chăn, bàn chải nên chuyện lây chấy dễ xảy ra.
Chấy da đầu không mang mầm bệnh. Tuy nhiên, bệnh gây ngứa rất dữ dội, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ bị chấy rất dễ bị nhiễm trùng da đầu do trẻ cảm thấy ngứa nên gãi mạnh làm tróc da.
Giải pháp ngăn ngừa lấy chấy ở trường học:
- Cho con đi thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín để bác sĩ chẩn đoán tình trạng và kê thuốc trị chấy.
- Tìm hiểu rõ nguyên nhân xem con bị lây nhiễm chấy từ đâu.
- Vệ sinh quần áo, mũ, khăn quàng và chăn màn, gối, giường chiếu sạch sẽ để loại bỏ triệt để chấy và trứng chấy còn bám lại.
- Ngâm lược, bàn chải và buộc tóc trong nước nóng (ít nhất 65 độ C) hoặc dung dịch sát trùng ít nhất 20 phút...
- Dọn dẹp sạch sẽ những khu vực có thể tiếp xúc với tóc, da đầu như ghế, sofa, đầu giường,...
- Thông báo với giáo viên và các phụ huynh khác về tình trạng bị chấy của trẻ trong lớp học để có phương pháp điều trị triệt để. Tuy nhiên cần có sự khéo léo, tránh để trẻ bị tổn thương và xấu hổ với các bạn khác trong lớp.
Bắt được phong bì của học sinh, cô giáo truy tìm danh tính ngay lập tức bởi nội dung viết trong đó Mới lớp 4 nhưng nam sinh này đã có cách thức khiến những người lớn bất ngờ, thậm chí chẳng thể tin nổi. Mới đây, trong một group đông thành viên Facebook xuất hiện bài đăng về chiếc phong bì chứa bức thư của học sinh lớp 4 gửi cho nhau. "Cô giáo của em mình lớp 4 phải gửi vào group phụ...